KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CP SÔNG HỒNG

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần sông hồng giai đoạn 2013 2017 (Trang 31)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tổng công ty CP Sông Hồng là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì được Bộ Kiến trúc thành lập ngày 23/8/1958, trụ sở đóng tại Khu công nghiệp Việt Trì. Tổng công ty được thành lập để thực hiện nhiệm vụ xây dựng Khu công nghiệp Việt Trì - Khu công nghiệp đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, góp phần khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Đây chính là nhiệm vụ quan trọng của ngành Xây dựng Việt Nam sau hoà bình lập lại ở Miền Bắc.

Từ bước khởi đầu với 40 cán bộ công nhân viên, đến năm 1959 Công ty Kiến trúc Việt Trì đã có hơn 6.000 cán bộ công nhân viên lao động, xây dựng các nhà máy Đường, Điện, Nhà máy Giấy, Hoá chất, Mỳ chính…. Ngày 18 tháng 04 năm 1959, Công ty rất vinh dự được Bác Hồ đến thăm nói chuyện động viên, khích lệ cán bộ công nhân viên toàn công ty. Công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương kháng chiến, Huân chương lao động, nhiều Bằng khen cho tập thể và cá nhân.

Năm 1973, Bộ Kiến trúc đổi tên thành Bộ Xây dựng, Công ty Kiến trúc Việt Trì được đổi tên thành Công ty Xây dựng Việt Trì. Lực lượng cán bộ công nhân viên trong thời kỳ này lên tới 12.000 người, tập trung xây dựng nhà máy dệt Minh Phương, nhà máy sản xuất Thuốc kháng sinh, nhà máy Giấy Bãi Bằng, nhà máy Giấy XZ 72 của Bộ Nội vụ, nhà máy Bê tông Đạo Tú, nhà máy Chế biến hoa quả hộp Tam Dương, nhà máy đại tu vô tuyến Tam Đảo, Học viện Khoa học kỹ thuật quân sự Vĩnh Yên…

Năm 1980, nhân kỷ niệm 22 năm ngày truyền thống của Công ty và để phù hợp với phạm vi hoạt động, Công ty được Bộ Xây dựng đổi tên thành Công ty Xây

26

dựng số 22; Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thi công xây dựng nhiều công trình lớn: mở rộng đợt hai nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), sân bay Sao Vàng (Thanh Hoá), sân bay Nội Bài (Hà Nội)…

Ngày 14/6/1983, để đáp ứng yêu cầu chỉ đạo thi công công trình nhà máy tuyển quặng Apatit Lào Cai - công trình trọng điểm quốc gia; Bộ Xây dựng quyết định thành lập Tổng công ty Xây dựng Vĩnh Phú - Hoàng Liên Sơn trên cơ sở lực lượng nòng cốt là Công ty Xây dựng số 22, trụ sởđóng tại xã Tằng Loỏng - Huyện Bảo Thắng - Tỉnh Hoàng Liên Sơn, cách thành phố Việt Trì hơn 300 Km.

Sau hơn 10 năm xây dựng công trình Nhà máy tuyển quặng Apatít Lào Cai đã hoàn thành đưa vào sản xuất; Để phù hợp với nhiệm vụ mới, ngày 04/9/1991 Tổng công ty Xây dựng Vĩnh Phú - Hoàng Liên Sơn được Bộ Xây dựng đổi tên thành

Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng, đồng thời chuyển trụ sở về đóng tại Thành phố Việt Trì - quê hương Đất Tổ Hùng Vương.

Ngày 20/11/1995, Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng được Bộ Xây dựng thành lập lại theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ với mô hình mới có Hội đồng quản trị.

Ngày 25/8/2006, Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng được Bộ Xây dựng quyết định chuyển mô hình tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con, đổi tên thành Tổng công ty Sông Hồng.

Ngày 01/01/2007, được sự đồng ý của Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội, Tổng công ty Sông Hồng chính thức chuyển trụ sở từ thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ vềđịa chỉ số 70 An Dương - Quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội.

Thực hiện Quyết định số 493-QĐ/TU ngày 08/10/2007 của Tỉnh ủy Phú Thọ về việc chuyển giao Đảng bộ Tổng công ty Sông Hồng về trực thuộc Thành ủy Hà Nội, ngày 08/12/2007 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ phối hợp với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ chuyển giao Đảng bộ Tổng công ty Sông Hồng từ Tỉnh ủy Phú Thọ về trực thuộc Thành ủy Hà Nội.

27

Thực hiện chủ trương cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ nhằm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường, phát huy thế mạnh doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư, Tổng công ty Sông Hồng đã tích cực triển khai công tác Cổ phần hóa, chuyển mô hình hoạt động sang Tổng công ty Cổ phần. Ngày 09/11/2009, Tổng công ty đã tổ chức thành công đợt IPO chào bán chứng khoán ra công chúng.

Ngày 10/05/2010, Đại hội đồng cổđông thành lập Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng đã bầu ra Hội đồng quản trị Tổng công ty, thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng. Chính thức từ ngày 10/ 05/ 2010, Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng đã đi vào hoạt động theo Quyết định số 516/QĐ - BXD ngày 06/05/2010 của BXD về việc chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Hồng thành Tổng công ty Cổ phần và theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2600104283 do Phòng đăng ký Kinh doanh - Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 02/06/2010.

Trong giai đoạn 2008 - 2012, Tổng công ty cổ phần Sông Hồng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, thể hiện ở tổng giá trị sản xuất kinh doanh toàn Tổng công ty trong 5 năm là 14.095 tỷ đồng, đạt 105% so với kế hoạch 5 năm đã đề ra, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 31%. Doanh thu của toàn Tổng công ty năm 2012 đạt mức 4.940 tỷđồng. (Nguồn: Phòng Kinh tế kế hoạch Tổng công ty)

Tổng công ty cổ phần Sông Hồng đã vinh dựđược Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý, nhiều Huân chương Độc lập, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thưởng luân lưu của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Xây dựng, Công đoàn ngành Xây dựng và các Tỉnh, Thành trong cả nước - nơi những công trình lớn mà Tổng công ty cổ phần Sông Hồng đã, đang thi công và làm việc.

Nguồn: http://www.songhongcorp.com.vn

28

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty

Ban lãnh đạo Tổng công ty:

- HĐQT gồm 5 đ/c, trong đó: 4 đ/c được Nhà nước giao đại diện quản lý phần vốn, 01 đồng chí được nhóm các cổđông giới thiệu bầu vào HĐQT.

- Ban Tổng giám đốc gồm 8 đ/c, trong đó có 3/7 Phó tổng giám đốc tham gia trực tiếp công tác điều hành tại Tổng công ty, 5 đồng chí phụ trách các dự án, công trình trọng điểm của Tổng công ty.

- Ban Kiểm soát: 03 đ/c, trong đó có đ/c Trưởng Ban chuyên trách và 02 thành viên kiêm nhiệm công tác khác.

Tổng công ty CP Sông Hồng có 06 phòng ban chuyên môn được quản lý trực tiếp: Phòng Tổ chức Nhân sự, Phòng Kinh tế Kế hoạch, Phòng Tài chính Kế toán, Văn phòng, Phòng Kỹ thuật Đấu thầu và Phòng Đầu tư. Ngoài ra còn có Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Công Đoàn và Đoàn Thanh niên.

Phòng Tổ chức Nhân sựlà phòng chức năng tham mưu giúp việc HĐQT và Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực: Công tác tổ chức và công tác cán bộ; công tác đổi mới doanh nghiệp; Chính sách đối với người lao động; Công tác lao động tiền lương; công tác tuyển dụng và đào tạo; Công tác thanh tra, bảo vệ chính trị nội bộ; Công tác quân sự; Công tác y tế, tham gia công tác bảo hộ lao động; Công tác thi đua khen tưởng;

Phòng Kinh tế - Kế hoạch là phòng chức năng tham mưu giúp HĐQT và Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực: Công tác quản lý kinh tế; Công tác hợp đồng kinh tế; Công tác kinh tế dự toán; Công tác xây dựng quản lý kế hoạch và báo cáo thống kê; Công tác quản lý vật tư và sản xuất công nghiệp; Công tác kinh doanh; Công tác pháp chế; Thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế phục vụ sản xuất kinh doanh; Công tác phát triển thương hiệu; Phát triển thị trường; Công nghệ truyền thông; Quản lý website; Tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống thông tin - tư liệu truyền thông, báo chí, triển khai các hoạt động tuyên truyền quảng bá để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

29

Phòng Tài chính Kế toán là phòng chức năng tham mưu giúp việc HĐQT và Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực: Công tác Tài chính - Kế toán; Công tác tạo nguồn, sử dụng, thu hồi vốn và xử lý các nguồn vốn; Công tác kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế theo các quy định về quản lý kinh tế của nhà nước và của Tổng công ty; Công tác hạch toán kế toán và quản lý chi phí; Công tác phân tích hoạt động SXKD của Tổng công ty; Công tác thanh tra tài chính các đơn vị thành viên Tổng công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn phòng Tổng công ty là phòng chức năng giúp việc HĐQT và Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực: Quản lý công tác đối nội, đối ngoại; Quản lý công tác văn thư, lưu chữ; Quản lý công tác hành chính, quản trị, lễ tân và bảo vệ cơ sở vật chất, đảm bảo phương tiện làm việc, đi lại, phục vụ cung cấp những vật dụng cần thiết cho hoạt động quản lý các Phòng, Ban và lãnh đạo.

Phòng Kỹ thuật - Đấu thầu là phòng chức năng giúp việc HĐQT và Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực: Quản lý kỹ thuật, chất lượng, tiến độ các công trình xây dựng; Công tác đấu thầu và tiếp thị đấu thầu; Ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất; Công tác an toàn, bảo hộ lao động; Công tác quản lý máy móc thiết bị thi công cơ giới.

Phòng Đầu tư là phòng chức năng tham mưu, giúp việc HĐQT và Tổng giám đốc Tổng công ty trong việc định hướng quản lý và điều hành về chiến lược đầu tư phát triển của Tổng công ty. Cụ thể: Soạn thảo quy chế phân cấp quản lý đầu tư và các quyết đinh khác về công tác đầu tư; Quản lý hoạt động đầu tư; Xây dựng chiến lược đầu tư, kế hoạch đầu tư; Nghiên cứu và phát triển các dự án đầu tư mới; Giám sát, đánh giá đầu tư; Quản lý kinh doanh bất động sản; Các công tác liên quan khác.

Tổng công ty CP Sông Hồng gồm 37 công ty thành viên. Hiện tại, mô hình Công ty mẹ - Công ty con của Tổng công ty CP Sông Hồng gồm: 01 đơn vị trực thuộc; 14 công ty con là công ty cổ phần và TNHH MTV; 14 công ty liên kết và 08 công ty đầu tư tài chính.

30

Sơđồ 2.1: Sơđồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty CP Sông hồng

31

2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh

(Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD, Phòng Kinh tế kế hoạch Tổng công ty)

* Các chỉ tiêu chủ yếu: Bảng 2.1. Kết quả thực hiện SXKD của Tổng công ty từ năm 2008 đến 2012 T T Các chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện kế hoạch SXKD Tốc độ tăng trưởng BQ hàng năm (%) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Giá trị SX và KD Tỷđồng 1.772 2.011 2.050 3.322 4.940 31

- Giá trị sản lượng xây lắp Tỷ đồng 940 1.047 665 956 1.822 27

- Giá trị SX CN, VLXD Tỷ đồng 478 602 749 1.718 2.333 53 - Giá trị SX KD khác Tỷ đồng 354 362 636 648 785 24 2 Kim ngạch XNK 1000USD 12.816 17.087 13.064 9.168 19.135 11 3 Doanh thu Tỷđồng 1.232 1.811 1.420 2.750 2.795 32 4 Lợi nhuận Tỷđồng 20,78 24,13 25,03 19 35,5 20 5 Đầu tư Phát triển Tỷđồng 103 232 209 434 328 60

* Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm:

Đánh giá chung:

Thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2008-2012, tổng giá trị sản lượng toàn Tổng công ty là 14.095 tỷ đồng, đạt 105% so với kế hoạch 5 năm đã đề ra, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 31%. Trong đó lĩnh vực xây lắp và sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng vẫn là những lĩnh vực then chốt chiếm tỷ trọng lớn 80% tổng giá trị sản lượng.

Lĩnh vực Sản xuất kinh doanh:

- Giá trị sản lượng xây lắp: 5.430 tỷ đồng, đạt 105% so với kế hoạch 5 năm; tăng trưởng bình quân hàng năm 27%.

32

Sản lượng xây lắp đạt kế hoạch đề ra song hiệu quả sản xuất kinh doanh lĩnh vực này chưa cao do một số nguyên nhân:

+ Năm 2010 và đầu năm 2011 các chủ đầu tư giãn tiến độ các dự án đầu tư theo chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Xây dựng.

+ Chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã tác động làm cho nhiều dự án chủđầu tư không vay được vốn dẫn đến tình trạng chủđầu tư không có nguồn để thanh toán cho các đơn vị thi công.

+ Giá cả hàng hóa tăng đột biến; đặc biệt là vật tư đầu vào cho quá trình thi công các công trình, cộng với tình trạng thiếu vốn nên xảy ra tình trạng thi công cầm chừng, nhiều công trình tạm ngừng thi công để chờ vốn.

+ Một số dự án đầu tư của Tổng công ty cũng giãn tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Xây Dựng; đồng thời tình trạng huy động vốn cho triển khai các dự án đầu tư cũng hết sức khó khăn.

+ Năng lực và thiết bị thi công của một số đơn vị xây lắp trong Tổng công ty còn nhiều hạn chế.

- Giá trị sản lượng SXCN & VLXD: 5.880 tỷ đồng, đạt 109% so với kế hoạch 5 năm; tăng trưởng bình quân hàng năm 53%.

Mặc dù cũng chịu ảnh hưởng lớn của tình hình biến động kinh tế trong nước. Nhưng Tổng công ty có các sản phẩm công nghiệp như: Gạch CMC, Nhôm Shalumi, cát sỏi Sông Lô, tấm lợp Phibroximăng Bạch Hạc… từ lâu đã có uy tín trên thị trường xây dựng vẫn đang được sản xuất và tiêu thụổn định.

- Giá trị sản xuất và kinh doanh khác: 2.785 tỷđồng, đạt 113% so với kế hoạch 5 năm; tăng trưởng bình quân hàng năm 24%. Mặc dù tình hình kinh tế suy thoái, thị trường bất động sản đóng băng, việc giải ngân vốn của các ngân hàng hết sức khó khăn nhưng Tổng công ty vẫn huy động được nguồn vốn để triển khai các Dự án đầu tư theo kế hoạch đã đề ra.

33

Lĩnh vực Đầu tư phát triển:

Trong chiến lược phát triển, Tổng công ty xác định đầu tư là lĩnh vực mũi nhọn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, có 30 dự án đầu tư (trong đó: 8 dự án hoàn thành, 8 dự án chuyển chủ đầu tư, và 14 dự án đang thực hiện) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tuy tình hình thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng trầm lắng và các doanh nghiệp kinh doanh BĐS nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng một số dự án thuộc về nhà ở chung cư và văn phòng cho thuê của Tổng công ty vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Nhà ở chung cư Biển Bắc - Hà Nội, Trung tâm giao dịch và văn phòng cho thuê 137 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, nhà ở cao tầng I1, I2, I3 và văn phòng cho thuê Thành Công 2.

- Hiện nay, Tổng công ty đang tiếp tục đầu tư dự án khu nhà ở cho CBCC Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia, dự án ĐN1 & ĐN2 tòa nhà CT3 - Khu ĐTM Trung Văn đang triển khai đúng tiến độ.

- Các dự án nâng cấp SXCN, VLXD như: Nhà máy Nhôm Sông Hồng, Nhà

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần sông hồng giai đoạn 2013 2017 (Trang 31)