Đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần sông hồng giai đoạn 2013 2017 (Trang 47)

Tại Tổng công ty CP Sông Hồng quy định về đánh giá thực hiện công việc được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng theo quy chế tiền lương thuộc Tổng công ty (Ban hành kèm theo quyết định số 118/QĐ-HĐQT ngày 28/7/2010 của Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Sông Hồng). (Phụ lục 03)

Theo quy chếđánh giá, mục đích của việc đánh giá: thứ nhất nhằm phân tích đánh giá chất lượng lao động và xếp loại CBCNV phục vụ cho hoạt động trả lương, thưởng, xét nâng bậc lương hàng tháng, quý, năm; thứ hai đó là kết quả của việc đánh giá làm căn cứ sử dụng và sắp xếp lao động: giao nhiệm vụ, bổ nhiệm, điều chuyển, cho thôi việc,…; thứ ba là làm căn cứ giáo dục, đào tạo và đào tạo lại CBCNV cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

Sau đây ta đi xem xét bảng nội dung đánh giá hàng tháng của quy chế:

Bảng 2.5. Nội dung đánh giá thực hiện công việc hàng tháng của Tổng công ty STT Tiêu chí Điểm Tối đa

1 Chất lượng công việc 10

2 Thời gian hoàn thành công việc 10

3 Tính sáng tạo và tinh thần hợp tác trong công việc 10 4 Chấp hành nội quy, giờ giấc làm việc 10

5 Đảm bảo ngày công 10

Tổng số 50

Theo các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc hàng tháng, có 05 tiêu chí đánh giá, trong đó mức độ các tiêu chí đánh giá là như nhau (chi tiết đánh giá từng tiêu chí ở các mức độ khác nhau, xem ở phụ lục 06)

Kết quả đánh giá tháng được sử dụng để tính lương hàng tháng của người lao động. Tuy nhiên ảnh hưởng của kết quả đánh giá đến tiền lương được hưởng trong tháng không đáng kể, thể hiện đó là sự chênh lệch hệ số giữa các mức xếp loại là

42

nhỏ, không có sự phân biệt rõ ràng giữa người làm tốt với người làm chưa tốt. Cụ thể xếp loại A tương đương với điểm đánh giá từ 41 điểm trở lên đến 50 - hoàn thành xuất sắc công việc trong tháng và hệ số lương được hưởng (Ki) là 1,1; Xếp loại B(hoàn thành tốt nhiệm vụ) tương đương với điểm 26 đến 40 - hệ số lương được hưởng(Ki) là 1,0. Và điểm nhỏ hơn hoặc bằng 25 sẽ có hệ số Ki là 0,8, tương ứng loại C (không hoàn thành nhiệm vụ).

Việc đánh giá bị chi phối bởi ý kiến chủ quan của người quản lý trực tiếp và sẽ không có sự so sánh kết quả chất lượng công việc giữa các nhóm trong một bộ phận.

Về hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc hàng tháng, cụ thể như sau: Hàng tháng, mỗi cán bộ, nhân viên sẽ tựđánh giá kết quả thực hiện công việc của mình bằng phương pháp mức thang điểm theo các tiêu chí đánh giá trong phiếu

(phụ lục 06). Sau đó trưởng các phòng, ban sẽ tổng hợp, đánh giá việc thực hiện công việc của từng cán bộ, nhân viên trong bộ phận mình phụ trách trên cơ sởđánh giá của cán bộ, nhân viên và kết quả thực hiện nhiệm vụđược giao đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai và đánh giá đúng kết quả thực hiện công việc của từng các bộ nhân viên.

Việc đánh giá xếp loại công việc hàng tháng không áp dụng đối với các chức danh từ trưởng phòng trở lên; các chức trưởng phòng và tương đương sẽ do ban Tổng giám đốc đánh giá trực tiếp qua kết quả công việc mà mình phụ trách và qua kết quả của cá nhân các phòng ban.

Mức độđánh giá kết quả hoàn thành công việc của cán bộ, nhân viên được quy đổi thành các mức hệ số tương ứng với kết quả xếp loại A, B, C (phụ lục 06)

Loại A: Hoàn thành xuất sắ nhiệm vụ Hhtcn = 1,1 Loại B: Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hhtcn = 1,0 Loại C: Chưa hoàn thành nhiệm vụ Hhtcn = 0,8 Kết quả khảo sát cho thấy:

43

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về hoạt động đánh giá của Tổng công ty

Nội dung Số lượng %

Không thực hiện đúng quy trình đánh giá 68 85 Kết quảđánh giá còn mang tính chủ quan của người đánh giá 72 90 Thực hiện đánh giá xếp loại còn mang tính chất hình thức 69 86

Tổng số phiếu điều tra 80

Như vậy là có đến 85% số nhân viên được đánh giá không đúng theo quy trình đánh giá của Tổng công ty. Như vậy cũng khá hợp lý với việc kết quả đánh giá còn mang tính chủ quan và hình thức (90% và 86%). Thực trạng trên không chỉđưa đến kết quả đánh giá thiếu chính xác lại là cơ sở để thực hiện một loạt các hoạt động quản trị nhân sự tiếp theo như tính lương, xét thưởng, đề bạt, bổ nhiệm… Việc đánh giá không đúng với năng lực và kết quả thực hiện của từng cá nhân cũng có nghĩa là đã tạo thêm một nguyên nhân làm giảm động lực làm việc của người lao động.

2.2.4. Lương, thưởng và chếđộđãi ngộ khác Ảnh hưởng của tiền lương

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần sông hồng giai đoạn 2013 2017 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)