3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả với mục đích cung cấp những tóm tắt đơn giản về những hiện tượng được nghiên cứu. Từ đó, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu.
Để nắm bắt được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm giữ được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng, có thể phân loại như sau:
• Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; • Thống kê tóm tắt mô tả dữ liệu.
Trong đề tài này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để thống kê về số lượng và tỷ lệ người lao động theo tình trạng sức khỏe, trí tuệ và phẩm chất tâm lý xã hội của họ. Qua đó mô tả và phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động.
3.2.4.2 Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau.
Xác định số tổ và khoảng cách tổ: - Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính. - Phân tích theo tiêu thức số lượng.
Lượng biến lớn nhất – Lượng biến nhỏ nhất Khoảng cách tổ =
Số tổ cần thiết Phân các đơn vị vào tổ tương ứng:
Xác định tần số phân phối: Trên cơ sở số liệu đã phân tổ dễ dàng xác định được số đơn vị (tần số) của từng tổ.
kinh tế - xã hội và biểu hiện mối liên kết giữa các hiện tượng nghiên cứu đó. Đề tài sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để tiến hành tổng hợp thông qua phân tổ: theo độ tuổi, theo ngành nghề, lĩnh vực lao động, theo trình độ văn hóa,trình độ chuyên môn chuyên môn của người lao động. Nhằm phân loại số liệu từ đó có thể phân tích được mối quan hệ giữa đội tuổi, ngành nghề, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn có thể đạt được.
3.2.4.3 Phương pháp so sánh
So sánh là sự xem xét đối chiếu cái này với cái kia để thấy sự giống nhau hay khác nhhau, hơn kém nhau.
Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra sự khác nhau trong chất lượng nguồn lao động dựa trên sự khác nhau về tuổi, giới tính, thể lực, trình độ và phẩm chất tâm lý xã hội. Từ đó đưa ra nhận xét và định hướng nâng cao chất lượng nguồn lao động cho từng đối tượng.