Sự phát triển của giáo dục, đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động tại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (Trang 77)

2. Phân theo giới tính

4.4.2 Sự phát triển của giáo dục, đào tạo

Giáo dục đào tạo có tác động quyết định đến trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Do vậy, mức độ phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn lao động tại xã Xuân Ngọc.

Thứ nhất, năng lực của hệ thống giáo dục đào tạo. Năng lực hệ thống

giáo dục thể hiện ở trường lớp, giáo viên và quy mô học sinh hàng năm được đào tạo.

Trong nhiều năm qua tuy điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, Xuân Ngọc vẫn xây dựng và phát triển được một hệ thống giáo dục từ bậc học mầm non đến THCS. Đến nay có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS đều đạt chuẩn quốc gia với đội ngũ giáo viên 114 người. Trình độ giáo viên ngày càng được nâng cao, tỷ lệ giáo viên có trình độ cao đẳng và đại học là 78,95% và trung cấp là 21,05%.

Bảng 4.22: Quy mô học sinh, giáo viên xã Xuân Ngọc năm 2012 – 2014

Cấp bậc Đơn vị tính Năm học 2012 – 2103 Năm học 2013 – 2014 Tốc độ tăng (%) Mầm non Phòng học 20 16 114,29 Giáo viên 38 40 105,26 Học sinh 650 654 100,62 Tiểu học Phòng học 22 20 100,00 Giáo viên 35 38 108,57 Học sinh 700 712 101,71 THCS Phòng học 20 12 100,00 Giáo viên 34 36 105,88 Học sinh 475 479 100,84

(Nguồn: Thống kê xã Xuân Ngọc)

Qua bảng 4.22, cho thấy quy mô học sinh hàng năm tăng, nhưng tỷ lệ tăng là rất nhỏ. So với năm 2012, quy mô học sinh mầm non tăng 0,62%, tiểu

học tăng 1,71%, THCS tăng 0,84%. Trong khi đó, quy mô giáo viên có tỷ lệ tăng mạnh hơn. So với năm 2012, quy mô giáo viên mầm non tăng 5,26%, tiểu học tăng 8,57%, THCS tăng 5,88%. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là giáo viên có trình độ trung cấp lại chiếm tỷ lệ không nhỏ. Qua đó, năng lực của hệ thống giáo dục xã Xuân Ngọc chưa thực sự cao, gây ảnh hưởng đến trình độ của học sinh, nguồn lao động trong tương lai của xã Xuân Ngọc.

Như vậy, công tác nâng cao năng lực cho hệ thống giáo dục đào tạo là rất cần thiết, góp phần nâng cao được chất lượng nguồn lao động xã Xuân Ngọc cả hiện tại và trong tương lai.

Thứ hai, đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo. Nước ta xác

định đầu tư cho phát triển con người thông qua giáo dục đào tạo là “quốc sách hàng đầu”. Do vậy, Nhà nước đã đầu tư nhiều chương trình trọng điểm nên đã giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng để năng cao năng lực của hệ thống giáo dục đào tạo, trực tiếp góp phần nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Tuy nhiên, nguồn đầu tư cho giáo dục đào tạo lại chưa được sử dụng có hiệu quả.

Tỷ trọng chi cho giáo dục đào tạo so với tổng chi ngân sách Nhà nước hiện nay là 20% với một số đặc điểm sau:

- Chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo tăng nhanh về tỷ trọng so với chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. Trong đó chi cho giáo dục là 70%, đào tạo là 30%.

- Trong cơ cấu chi, phần chi cho lương chiếm tỷ trọng lớn, chi cho phục vụ giảng dạy, học tập, mua sắm thiết bị, giáo trình sách giáo khoa, sửa chữa trường lớp chỉ chiếm phần nhỏ. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên vẫn ở mức thấp. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp của các cơ sở dạy học hiện nay.

Như vậy, mức đầu tư cho giáo dục đào tạo tuy có tăng nhanh nhưng chủ yếu là chi lương và các khoản có tính chất lương. Chi đầu tư xây dựng cơ

bản chủ yếu là xây dựng trương lớp, chi phục vụ học tập và trang thiết bị thấp dẫn đến tình trạng đồ dùng giảng dạy, thực hành, thí nghiệm lạc hậu, thư viện nghèo nàn. Những nhược điểm này là nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế của hệ thống giáo dục đào tạo, gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động yếu kém hiện nay trên cả nước nói chung và tại xã Xuân Ngọc nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động tại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w