Kết quả hoạt động của Chi cục Thuế thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai gia

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ GTGT tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI (Trang 43)

giai đoạn 2012-2014

Trong những năm qua tình hình hoạt động của Chi cục Thuế thành phố Pleiku đạt được nhiều kết quả cao và rất đáng khích lệ. Tuy vẫn gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng với sự quyết tâm phấn đấu của tập thể Cán bộ, công chức Chi cục đã vượt qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Kết quả cụ thể từng khoản thu trên địa bàn thành phố được trình bày cụ thể trong bảng sau:

(Đvt: triệu đồng)

STT CHỈ TIÊU

NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014

Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện 1 Thuế CTN 398.000 339.783,07 2 407.20 0 332.873,75 0 327.50 0 257.418,647

Thuế Môn bài 5.600 5.736,064 6.200 5.952,841 5.700 7.150,650

Thuế GTGT 301.000 260.879,48 6 334.00 0 274.260,129 272.40 0 199.294,909 Thuế TNDN 75.000 55.390,733 50.000 31.870,298 31.500 29.564,607 Thuế TTĐB 800 868.880 500 1.011,398 900 1.029,361

Thuế Tài nguyên 6.100 6.128,110 7.000 5.439,547 6.000 4.169,699 Thu khác 9.500 10.725,799 9.500 14.339,537 11.000 16.209,421 2 Thuế Nhà Đất 3.000 6.278,943 2.300 5.618,113 3.800 6.084,644 3 Thuế SD Đất NN 200 1.036,207 200 123,082 100 89,577 4 Thu tiền SD đất 110.000 74.944,378 58.000 68.474,552 70.000 167.693,095 5 Thuế Đất 14.500 14.356,403 11.300 15.196,818 15.000 15.198,731 6 Trước bạ 79.500 74.561,564 86.000 81.838,186 84.100 93.542,496 7 Thuế TNCN 23.000 26.988,266 26.000 28.920,427 22.500 32.634,407 8 Phí, lệ phí 7.800 10.649,627 10.500 10.390,230 10.300 12.173,549 TỔNG 636.00 0 548.598,505 601.50 0 543.417,15 8 533.30 0 584.835,128 Bảng 2.1. Kết quả thu thuế giai đoạn 2012-2014

Từ bảng 2.1, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1 Kết quả thu thuế giai đoạn 2012-2014

Trong những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của Cục Thuế tỉnh Gia Lai và cấp ủy chính quyền tỉnh Gia Lai, Chi cục Thuế thành phố Pleiku luôn cố gắng hết mình thực hiện nhiệm vụ được giao. Chi cục đã chỉ đạo cho các Đội, phối kết hợp tốt với chính quyền địa phương xã, phường trong thành phố tuyên truyền rộng rãi về các Luật thuế giúp cho người dân hiểu rõ hơn về các chính sách thuế để thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước khi tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức tốt công tác đối thoại doanh nghiệp, tổ chức tập huấn về các sắc thuế, Luật thuế, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, quy trình quản lý của Tổng cục Thuế cho cán bộ trong Chi cục, cũng như các doanh nghiệp nên việc chấp hành quản lý thu đối với lĩnh vực doanh nghiệp cũng như hộ cá thể đúng các Luật Thuế và quy trình quản lý.

Chi cục Thuế thành phố Pleiku 3 năm qua (2012 - 2014) tiến hành thu thuế trên 13 nội dung thu. Trong đó tỷ trọng các khoản thu hàng năm dường như không có sự thay đổi lớn. Các khoản thu tạo nguồn thu lớn nhất cho NSNN trên địa bàn thành phố là: tiền sử dụng đất, trước bạ, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN các khoản thu này chiếm tỷ trọng thường từ 80% - 90% tổng thu Ngân sách trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó cũng có một vài khoản thu chỉ chiếm từ 10% - 20% tổng thu Ngân sách như: Thuế môn bài, thuế TTĐB, thuế tài nguyên, thuế SD đất nông nghiệp, thuế đất, phí lệ phí, thu khác.

Qua bảng số liệu và biểu đồ 2.1 ta thấy rằng trong các năm 2012, 2013 số thu Chi cục Thuế thành phố Pleiku đều không đạt dự toán. Cụ thể năm 2012 Chi cục có số thu chỉ đạt 86,3 % so với dự toán, năm 2013 đạt 90,3 % so với dự toán. Nguyên nhân là do một số đơn vị có doanh thu trên 50 tỷ đồng Cục thuế tỉnh Gia Lai đã rút từ Chi cục Thuế thành phố Pleiku quản lý về Cục thuế quản lý vào tháng 2/2012, ngoài ra còn do tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thu hẹp. Riêng năm 2014 số thu của Chi cục vượt dự toán, cụ thể đạt 109,7%. Để có được kết quả trên bên cạnh sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, sự chủ động phối hợp của các cơ sở ban ngành, đoàn thể

trong Tỉnh, thì bản thân mỗi cán bộ viên chức đã có nhiều cố gắng trong công tác thu và quản lý thuế.

Tuy nhiên tình trạng thất thu vẫn còn xảy ra, vẫn còn tình trạng nợ đọng. Số thuế nợ đọng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2: Tình hình nợ thuế giai đoạn 2012-2014

(Đtv: tỷ đồng) Phân loại Kỳ nợ thuế 2013/2012 2014/2013 12/2012 12/2013 12/2014 (+/-) % (+/-) % Nợ khó thu 67.627 118.335 205.076 50.708 74,98 86.741 73,30 Nợ chờ xử lý 1.056 0 3.052 (1.056) (100) 3.052 Nợ có khả năng thu 194.427 174.699 129.252 (19.728) (10,15) (45.447) (26,0 1)

(Nguồn: Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ)

Biểu đồ 2.2: Tình hình nợ thuế giai đoạn 2012-2014

Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 về tình hình nợ thuế trên địa bàn ta thấy rằng: Nợ khó thu liên tục tăng qua các năm, cụ thể năm 2013 tăng 50.708 tỷ đồng tương đương 74,98% so với năm 2012. Năm 2014, số nợ khó thu vẫn tiếp tục tăng, tăng 86.741 tỷ đồng tương đương 73,30%. Nợ thuế chủ yếu là của khu vực kinh tế công thương nghiệp, chiếm khoảng 70% tổng số nợ, trong đó một số loại hình doanh nghiệp nợ đọng lớn tập trung chủ yếu vào các khoản thu liên quan đến thuế GTGT, tài nguyên, môn bài. Nợ chờ xử lý của Chi cục Thuế năm 2012 là 1.056 tỷ đồng, năm 2013 không còn nợ chờ xử lý, năm 2014 tăng lên mức 3.052 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nợ có khả năng thu liên tục giảm qua các năm cụ thể năm 2013 giảm 19.728 tỷ đồng (tương đương 10,15%) so với năm 2012. Năm 2014, giảm 45.447 tỷ đồng (tương đương 26,01%) so với năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ đọng thuế là do nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, không tiếp cận được vốn tín dụng, không thu hồi được công nợ do các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau, sản xuất kinh doanh ngừng trệ, hàng hóa tồn kho nhiều từ đó các doanh nghiệp không có khả năng nộp Ngân sách.

Trước tình hình đó, ngành thuế đã triển khai các giải pháp thu hồi nợ thuế như: Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho người nộp thuế, tiến hành các bước đúng theo quy trình thu nợ thuế, đối với các trường hợp cố tình dây dưa nộp chậm tiền thuế thì ngành thuế tiến hành cưỡng chế như trích tiền từ tài khoản tiền gửi ngân hàng để nộp thuế và tiền phạt hoặc các hình thức khác như đình chỉ sử dụng hoá đơn...

2.2. Kết quả thu thuế GTGT trên địa bàn thành phố Pleiku giai đoạn 2012- 2014

Tại Chi cục Thuế thành phố Pleiku, thuế GTGT là một khoản thu nằm trong thuế CTN cùng với thuế TNDN và một số loại thuế, phí khác như thuế TTĐB, thuế tài nguyên… Hàng năm, số thu từ thuế GTGT trên địa bàn thành phố là một khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục thuế CTN thu nộp NSNN. Cụ thể, năm 2012 số thu từ thuế GTGT chiếm 76,7%, năm 2013 chiếm 82,3%, năm 2014 chiếm 77,4% trong tổng số thu từ thuế CTN nộp NSNN. Chi cục Thuế thành phố Pleiku được

phân cấp quản lý thu thuế GTGT đối với NNT là các hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Trong đó, số thuế GTGT thu được từ doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn gấp nhiều lần so với hộ SXKD.

Dưới đây là bảng thể hiện tình hình thu thuế GTGT trên địa bàn thành phố Pleiku trong những năm qua (2012 - 2014) của Chi cục Thuế thành phố Pleiku:

Bảng 2.3. Kết quả thu thuế GTGT trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012-2014

Năm 2012 2013 2014

Số thu dự toán (nghìn đồng) 301.000.000 334.000.000 272.400.000

Số thu thực tế (nghìn đồng) 260.879.486 274.260.129 199.294.909

Số thu thực tế/ Dự toán (%) 86,7 82,1 73,2

(Nguồn: Đội Kiểm tra & Quản lý nợ)

Biểu đồ 2.3: Kết quả thu thuế GTGT giai đoạn 2012-2014

Qua bảng số liệu 2.3 và biểu đồ 2.3 cho thấy giai đoạn 2012–2014 tổng số thuế GTGT mà Chi cục thu được là 734.434.524 nghìn đồng. Cụ thể số thuế GTGT Chi cục thu năm 2012 là 260.879.486 nghìn đồng, năm 2013 tăng thêm 13.380.643 nghìn đồng so với năm 2012 và đạt 274.260.129 nghìn đồng. Năm 2014 số thu đạt 199.294.909 nghìn đồng, giảm 74.965.220 nghìn đồng so với năm 2013.

Kết quả thu thuế GTGT trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012-2014 của Chi cục Thuế thành phố Pleiku đều không đạt kế hoạch được giao, cụ thể như sau: Năm 2012 Chi cục Thuế thành phố Pleiku chỉ hoàn thành mức kế hoạch được giao là 86,7%, năm 2013 là 82,1%, năm 2014 là 73,2%. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

- Một số đơn vị có doanh thu trên 50 tỷ đồng Cục Thuế tỉnh Gia Lai đã rút từ Chi cục Thuế thành phố Pleiku quản lý về Cục thuế quản lý vào tháng 2/2012 điều này đã dẫn đến Chi cục không hoàn thành được kế hoạch được giao từ đầu năm.

- Năm 2014 Luật Thuế GTGT đã bổ sung thêm các trường hợp không chịu thuế GTGT như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên quan đến con người, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm liên quan đến các thiết bị dụng cụ phục vụ đánh bắt thủy hải sản… đây cũng là lý do khiến Chi cục Thuế thành phố Pleiku không hoàn thành được chỉ tiêu do cấp trên giao.

Số thuế GTGT thu được từ doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong thu nộp NSNN của Chi cục Thuế thành phố Pleiku và được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Kết quả thu thuế GTGT theo từng ngành nghề giai đoạn 2012-2014

(Đvt: triệu đồng) Ngành Nghề KD 2012 2013 2014 Ngành Sản xuất 47.215 50.873 46.571 Ngành Xây dựng 70.219 75.836 69.422 Ngành Vận tải 29.100 31.282 28.637 Ngành KD ăn uống 57.146 43.177 22.635 Ngành KD thương nghiệp 45.463 47.622 24.157 Ngành khác 11.736,486 25.470,129 7.872,909

(Nguồn: Đội Kê khai-Kế toán thuế và Tin học )

Bảng 2.4 cho thấy tỷ trọng chủ yếu tập trung vào ngành xây dựng và ngành sản xuất với tổng số thu thuế GTGT đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng năm đạt khoảng 50%.

Ngành xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số thu thuế GTGT trên địa bàn thành phố cụ thể, năm 2012 đạt 70.219 triệu đồng; đến năm 2013 số thu này đã tăng thêm 5.617 triệu đồng và đạt mức 75.836 triệu đồng. Năm 2014 số thu từ ngành xây dựng là 69.422 triệu đồng giảm 6.414 triệu đồng so với năm 2013.

Ngành sản xuất tuy không đạt tốc độ tăng trưởng cao như ngành xây dựng nhưng cũng đạt những số lượng tương đối ổn định và đáng khích lệ: năm 2012 đạt 47.215 triệu đồng, năm 2013 đạt 50.873 triệu đồng và đến năm 2014 đạt được 46.571 triệu đồng.

Ngành KD ăn uống và ngành KD thương nghiệp có số thu thuế GTGT tương đối ổn định trong 2 năm 2012 và 2013. Đến năm 2014 số thu của cả hai ngành này đều giảm rất mạnh khoảng 50%, cụ thể; ngành KD ăn uống giảm 20.542 triệu đồng, ngành KD thương nghiệp giảm 23.465 triệu đồng.

Ngành khác có số thu nộp thuế GTGT không ổn định qua các năm điều này chứng tỏ trên địa bàn thành phố ngày càng xuất hiện và phát triển nhiều ngành nghề kinh doanh mới cụ thể, năm 2012 số thu nộp thuế GTGT là 11.736,486 triệu đồng, năm 2013 con số này tăng lên và đạt 25.470,129 triệu đồng, đến năm 2014 số thu này giảm mạnh và chỉ còn 7.872,909 triệu đồng.

2.3. Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục Thuế thành phố Pleiku Pleiku

2.3.1. Công tác tuyên truyền và phổ biến kê khai nộp thuế GTGT

Quyết định số 601/QĐ-TCT về việc ban hành quy trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế quy định như sau:

Sơ đồ 2.2. Quy trình công tác tuyên truyền, hỗ trợ tại Chi cục

Lập kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ

Tổ chức thực hiện các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ Thực hiện chế độ báo cáo tuyên truyền, hỗ trợ

(Nguồn: Đội Tuyên truyền hỗ trợ )

• Bước 1: Lập kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Dựa trên các căn cứ và yêu cầu của công tác lập kế hoạch phân loại kế hoạch tuyên truyền thường xuyên và kế hoạch tuyên truyền trọng điểm và hỗ trợ bao gồm các nội dung: tổ chức tập huấn cho NNT, tổ chức đối thoại với NNT, xây dựng và cung cấp tài liệu hỗ trợ NNT, giải đáp các vướng mắc về thuế GTGT, điều tra khảo sát nhu cầu hỗ trợ NNT và các hỗ trợ khác như cung cấp dịch vụ phần mềm kê khai, kê khai thuế điện tử…

• Bước 2: Tổ chức thực hiện các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ của Đội Tuyên truyền hỗ trợ - Nghiệp vụ - Dự toán thực hiện tuyên truyền qua hệ thống tuyên giáo; qua tờ rơi, ấn phẩm, pano, áp phích; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; qua các trang thông tin điện tử và các hình thức tuyên truyền khác. Bên cạnh đó, tổ chức tập huấn, đối thoại với NNT; xây dựng và cấp phát tài liệu hỗ trợ NNT; giải đáp các vướng mắc về thuế giá trị gia tăng cho NNT; tổ chức các cuộc họp chuyên đề về công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT; khảo sát, thăm dò ý kiến về nhu cầu hỗ trợ của NNT.

• Bước 3: Chế độ báo cáo tuyên truyền, hỗ trợ NNT: hàng quý, năm bộ phận TTHT có trách nhiệm tổng hợp các vướng mắc của NNT để gửi về cơ quan thuế cấp trên theo mẫu số 05/TTHT-VM, báo cáo về các vướng mắc của NNT (các vướng mắc thường gặp và vướng mắc chưa giải quyết được); đồng thời báo cáo kết quả thực hiện công tác TTHT theo mẫu số 06/THHT-BC báo cáo kết quả và đánh giá công tác TTHT thuế GTGT của đơn vị.

Tại địa bàn thành phố Pleiku trong những năm đầu thực hiện thu thuế GTGT, do người dân, NNT chưa hiểu rõ về thuế GTGT, công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến Luật thuế GTGT cho người dân còn có hạn chế, nên số thuế GTGT thu được còn ít. Nhưng với sự quyết tâm cao của toàn thể cán bộ công chức Chi cục đã phổ biến Luật thuế này rộng rãi hơn, người dân có điều kiện tiếp xúc và hiểu rõ hơn nên việc khai thuế, nộp thuế… dễ dàng và đầy đủ hơn. Thuế GTGT đã thực sự đi vào cuộc sống, số thu thuế GTGT ngày càng tăng, góp phần quan trọng đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

Trong 3 năm qua (2012 - 2014), Chi cục Thuế thành phố Pleiku đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong toàn huyện để tuyên truyền các chính sách thuế GTGT, đặt nhiều cụm pa-nô, áp phích ở trung tâm thương mại, chợ lớn, cụm

dân cư để mọi người hiểu rõ các chính sách về thuế GTGT, nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành nghĩa vụ đối với NSNN cho người dân, cụ thể:

Bảng 2.5: Số lượng phương tiện tuyên truyền giai đoạn 2012-2014 Phương tiện tuyên truyền Năm2012 Năm2013 Năm2014

Số biển pano, áp phích 31 bản 40 bản 45 bản

Trả lời bằng điện thoại 125 lượt 144 lượt 790 lượt

Trả lời trực tiếp 136 lượt 174 lượt 291 lượt

Trả lời bằng văn bản 27 lượt 21 lượt 33 lượt

(Nguồn: Đội Tuyên truyền hỗ trợ)

Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy:

Chi cục Thuế thành phố Pleiku hàng năm vẫn tiến hành sửa chữa đều đặn các pa-nô, áp phích trên địa bàn thành phố. Cụ thể, năm 2013 đã đóng mới 9 pa-nô, áp phích, năm 2014 đóng mới thêm 5 pa-nô, áp phích. Mỗi năm số lượt trả lời bằng điện thoại và trả lời trực tiếp đều tăng lên, cụ thể; số lượt trả lời bằng điện thoại từ năm 2012 – 2014 tăng 665 lượt, trả lời trực tiếp tăng 155 lượt. Đồng thời, Chi cục Thuế thành phố Pleiku luôn quan tâm, chú trọng việc phối hợp với các cơ quan hội đồng giáo dục pháp luật, đài phát thanh truyền hình, tuyên giáo… để tuyên truyền về thuế GTGT nói riêng và các loại thuế khác nói chung.

Có thể nói việc áp dụng cơ chế “một cửa”, đã làm cho việc giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân được thực hiện một cách khoa học, theo đúng trình tự và được thống kê, theo dõi một cách chặt chẽ hơn; kiểm soát được thái độ ứng xử, giao tiếp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ GTGT tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w