2. Phân theo giới tính
4.1.3 Trình độ chuyên môn của nguồn lao động xã Xuân Ngọc
Hiện nay, khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ nên rất cần người trình độ chuyên môn để có thể áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống. Năng suất lao động cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của lao động đó.
Như vậy, bên cạnh trình độ văn hóa thì chất lượng nguồn lao động còn được phản ánh bởi trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện ở số lượng, cấp bậc và cơ cấu của lao động.
Bảng 4.6: Lực lượng lao động xã Xuân Ngọc theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2012 – 2014
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%)
SL
(Người) (%)CC (Người)SL (%)CC (Người)SL (%)CC 2013/2012 2014/2013 BQ
Tổng số 3.739 100,00 3.745 100,00 3.780 100,00 100,16 100,93 100,55 1. Đại học và trên ĐH 107 2,86 125 3,34 158 4,18 116,82 126,40 121,63 - Nông nghiệp 11 10,28 12 9,60 14 8,86 109,09 116,67 112,88 - Dịch vụ, thương mại 34 31,78 40 32,00 59 37,34 117,65 147,50 132,58 - TTCN – CN – XD 62 57,94 73 58,40 85 53,80 117,74 116,44 117,09 2. Cao đẳng và trung cấp 262 7,00 290 7,74 324 8,57 110,69 111,72 111,21 - Nông nghiệp 55 20,99 57 19,66 55 16,98 103,64 96,49 100,07 - Dịch vụ, thương mại 76 29,00 85 29,31 107 33,02 111,84 125,88 118,86 - TTCN – CN – XD 131 50,00 148 51,03 162 50,00 112,98 109,46 111,22 3. Sơ cấp 960 25,68 1.080 28,84 1.158 30,64 112,50 107,22 109,86 - Nông nghiệp 294 30,63 305 28,24 312 26,94 103,74 102,30 103,02 - Dịch vụ, thương mại 326 33,96 334 30,93 365 31,52 102,45 109,28 105,87 - TTCN – CN – XD 340 35,42 441 40,83 481 41,54 129,71 109,07 119,39
4. Chưa qua đào tạo 2.410 64,46 2.250 60,08 2.140 56,61 93,36 95,11 94,24
- Nông nghiệp 1795 74,48 1769 78,62 1739 81,26 98,55 98,30 98,43
- Dịch vụ, thương mại 335 13,90 241 10,71 216 10,09 71,94 89,63 80,79
- TTCN – CN – XD 280 11,62 240 10,67 185 8,65 85,71 77,08 81,40
Qua bảng 4.6, cho thấy lực lượng lao động chuyên môn xã Xuân Ngọc chủ yếu là chưa qua đào tạo các trường lớp, chiếm 56,61% lực lượng lao động của xã năm 2014; mặc dù tỷ lệ lao động này trong 3 năm có xu hướng giảm với tốc độ bình quân giảm 5,76%. Điều đó, phần nào cho thấy người dân và các cấp lãnh đạo xã Xuân Ngọc đã quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. Nhưng con số lao động chưa qua đào tạo này còn quá lớn so với lực lượng lao động của xã. Đây chính là vấn đề cần phải được quan tâm hơn nữa để nguồn lao động ngày càng được qua đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nhiều. Số lao động chưa qua đào tạo này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với 74,48% năm 2012 và 81,26% năm 2014 trong cơ cấu ngành nghề những người trình độ chưa qua đào tạo.
Bên cạnh trình độ chuyên môn của người lao động tại xã Xuân Ngọc chưa qua đào tạo, còn các trình độ chuyên môn kỹ thuật khác đều có xu hướng tăng qua 3 năm với mức độ tăng khá nhanh nhưng lại chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong đó, lao động có trình độ Đại học và trên Đại học có xu hướng tăng nhanh nhất với tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 21,63% nhưng lại chiếm tỷ lệ ít nhất trong lao động toàn xã với 4,18% năm 2014. Đây là tỷ lệ quá nhỏ so với đòi phát triển kinh tế - xã hội xã Xuân Ngọc hiện nay. Đó là hạn chế của lao động trong xã và là nguyên nhân chủ yếu khiến cho năng suất lao động trong xã chưa cao, việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, sản xuất theo hướng chuyên môn hóa CNH – HĐH còn gặp nhiều hạn chế.
Lao động có trình độ chuyên môn sơ cấp qua 3 năm có xu hướng tăng bởi vì phần lớn những người lao động có trình độ văn hóa trung học cơ sở, chưa được đào tạo qua trình độ chuyên môn đi học những khóa học học ngắn hạn, đào tạo trình độ sơ cấp do địa phương tổ chức, để đáp ứng nhu cầu việc làm trước mắt. Còn về lao động có trình độ chuyên môn Cao đẳng, trung cấp, Đại học và trên Đại học có xu hướng tăng bởi vì người dân trong xã tích cực
cho con em mình đi học tại các trường đào tạo nghề, cao đẳng và đại học trong cả nước với mong muốn con em mình có trình độ về phục vụ cho sự phát triển chung của toàn xã.
Xu hướng lao động có trình độ chuyên môn càng cao thì càng tham gia vào lĩnh vực dịch vụ, thương mại, TTCN – CN – XD và ngược lại lao động có trình độ chuyên môn thấp thì chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bảng 4.7: Trình độ chuyên môn của người lao động được điều tra
Chỉ tiêu SL (Người) CC (%) Tổng số 60 100,00
Đại học và trên đại học 4 6,67
Cao đẳng và trung cấp 7 11,67
Sơ cấp 19 31,67
Chưa qua đào tạo 30 50,00
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)
Qua thống kê xã Xuân Ngọc và điều tra 60 người lao động cho thấy lao động nông thôn xã Xuân Ngọc không ngừng tăng theo thời gian, kèm theo đó là sự phân bố không đồng đều không chỉ về mặt số lượng mà còn về cả mặt chất lượng. Đa phần lao động nông thôn xã Xuân Ngọc chưa qua đào tạo, tập trung chủ yếu là lao động nông nghiệp, có thu nhập thấp, công việc mang tính chất thời vụ, hiện nay diện tích đất nông nghiệp của xã giảm dần khiến cho nhu cầu việc làm và chất lượng lao động khi chuyển sang cơ cấu ngành phi nông nghiệp lại càng tăng.
Điều đó chứng tỏ vấn đề nâng cao chất lượng cho người lao động tại xã Xuân Ngọc càng bức xúc, đòi hỏi các cấp, các ngành có những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết vấn đề này.