Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động tại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (Trang 41)

3.2.5.1 Thực trạng chất lượng nguồn lao động

Để tiến hành nghiên cứu về thực trạng chất lượng nguồn lao động, tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu gồm có:

- Cơ cấu lao động theo tuổi.

Trong quá trình phân tích do lực lượng lao động ở xã theo độ tuổi khác nhau về số lượng và sức khỏe cho nên tôi chia lực lượng lao động thành các nhóm sau: + 15 – 24 tuổi + 25 – 34 tuổi + 35 – 44 tuổi + 45 – 54 tuổi + 55 – 60 tuổi

- Chỉ số khối cơ thể - chỉ số BMI để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành và được tính như sau: BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao)2, trong đó trọng lượng cơ thể tính bằng kg, chiều cao tính bằng m.

Bảng phân loại dinh dưỡng dành cho người trưởng thành Châu Á Tình trạng dinh dưỡng Chỉ số BMI

Gầy < 18,50 Gầy độ 1 17,00 – 18,49 Gầy độ 2 16,00 – 16,99 Gầy độ 3 < 16,00 Bình thường 18,50 – 24,99 Thừa cân ≥ 25,00 Tiền béo phì 25,00 – 29,99 Béo phì ≥ 30,00 Béo phì độ 1 30,00 – 34,99 Béo phì độ 2 35,00 – 39,99 Béo phì độ 3 ≥ 40,00

(Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới WHO, năm 2000)

- Số lượng và tỷ lệ người lao động đã học qua các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Số lượng và tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo và đã qua đào tạo nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học.

- Mức độ đánh giá của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất về tính trung thực, tính thần trách nhiệm, tính kỷ luật của người lao động. Các mức độ đánh giá là: rất kém, kém, trung bình, tốt và rất tốt.

3.2.5.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động đã được thực hiện

Về các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động, tôi tiến hành tìm hiểu các chỉ tiêu sau:

- Số lượng và tỷ lệ người lao động tham gia BHYT, được khám chữa bệnh và tư vấn chăm sóc sức khỏe.

- Số lớp và tỷ lệ trường học đạt chuẩn.

- Số lượng giáo viên từng cấp đạt chuẩn, tỷ lệ trẻ em được đến trường và tỷ lệ phổ cập giáo dục.

- Số nghề được đào tạo, tập huấn kỹ thuật.

- Số lớp ứng với mỗi nghề được đào tạo, tập huấn kỹ thuật. - Số người lao động tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật. - Thời gian học nghề và thực hành nghề.

- Số lượng người lao động xuất khẩu ra nước ngoài và trình độ, lĩnh vực hoạt động của họ.

3.2.5.3 Kết quả thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động

Kết quả thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động thể hiện thể hiện qua các chỉ tiêu số lượng và tỷ lệ lao động có việc làm ổn định, thiếu việc làm và chưa có việc làm.

PHẦN IV

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động tại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (Trang 41)