2. Phân theo giới tính
4.5.3 Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn đã góp phần cho nền kinh tế Xuân Ngọc đi lên. Để thích ứng được với những ngành nghề kinh tế phát triển hiện nay, xã Xuân Ngọc cần phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế là ngành nông, lâm, ngư nghiệp đang có nhu cầu cao về nguồn lao động được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật mới, hiện đại vào sản xuất tại địa phương. Nhưng thực tế lao động hoạt động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp tại địa phương chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật. Chính vì vậy, nên đào tạo nghề cho các lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp dựa trên hình thức đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao kỹ năng sản xuất, góp phần năng cao năng suất lao động.
Đồng thời cần hoàn thiện hệ thống cơ sở dạy nghề về quy mô, ngành nghề dựa trên những quy hoạch cụ thể. Các hình thức đào tạo cần được đa dạng hóa nhằm đáp ứng tối đa các yêu cầu của người học, nhất là những lao động nông nghiệp cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Hình thức đào tạo nghề cho đối tượng này cũng cần được nhanh chóng cải tiến, lấy trọng tâm là các trường trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Ngoài ra, khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vào trong công tác dạy nghề.
Chú trọng phát triển nguồn lao động có chất lượng cao, tăng cường sự chủ động, sáng tạo trong từng cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Tránh dựa hoàn toàn vào cơ quan quản lý Nhà nước, xem phát triển nguồn lao động chất lượng cao là trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động và của toàn xã hội.
Thực hiện tốt công tác tư vấn về chính sách, pháp luật về lao động, dạy nghề, xuất khẩu lao động cho người lao động; tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu
việc làm sau khi đào tạo cho người lao động.
Cùng với sự phát triển kinh tế thì các cụm công nghiệp trên địa bàn phát triển mạnh và có nhu cầu lao động cao, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo và có chất lượng cao. Chính vì vậy, xã cần quy hoạch, phát triển tập trung đào tạo và đào tạo lại cho người lao động để đáp ứng nguồn lao động cho các cụm công nghiệp, các ngành kinh tế trên địa bàn toàn xã và các xã lân cận.
Phát triển hệ thống đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào công tác dạy nghề và nâng cao tay nghề cho lao động dưới nhiều hình thức. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho chương trình khuyến nông, khuyến công, dạy nghề cho người lao động. Khuyến khích, huy động các tổ chức doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tổ chức nhiều hình thức dạy nghề như: mở lớp dạy nghề, truyền nghề, dạy nghề lưu động, mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật,... Đồng thời, sẽ hình thành và phát triển nhanh các làng nghề, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hợp tác dịch vụ xung quanh khu công nghiệp và quanh đô thị.
Trong việc tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động phải có giải pháp cụ thể như:
Ngoài việc mở lớp dạy nghề, tập huấn trên địa bàn thì có thể dạy nghề thông qua hình thức phổ biến kiến thức học nghề từ xa qua các kênh của hệ thống thông tin đại chúng như báo, đài, hệ thống phát thanh xã...
Khuyến khích các cơ sở sản xuất, hộ gia đình sản xuất giỏi, biết làm giàu từ sản xuất chia sẻ các kinh nghiệm về sản xuất cho người lao động. Hình thức này dễ thực hiện, mà hiệu quả cao; nên khích lệ người làm ăn giỏi hướng dẫn cách làm ăn cho các hộ nghèo.
Đi đôi với việc đào tạo nghề phải tiến hành đồng thời thực hiện tốt chương trình phổ cập trung học cơ sở để tạo điều kiện cho người lao động có năng lực, trí tuệ và khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật về sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.