Những yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần sông hồng giai đoạn 2013 2017 (Trang 27)

Các yếu tố bên ngoài tổ chức tác động đến hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất lượng chủ yếu là mối quan hệ cung cầu nhân lực trên thị trường lao động; Chính sách thu hút người lao động của các tổ chức hoạt động trong cùng lĩnh vực, ngành nghề; Sự phát triển của kinh tế xã hội và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của xã hội.

Khi cung nhân lực trên thị trường lao động lớn hơn cầu, mỗi tổ chức sẽ thấy thuận lợi hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực của mình, sự lựa chọn nguồn tạo dựng

22

cũng phong phú hơn, áp lực lên việc giữ chân nhân viên cũng giảm đi. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể xem nhẹ hoạt động này. Còn khi cung nhân lực trên thị trường không đáp ứng được hết nhu cầu sẽ tạo ra áp lực lớn cho tổ chức trong việc duy trì nguồn nhân lực của mình; nguồn nhân lực bị hạn chế, sự lựa chọn không có nhiều, và nguy cơ nhân lực sẽ rời bỏ doanh nghiệp nếu không có những hành động cụ thểđể phát triển nguồn nhân lực mà doanh nghiệp đang có. Và để chủ động trong việc phát triển nguồn nhân lực của mình, tổ chức cần tạo dựng nguồn cung nội bộ cho mình thông qua các hoạt động quy hoạch nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng,… Chính những hoạt động này cũng góp phần phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp khi nhân viên cảm thấy mình được nhìn nhận, đánh giá và sử dụng đúng năng lực của bản thân, có cơ hội phát triển, thăng tiến khi làm việc cho tổ chức.

Tiếp theo, đó là chính sách thu hút nhân lực của các tổ chức hoạt động cùng lĩnh vực, ngành nghề, những tổ chức có nhu cầu sử dụng nhân lực tương đồng cũng tác động không nhỏđến hoạt động phát triển nguồn nhân lực của mỗi tổ chức. Nếu các tổ chức này xây dựng được chính sách thu hút nhân lực hiệu quả cùng đồng nghĩa với việc một tổ chức nào đó đang đối mặt với nguy cơ nhân lực sẽ rời bỏ tổ chức.

Ngoài ra, thì sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, đặc biệt là những tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù. Một minh chứng cụ thểđó là khi nền kinh tế thị trường phát triển, lĩnh vực tài chính giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, kéo theo là xu hướng lựa chọn nghề nghiệp chuyển dần sang lĩnh vực tài chính, cùng đồng nghĩa với việc phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực khác trở nên khó khăn do nguồn cung bị giảm.

Do vậy, để chủ động về nguồn nhân lực của mình, mỗi tổ chức cần thực hiện tốt các hoạt động phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo chủ động trong công tác nhân sự và giảm chi phí do nhân lực rời bỏ tổ chức.

23

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần sông hồng giai đoạn 2013 2017 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)