2. Phân theo giới tính
4.2.2 Giáo dục đào tạo
Chất lượng nguồn lao động được đánh giá không chỉ dựa trên yếu tố thể lực của người lao động mà còn được đánh giá rất nhiều vào yếu tố trí lực của người lao động. Muốn có chất lượng về trí lực của người lao động cần phải được có hệ thống giáo dục, đào tạo bài bản có hệ thống. Chính vì vậy, lãnh đạo xã Xuân Ngọc rất quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo đối với tất cả các lứa tuổi và các tầng lớp lao động thông qua rất nhiều các giải pháp cụ thể như sau:
4.2.2.1 Về giáo dục
Xã Xuân Ngọc đã và đang đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng toàn xã có môi trường giáo dục lành mạnh. Với kinh phí hỗ trợ của Nhà nước và một phần của nhân dân đóng góp xây dựng, xã và nhà trường đã hoàn thành nâng cấp các phòng học, bổ sung các trang thiết bị dạy học (thư viện có
Internet, hội trường đa năng, sân tập...). Qua đó, củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục THCS đúng độ tuổi.
Qua bảng 4.11, cho thấy xã Xuân Ngọc có trường mầm non, trường tiểu học và trường THCS đều đạt chuẩn quốc gia xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ngoài ra, tất cả trẻ em đến tuổi đều được đến trường, tỷ lệ giáo viên các cấp có trình độ ngày càng tăng tạo điều kiện cho học sinh, những người lao động trong tương lai có trình độ học vấn, dân trí ngày càng cao. Qua đó, tỷ lệ phổ cập giáo dục THCS ngày càng được củng cố vững chắc; tỷ lệ phổ cập giáo dục THCS năm 2014 đạt 98%. Qua tìm hiểu thì tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, học nghề từng năm đạt khoảng 90%. Đây là dấu hiệu tốt đối với công tác giáo dục xã Xuân Ngọc.
Bảng 4.11: Chất lượng giáo dục xã Xuân Ngọc giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: % Chỉ tiêu Năm học 2012 – 2013 Năm học 2013 – 2014
1. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia 100,00 100,00 2. Tỷ lệ giáo viên có trình độ CĐ, ĐH
- Giáo viên mầm non 68,42 70,00
- Giáo viên tiểu học 77,14 78,95
- Giáo viên THCS 88,24 88,89
3. Tỷ lệ trẻ em đến tuổi được đến trường 100,00 100,00
4. Tỷ lệ phổ cập giáo dục THCS 94,50 98,00
(Nguồn: Thống kê xã Xuân Ngọc)
Lãnh đạo xã và các trường học thường xuyên phối, kết hợp với Phòng giáo dục và đào tạo mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng và chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn cho các giáo viên; có chính sách ưu tiên, thu hút con em đi học về địa phương công tác, bổ sung giáo viên đủ và đạt chuẩn.
4.2.2.2 Về đào tạo
4.2.2.2.1 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Xã Xuân Ngọc chủ động huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác dạy nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Năm sau ngân sách chi cho phát triển dạy lao động cao hơn năm trước. Ngân sách chi ra cho công tác nâng cao chất lượng nguồn lao động chủ yếu là chi cho cơ sở vật chất, nâng cao năng lực dạy nghề. Từ đó thu hút người lao động tham gia các lớp học nghề mà xã tổ chức.
Bảng 4.12: Nguồn lực tài chính phát triển công tác dạy nghề xã Xuân Ngọc giai đoạn 2012 – 21014
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
- Chi hoạt động thường xuyên 750 770 800
- Chi dạy nghề, đầu tư cơ sở vật chất 880 950 1.000
Tổng: 1.630 1.720 1.800
(Nguồn: Thống kê xã Xuân Ngọc)
Qua bảng 4.12 cho thấy xã Xuân Ngọc đã đầu tư nguồn lực tài chính cho công tác dạy nghề và có xu hướng tăng qua 3 năm 2012 – 2014 với 1,63 tỷ đồng năm 2012 tăng lên 1,80 tỷ đồng năm 2014. Trong đó, chi dạy nghề và đầu tư cơ sở vật chất như cơ sở dạy nghề, trang thiết bị dạy học có xu hướng tăng nhanh, qua 3 năm tăng thêm 120 triệu đồng. Đây là dấu hiệu tốt cho người lao động được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và góp phần tăng chất lượng lao động, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Bảng 4.13: Số lượng lao động tham gia đào tạo nghề xã Xuân Ngọc giai đoạn 2012 – 2014
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%)
SL(người) (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 2013/2012 2014/2013 BQ Tổng số lao động được học nghề 137 100,00 142 100,00 150 100,00 103,65 105,63 104,64
Trong đó: Nông nghiệp 100 73,00 100 70,42 100 66,67 100,00 100,00 100,00
Phi nông nghiệp 37 27,00 42 29,58 50 33,33 113,51 119,05 116,28
Lao động có việc làm sau khi
được học nghề 90 65,69 96 67,60 110 73,33 106,67 114,58 110,63
Từ bảng 4.13 cho thấy số lượng lao động tham gia đào tạo nghề do xã tổ chức tăng qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân tăng 4,64%. Trong đó, chủ yếu là đào tạo nghề ngành nông nghiệp, mỗi năm đào tạo 100 người và chiếm 73% số người được đào tạo vào năm 2012, nhưng con số này lại giảm xuống 66,67% vào năm 2014. Qua đó, những lao động được đào tạo hoạt động trong ngành phi nông nghiệp có xu hướng tăng qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân là 16,28%. Bởi vì xã đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp, thay vào đó là các cơ sở hoạt động ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhưng tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn giữ được ưu thế của mình.Qua tìm hiểu, những ngành nghề nông nghiệp được đào tạo chủ yếu là sản xuất các loại cây trồng và chăm sóc cây cảnh, những ngành phi nông nghiệp chủ yếu được đào tạo nghề thêu ren, dệt may, đồ gỗ.
Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi được học nghề cũng tăng nhanh qua 3 năm với tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,63%. Năm 2014, lao động có việc làm sau khi được học nghề do xã tổ chức là 110 người, đạt 73,33%.
Như vậy, những giải pháp đào tạo nghề nâng cao trình độ cho người lao động và đã đạt được những thành công nhất định. Nhưng tỷ lệ đào tạo nghề cho người lao động hàng năm là quá ít so với nguồn lao động tại xã mặc dù công việc đào tạo nghề vẫn có xu hướng tăng về cả mặt số lượng và chất lượng trong những năm gần đây.
Bảng 4.14: Kết quả đào tạo một số nghề chủ yếu cho lao động tại xã Xuân Ngọc
Nghề đào tạo Số lớp mở (lớp)
Số người học/ lớp (người)
Cơ quan tổ chức Thời gian đào tạo (tháng)
Thời gian thực hành
Thêu ren 3 20 Xã liên kết xưởng
gia đình Ông Hòa
3 Vừa học vừa thực hành
Dệt may 1 20 Xã 3 Vừa học vừa thực hành
Cơ khí 2 15 Xã liên kết CSSX Minh Tiến 1 – 3 Vừa học vừa thực hành Đồ gỗ 2 15 Xã liên kết CSSX Trường Giang 1 – 3 Vừa học vừa thực hành
Sản xuất các loại cây trồng 4 30 Xã 3 Vừa học vừa thực hành
Trồng và chăm sóc cây cảnh 1 15 Xã 3 Vừa học vừa thực hành
Qua bảng 4.14, cho thấy hình thức chủ yếu đào tạo nghề của xã Xuân Ngọc là liên kết với các doanh nghiệp, CSSX trên địa bàn xã như: ngành nghề thêu ren được mở tại xưởng thêu ren của gia đình ông Phạm Văn Hòa (gia đình có truyền thống thêu ren 4 đời tại xã Xuân Ngọc), nghề đồ ghỗ được liên kết với CSSX đồ ghỗ Trường Giang (CSSX đồ ghỗ nổi tiếng trong và ngoài xã),... Các học viên ứng với mỗi lớp học là khoảng 15 – 30 người, được đào tạo trong thời gian ngắn hạn từ 1 – 3 tháng và được thực hành ngay trong thời gian học tập.
Khi đào tạo nghề liên kết với doanh nghiệp, CSSX thì người lao động được nâng cao chuyên môn nhờ có sự điều chỉnh chương trình phù hợp, thực hành trong thực tiễn sản xuất và gần gũi với đời sống của họ. Công tác kiểm định chất lượng được chính xác và khách quan hơn nhờ sự tham gia của các chuyên gia trong hội đồng chấm tuyển dụng của doanh nghiệp. Giáo viên ngày càng nâng cao năng lực thực tiễn cũng như sự tiếp cận với máy móc, công nghệ mới. Qua đó, người lao động nâng cao trình độ tay nghề được nhanh và phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp, CSSX.
Bên cạnh đó, công việc đào tạo nghề cho người lao động cũng gặp một số khó khăn như các cơ sở dạy nghề chưa được đầu tư đúng mức, còn thiếu các trang thiết bị dạy và học. Tại các lớp học dệt may, thêu ren, cơ khí... người lao động còn phải dùng chung máy, ánh sáng trong lớp học cũng chưa đử sáng... ảnh hưởng tới việc học của người lao động.
Bảng 4.15: Số lao động được điều tra tham gia học nghề năm 2014 Chỉ tiêu SL (người) CC (%) Số lao động đã được học nghề 21 100,00 Trong đó số lao động học nghề: - Thêu ren 5 23,81 - Dệt may 2 9,52 - Cơ khí 2 9,52 - Đồ gỗ 4 19,05 - Cây trồng và sinh vật cảnh 8 38,10 Số lao động học nghề được thực hành 13 61,90 Số lao động có việc làm theo đúng
chuyên môn sau khi học nghề
17 80,95
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)
Qua điều tra 60 lao động, số lao động đã được học nghề là 21 lao động. Trong đó, lao động học nghề sản xuất cây trồng là chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 38,10% số lao động học nghề, bởi vì xã Xuân Ngọc vẫn chiếm tỷ lệ sản xuất nông nghiệp cao nhất. Ngoài ra tỷ lệ lao động học nghề thêu ren cũng khá nhiều là 23,81% số lao động học nghề, bởi vì đây là một nghề truyền thống của xã Xuân Ngọc. Thực tế, số lớp đào tạo nghề dệt may và cơ khí còn hạn chế vì vậy kéo theo số lao động học 2 nghề này là ít hơn. Theo kế hoạch của đề án đào tạo nghề của xã Xuân Ngọc, mỗi lao động chỉ được tham gia học 1 nghề và chỉ được học 1 lần kết hợp với nhu cầu học nghề của người lao động nên số lao động học nghề còn ít.
Vấn đề đặt ra khi lao động tham gia học nghề thì tỷ lệ lao động được thực hành là không cao, chiếm tỷ lệ 61,90%. Ngoài ra, sau khi được học nghề xong, tỷ lệ lao động làm đúng chuyên môn đạt tỷ lệ 80,95%. Qua đó mà công tác đào tạo nghề chưa thật sự được hiệu quả, cần được sự đầu tư hơn nữa của các cấp chính quyền vào việc học phải được thực hành.
Bảng 4.16: Ý kiến đánh giá của người lao động về đào tạo nghề được điều tra Chủ đề
Nội dung đào tạo (Số người trả lời)
Phương pháp đào tạo (Số người trả lời)
Phù hợp Không phù hợp Phù hợp Không phù hợp Thêu ren (n = 5) 5 0 4 1 Dệt may (n = 2) 2 0 1 1 Cơ khí (n = 2) 1 1 0 2 Đồ gỗ (n = 4) 3 1 2 2 Cây trồng và sinh vật cảnh (n = 8) 6 2 5 3
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)
Qua điều tra 60 lao động, có 5 lao động học nghề thêu ren, 2 lao động học nghề dệt may, 2 lao động học nghề cơ khí, 4 lao động học nghề đồ ghỗ, 8 lao động học nghề sản xuất cây trồng. Tôi thu được các ý kiến của các lao động này về nội dung đào tạo nghề và phương pháp đào tạo nghề như sau: Với nghề thêu ren và dệt may có 100 % ý kiến cho rằng nội dung đào tạo phù hợp. Với nghề đồ ghỗ và sản xuất cây trồng có 75 % ý kiến đánh giá là nội dung đào tạo phù hợp. Với nghề cơ khí có 50% ý kiến đánh giá cho rằng nội dung đào tạo phù hợp và 100% ý kiến cho rằng phương pháp đào tạo không phù hợp.
Qua tìm hiểu, một số người lao động học nghề cho rằng nội dung đào tạo nghề không phù hợp bởi vì nội dung không thể hiện được nhiều vấn đề thực tiễn, phù hợp với địa phương. Nội dung chủ yếu trên mặt lý thuyết, đòi hỏi người lao động có nhiều điều kiện như vốn, cơ sở vật chất mới thực hành được. Trong khi đó, địa phương vẫn gặp rất nhiều khó khăn về các nguồn lực tài chính và vật chất. Đây cũng là những lý do tạo nên phương pháp đào tạo chưa thật sự được hiệu quả. Nhiều người lao động khi thực hành còn thiếu trang thiết bị, máy móc cũng như ánh sáng...
Được tham gia các lớp dạy nghề ngắn hạn, chúng tôi rất phấn khởi vì được trang bị kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt nhưng để ứng dụng vào thực tế thì gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn và nỗi lo về tiêu thụ sản phẩm rất bấp bênh.
Ông Trần Văn Hiến, 47 tuổi, thôn Liên Thủy xã Xuân Ngọc chia sẻ Chúng tôi theo học các lớp dệt may nhưng thiết bị dạy học của trung tâm dạy nghề quá lạc hậu nên khi được tuyển vào các công ty, xí nghiệp; các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại rất mất thời gian và lãng phí tiền của.
Bà Phạm Thị Kính, 25 tuổi, thôn Trung Lễ xã Xuân Ngọc chia sẻ
(Nguồn: Tổng hợp điều tra) 4.2.2.2.2 Tập huấn khuyến nông
Công tác khuyến nông ở xã Xuân Ngọc đã và đang thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tư vấn kĩ thuật cho người lao động. Đối tượng tham gia các lớp tập huấn ở xã bao gồm các xã viên, con em xã viên trong độ tuổi lao động có nhu cầu tập huấn.
Trạm khuyến nông huyện Xuân Trường đã tổ chức tập huấn trồng trọt và chăn nuôi với các chủ đề kỹ thuật trồng lúa, kỹ thuật trồng hoa màu, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, với tổng số lao động tham gia tập huấn với các chủ đề khoảng 360 lao động. Người lao động tham gia tập huấn được hỗ trợ kinh phí học tập ước tính 35.000 đồng/buổi/học viên.
Bảng 4.17: Các hoạt động khuyến nông chính ở xã Xuân Ngọc Chủ đề tập huấn Số người tham
gia/ lớp
Thời gian tập huấn
Số mô hình được xây dựng
Kỹ thuật trồng lúa 70 2 lần/ năm 2
Kỹ thuật trồng hoa màu 70 2 lần/ năm 1
Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm 50 1 lần/ năm 1 Kỹ thuật chăn nuôi gia súc 30 1 lần/ năm 0
(Nguồn: HTXDVNN xã Xuân Ngọc, năm 2014)
chủ yếu vào lĩnh vực trồng trọt là trồng lúa và trồng hoa màu; với số lần tập huấn là 2 lần/ năm vào đúng mỗi mùa vụ của cây trồng. Số người tham gia tập huấn trong lĩnh vực trồng trọt là 70 người/ lớp cũng nhiều hơn trong lĩnh vực chăn nuôi là 50 người/ lớp chăn nuôi gia cầm và 30 người/ lớp chăn nuôi gia súc. Không những thế số mô hình được xây dựng trong lĩnh vực trồng trọt (3 mô hình) cũng nhiều hơn số mô hình trong lĩnh vực chăn nuôi (1 mô hình) được xây dựng.
Bảng 4.18: Ý kiến đánh giá của người lao động về tập huấn khuyến nông được điều tra
Nội dung tập huấn (Số người trả lời) Phương pháp tập huấn (Số người trả lời) Phù hợp Không phù hợp Phù hợp Không phù hợp Kỹ thuật trồng lúa (n = 12) 12 0 7 5 Kỹ thuật trồng hoa màu (n = 6) 5 1 3 2
Kỹ thuật chăn nuôi
gia cầm (n = 4) 4 0 3 1
Kỹ thuật chăn nuôi
gia súc (n = 2) 2 0 0 2
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)
Qua điều tra 60 lao động, có 12 người được tập huấn kỹ thuật trồng lúa, chiếm tỷ lệ nhiều nhất; có 6 người được tập huấn kỹ thuật trồng hoa màu, 4 người được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia cầm và ít nhất là 2 người được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc.
Trong quá trình người lao động được tập huấn kỹ thuật, hầu như toàn bộ những người được tập huấn đều cho rằng nội dung tập huấn phù hợp. Nhưng ngược lại đó, có rất nhiều ý kiến đánh giá là phương pháp tập huấn không phù hợp, tập huấn lĩnh vực trồng lúa và chăn nuôi gia cầm còn được
đánh giá phương pháp tập huấn phù hợp hơn các lĩnh vực tập huấn khác. Bởi