Công tác quản lý hóa đơn chứng từ thuế GTGT

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ GTGT tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI (Trang 57)

Chi cục Thuế thành phố Pleiku hàng năm tiến hành quản lý hóa đơn theo các nội dung sau: hướng dẫn cấp hóa đơn; tiếp nhận và kiểm tra hóa đơn; lập hóa đơn, bán ấn chỉ; thực hiện cấp phát; cập nhật theo dõi và xử lý vi phạm hóa đơn nếu có, nó được thể hiện rõ qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.5. Quy trình quản lý hóa đơn thuế GTGT tại Chi cục Thuế thành phố Pleiku

Hướng dẫn cấp hóa đơn Tiếp nhận và kiểm tra hóa đơn

Thực hiện cấp phát

Cập nhật theo dõi và xử lý vi phạm

(Nguồn: Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ)

Trên địa bàn thành phố Pleiku tình hình sử dụng hóa đơn của các hộ SXKD và doanh nghiệp trên toàn thành phố vẫn còn nhiều vi phạm và bất cập.

Mặc dù Chi cục đã cho phép các doanh nghiệp có thể tự thiết kế và in hóa đơn nhưng một số lượng khá lớn doanh nghiệp trên địa bàn vẫn muốn mua hóa đơn tại Chi cục để khỏi mất công thiết kế mẫu hóa đơn.

Chi cục thường xuyên tổ chức hướng dẫn NNT về công tác hạch toán, kế toán, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ. Xem xét duyệt mẫu hóa đơn tự in cho NNT, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng đối tượng sử dụng hóa đơn tự in, triển khai và thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý hóa đơn bán hàng theo quy định. Tổ chức thực hiện đóng dấu, ghi tên, MST của tổ chức, cá nhân mua hóa đơn ngay tại cơ quan thuế.

Bộ phận ấn chỉ của Chi cục hàng năm phối hợp với các bộ phận, Đội khác tham mưu cho lãnh đạo Chi cục ban hành quy trình về quản lý các phiếu xác minh hóa đơn và bảng kê mua, bán hàng hóa. Việc quản lý và sử dụng hóa đơn tại các doanh nghiệp đã được nâng cao, có nhiều tiến bộ, công tác hạch toán, kế toán khá đầy đủ và tương đối tốt, tuy nhiên không tránh khỏi những vi phạm và gian lận mà cơ quan thuế chưa kiểm soát hết được.

Hàng năm, Chi cục Thuế thành phố Pleiku vẫn tiến hành kiểm tra một số lượng hóa đơn nhất định, tình hình cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8. Kết quả kiểm tra hóa đơn GTGT giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số đơn vị bị kiểm tra hóa đơn 22 15 3

Số hóa đơn vi phạm 230 2313 87

(Nguồn: Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ )

Qua bảng số liệu 2.8 ta thấy: Số đơn vị vi phạm hóa đơn giảm qua các năm, năm 2014 giảm 12 đơn vị so với năm 2013, năm 2013 giảm 7 đơn vị so với năm 2012. Số tiền truy thu và xử phạt thay đổi qua các năm, năm 2012 là 87.500.000 đồng, năm 2013 là 1.302.735.914 đồng, năm 2014 là 24.17.526 đồng.

Hàng kỳ, thường là hàng tháng, Chi cục thuế thành phố Pleiku tiến hành kiểm tra một số đơn vị đã nộp hóa đơn, chứng từ về Chi cục, sau khi kiểm tra nếu phát hiện có sai sót trong quá trình in ấn hoặc sử dụng hóa đơn… Chi cục cũng đã tiến hành xác minh ngay và xử lý vi phạm nếu có.

Tình trạng gian lận về hóa đơn, chứng từ xảy ra khá nhiều, các đơn vị kinh doanh qua đối chiếu thường thấy vi phạm nhiều nhất là gian lận thuế GTGT đầu vào, mua ít hơn trên hóa đơn, bên cạnh đó là việc hạch toán, kế toán thiếu trung thực… nhưng đã được Chi cục kiểm tra và truy thu. Tuy không thể kiểm soát hết được tình trạng này, song những năm qua Chi cục cũng đã truy thu và xử phạt một số lượng lớn, góp phần giảm thiểu gian lận và tăng thu cho NSNN.

2.3.5. Xử lý tờ khai, chứng từ, xác định và ấn định số thuế GTGT phải nộp

Chi cục Thuế thành phố Pleiku tiến hành xử lý tờ khai, chứng từ và ấn định số thuế GTGT theo những nội dung sau:

Sơ đồ 2.6. Quy trình xử lý tờ khai, chứng từ, xác định và ấn định số thuế GTGT phải nộp tại Chi cục Thuế thành phố Pleiku

Hướng dẫn lập tờ khai thuế

Tiếp nhận tờ khai và ghi vào sổ theo dõi Tiến hành kiểm tra tờ khai

Chỉnh sửa tờ khai Ấn định thuế phải nộp Tính thuế và in thông báo thuế

Điều chỉnh số thuế phải nộp Lập kế hoạch kiểm tra

(Nguồn: Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học)

Xử lý tờ khai, chứng từ:

- Hướng dẫn NNT lập tờ khai thuế: bộ phận quản lý thu hướng dẫn NNT lập tờ khai thuế trong vòng 10 ngày đầu tháng và nộp cho Cục Thuế.

- Đội kê khai - Kế toán thuế - Tin học tiếp nhận tờ khai thuế, ghi vào sổ theo dõi và chuyển cho các phòng quản lý thu.

- Tiến hành kiểm tra tờ khai: bộ phận quản lý thu tiến hành kiểm tra tờ khai ban đầu, nếu phát hiện lỗi thì phải liên hệ với NNT để chỉnh sửa, sau đó phân loại và đóng tệp tờ khai theo ngày kiểm tra và chuyển cho bộ phận tổng hợp.

- Chỉnh sửa tờ khai: bộ phận tin học nhập tờ khai vào máy tính và sửa các lỗi mà máy tính phát hiện ra, in danh sách NNT kê khai sai và liên hệ với NNT yêu cầu sửa.

- Lập kế hoạch kiểm tra: Đội kê khai - Kế toán thuế - Tin học nhận và lưu chứng từ nộp thuế của NNT tại Kho bạc và nhập số liệu vào máy tính, lập danh sách NNT có dấu hiệu nghi ngờ về kê khai thuế để lập kế hoạch trình lãnh đạo duyệt.

Số tờ khai thuế cũng được kiểm soát chặt chẽ, tăng cường công tác hướng dẫn lập tờ khai cho các đối tượng doanh nghiệp, cũng chính nhờ thế mà số lượng tờ khai mắc lỗi có dấu hiệu giảm rõ rệt, tình hình được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9. Kết quả quản lý tờ khai thuế của doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014

(ĐVT: Lượt tờ khai)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số tờ khai phải nộp 14.063 15.339 16.556

Tổng số tờ khai đã nộp 13.433 14.961 16.113

Số tờ khai đúng hạn 12.531 14.500 15.918

Số tờ khai trễ hạn, lỗi 902 461 195

(Nguồn: Đội Kê khai - Kế toán - Tin học )

Do sự hiểu biết về việc kê khai thuế và tiến hành lập hồ sơ khai thuế, tờ khai thuế của NNT trên địa bàn thành phố Pleiku còn hạn chế và yếu kém, trước khi lập tờ

khai một số đối tượng thường không xem xét kỹ và không hiểu đúng về cách tính thuế… nên việc lập tờ khai của NNT trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, điều đó cũng đồng nghĩa gây khó khăn cho cơ quan thuế. Tình trạng NNT không nộp đủ tờ khai, nộp chậm và mắc lỗi vẫn còn xảy ra, tuy nhiên đã có dấu hiệu giảm rõ rệt trong ba năm qua. Số tờ khai trễ hạn và lỗi giảm từ 902 tờ khai năm 2012, xuống còn 461 tờ khai trễ hạn, lỗi năm 2013 (giảm 441 tờ khai, tức là gần một nửa số tờ khai mắc lỗi, trễ hạn) và 195 tờ khai trễ hạn, lỗi năm 2014. Năm 2012, cũng có 630 tờ khai thuế chưa nộp, 378 tờ khai thuế chưa nộp năm 2013 và 443 tờ khai thuế chưa nộp năm 2014. Những đối tượng không nộp tờ khai này đã được Chi cục Thuế thành phố Pleiku tiến hành xử lý vi phạm và tiến hành ấn định thuế.

Ấn định số thuế GTGT phải nộp:

- Ấn định thuế: đối với những NNT không nộp tờ khai hoặc nếu đến ngày 15 hàng tháng mà chưa sửa xong tờ khai thuế theo yêu cầu cơ quan thuế thì bộ phận quản lý thu tiến hành ấn định thuế theo luật định, lập danh sách ấn định thuế và gửi cho bộ phận tin học tính thuế (nếu sau khi phát hành thông báo thuế, NNT mới nộp tờ khai thì số thuế chênh lệch ấn định thuế với tờ khai sẽ được điều chỉnh vào kỳ sau).

- Riêng đối tượng hộ SXKD trên địa bàn thì hàng kỳ được Chi cục tiến hành ấn định thuế, nếu có chênh lệch thì sẽ được điều chỉnh ở kỳ sau.

- Tính thuế và in thông báo thuế: sau khi tính nợ thuế kỳ trước chuyển sang và tính số thuế phải nộp kỳ này để in thông báo thuế lần một trình lãnh đạo Chi cục Thuế rồi chuyển cho NNT.

2.3.6. Công tác quản lý nộp thuế

Công tác này do: Đội QLN-CCN, Đội TT-HT, Đội KK-KTT-TH, Đội kiểm tra thuế phối hợp thực hiện.

Theo dõi và xử lý tình hình nộp thuế: Đội quản lý thu lập danh sách các ĐTNT quá hạn trên thông báo thuế lần một chưa nộp thuế gửi cho Đội KK-KTT-TH và Đội TT - HT để phát hành thông báo thuế lần hai với số tiền phải nộp bao gồm cả tiền thuế phải nộp và tiền phạt nộp chậm. Đội QLN-CCN theo dõi tình hình nợ đọng thuế và lập danh sách và phát hành lệnh thu. Nếu lệnh thu không được thực hiện và ĐTNT vi phạm luật thuế với tình tiết tăng nặng thì phải lập hồ sơ và chuyển sang cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để truy tố theo pháp luật.

Xử lý đối tượng nộp chậm: Đội QLN-CCN lập danh sách đối tượng nộp chậm thuế và lập dự thảo quyết định phạt hành chính trình lãnh đạo Chi cục duyệt.

Theo quy định của Luật Thuế GTGT thì tất cả các doanh nghiệp kinh doanh phải có nghĩa vụ đến cơ quan thuế để đăng ký, kê khai thuế, để qua đó cơ quan thuế sẽ nắm bắt được số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Hàng năm, trên cơ sở đăng ký kinh doanh của các đối tượng sản xuất kinh doanh, cơ quan thuế tiến hành đăng ký đối tượng nộp thuế và trên cơ sở đó tiến hành quản lý và thu thuế đối với đối tượng này. Có 2 phương thức đăng ký đối tượng nộp thuế thường được áp dụng là:

Một là, đăng ký đối tượng nộp thuế theo phương thức thủ công. Theo phương pháp này mỗi đối tượng nộp thuế được cấp một sổ đăng ký thuế riêng, các thông tin cần thiết về đối tượng nộp thuế được phản ánh và lưu trữ trong sổ này. Phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp số lượng đối tượng nộp thuế ít và khá tập trung, điều kiện cho việc cơ giới hoá công tác quản lý thuế chưa được thực hiện.

Hai là, phương thức quản lý bằng mạng vi tính. Theo phương pháp này, trong phạm vi cả nước, mỗi đối tượng nộp thuế được gắn một mã số duy nhất, mọi thông tin về đối tượng nộp thuế được nạp vào máy với một file riêng với tên file là mã số của đối tượng nộp thuế. Đây là phương thức quản lý hiện đại hiện đang được áp dụng tại Chi cục.

Trên địa bàn thành phố Pleiku đa số các doanh nghiệp đăng ký mã số thuế tại Cục Thuế tỉnh Gia Lai và phân về cho Chi cục Thuế thành phố Pleiku quản lý trên địa bàn. Ngoài ra, trên địa bàn cũng có một số doanh nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp của Cục Thuế tỉnh.Các đối tượng nộp thuế thuộc Chi cục Thuế quản lý gồm 2 nhóm là: Các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh. Cụ thể như sau:

Bảng 2.10: Kết quả thu nộp thuế GTGT theo từng đối tượng nộp thuế giai đoạn 2012 - 2014

(Đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Hộ kinh doanh 11.736,486 25.470,129 7.872,909

DN 249.143 248.790 191.422

Tổng cộng 260.879,486 274.260,129 199.294,909

(Nguồn: Đội Kê khai - Kế toán - Tin học )

Đối với hộ kinh doanh: Số thu nộp thuế GTGT có sự thay đổi lớn qua các năm, cụ thể năm 2012 số thu nộp thuế GTGT của hộ kinh doanh là 11.736,486 triệu đồng, năm 2013 số thu này là 25.470,129 triệu đồng tăng 13.733,643 triệu đồng so với năm 2012. Số thu năm 2014 giảm 17.597,22 triệu đồng so với năm 2013.

Đối với các DN: Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới kinh tế thì khu vực các doanh nghiệp phát triển rất nhanh. Khi các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi làm cho các khoản nộp ngân sách nhà nước nói chung và thuế GTGT nói riêng tại khu vực này ngày càng lớn. Qua bảng 2.10 chúng ta có thể thấy rằng số thuế GTGT nộp vào ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn thành phố Pleiku trong vòng 3 năm như sau: Năm 2012 số thu nộp thuế GTGT của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là 249.143 triệu đồng, năm 2013 số thu này giảm đi 353 triệu đồng so với năm 2012 và đạt mức 248.790 triệu đồng. Năm 2014 số thu này lại tiệp tục giảm đi và chỉ còn 191.422 triệu đồng.

Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trên địa bàn thành phố Pleiku. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Chính những điều này đã làm giảm đi số thu nộp thuế GTGT của Chi cục Thuế thành phố Pleiku giai đoạn 2012-2014.

2.3.7. Công tác quản lý nợ thuế GTGT

Theo quyết định số 1395/QD – TCT ngày 14/10/2011 về việc ban hành quy trình quản lý thu nợ thuế.

Bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của Chi cục Thuế Pleiku tiến hành xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ: xác định số thuế nợ năm thực hiện, lập chỉ tiêu thu riêng thuế nợ năm kế hoạch, sau đó báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định cho Chi cục Trưởng và lập báo cáo lên Cục Thuế tỉnh Gia Lai. Sau khi được phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, Chi cục tiến hành triển khai thực hiện thu tiền thuế nợ bởi đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, đội thực hiện quy trình và báo cáo lên cấp trên.

Căn cứ tình hình nợ đọng tiền thuế, tiền phạt của Chi cục Thuế thành phố Pleiku, Đội QLN & CCNT lập chỉ tiêu kế hoạch dự kiến phân bổ cho cán bộ công chức

trong Đội với số liệu cụ thể như phải thu 100% nợ có khả năng thu, tiến hành kiểm tra các nhóm nợ khó thu, nhóm nợ chờ xử lý, nhằm làm giảm tỉ lệ nợ đọng tối đa, góp phần hoàn thành kế hoạch dự toán thu ngân sách. Từ đó:

Lập kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu thu phát sinh, phân bổ chỉ tiêu nợ đọng & thu hồi nợ đọng tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế còn nợ nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Kế hoạch phân bổ chỉ tiêu thu phát sinh, phân bổ chỉ tiêu nợ đọng và thu hồi nợ đọng tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế được áp dụng cho các Đội Kiểm tra thuế, các Đội Quản lý thuế liên phường, chợ, Đội Nghiệp vụ - Dự toán, Đội thu phí & lệ phí trước bạ, Đội Kê khai - Kế toán thuế & Tin học có trách nhiệm triển khai, phối hợp, thực hiện.

Căn cứ vào số tiền thuế, tiền phạt còn nợ của người nộp thuế từ Đội Kê khai kế toán thuế & Tin học chuyển cho các Đội Quản lý thuế tiến hành phân loại nợ thuế theo các tiêu thức sau:

- Nhóm nợ khó thu: Nợ của người nộp thuế lâm vào tình trạng giải thể, phá sản, bỏ trốn, mất tích, khởi tố, ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nhóm nợ chờ xử lý: Nợ của người nộp thuế đang chờ xử lý bao gồm nợ: nợ chờ điều chỉnh, nợ đang xử lý miễn giảm, đang chờ xóa nợ, đang được gia hạn, được khoanh nợ giãn nợ hoặc đang xử lý hoàn thuế.

- Nhóm nợ có khả năng thu: Nợ của người nộp thuế đang hoạt động kinh doanh được xác định phải nộp vào Ngân sách Nhà nước nhưng đã hết hạn nộp theo quy định của pháp luật về thuế mà chưa nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Nợ có khả năng thu được phân loại như sau: - Nợ thuế chậm nộp dưới 30 ngày.

- Nợ thuế chậm nộp từ 30 ngày đến 90 ngày. - Nợ thuế chậm nộp quá 90 ngày.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ GTGT tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w