Kiến nghị với Doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 103)

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và TTQT cho cán bộ làm công tác XNK. Doanh nghiệp cần bố trí đội ngũ cán bộ thông thạo nghiệp vụ ngoại thương, trình độ pháp lý trong thương mại quốc tế làm công tác XNK. Chủ động nắm bắt thời cơ, thận trọng khi đàm phán ký kết hợp đồng, sao cho hợp đồng phải cụ thể, chính xác, rõ ràng, đầy đủ các điều khoản, nêu rõ quyền và nghĩa vụ mỗi bên, phạm vi và đối tượng xử lý khi có tranh chấp xảy ra. Tránh những từ ngữ mập mờ khó hiểu, gây bất lợi sau này. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về XNK và TTQT do các trường đại học, các NHTM tổ chức. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp nên có một bộ phận pháp chế hoặc sử dụng tư vấn pháp lý để tránh được các bất đồng hoặc tranh chấp có thể xảy ra trong kinh doanh và trong thanh toán.

Doanh nghiệp cần nghiên cứu tìm hiểu kỹ thị trường để lựa chọn đúng bạn hàng. Trong xu thế mở rộng giao lưu, buôn bán với nước ngoài, doanh nghiệp không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi mối quan hệ với những bạn hàng truyền thống mà phải mở rộng quan hệ ra bên ngoài. Tự bản thân doanh nghiệp không thể nắm vững được hết khả năng tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác, thậm chí nhiều khi hợp đồng đươc ký kết thông qua các hoạt động quảng cáo, hoặc do khách hàng khác

95

giới thiệu nên dễ xảy ra rủi ro. Doanh nghiệp có thể thông qua Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phục vụ mình, các tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài để nắm bắt thông tin, tìm hiểu đối tác.

Doanh nghiệp cần trung thực trong các mối quan hệ làm ăn với bạn hàng và với ngân hàng, tránh thủ sự tư vấn của ngân hàng. Trong quan hệ đối với ngước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ theo đúng các thông lệ quốc tế, không nên vì mối quan hệ trước mắt mà đánh mất uy tín của bản thân doanh nghiệp và của các ngân hàng Việt Nam.

96

Kết luận chƣơng 4:

Từ những số liệu phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại Vietinbank và kết quả khảo sát thực tế, trong Chương 4, Luận văn đã nêu lên những giải pháp thiết thực cho việc phát triển hoạt động TTQT của Vietinbank trong thời gian tới. Với sức ép cạnh tranh ngày một lớn của ngành ngân hàng, Vietinbank cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị điều hành, mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý, đa dạng hóa các sản phẩm TTQT. Đồng thời, Vietinbank cần hoàn thiện và thực hiện đồng bộ các chính sách của mình như chính sách khách hàng, chính sách marketing, chính sách phát triển dịch vụ TTQT, gia tăng năng lực tài chính, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, hoàn thiện bộ máy tổ chức v.v. Ngoài ra, Chương 4 còn đưa ra những kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mô nói chung cũng như Vietinbank nói riêng nhằm phát triển hơn nữa hoạt động TTQT tại Vietinbank.

97

KẾT LUẬN

Mở cửa thị trường tài chính đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng mang đến không ít thách thức cho các NHTM Việt Nam. Phát triển hoạt động TTQT là một yêu cầu tất yếu khách quan, vấn đề là làm thế nào phát triển hoạt động này trong điều kiện cụ thể của Vietinbank.

Để giải quyết vấn đề này, từ những lý luận về TTQT và phát triểnhoạt động TTQT được đề cập ở Chương 1; Chương 2, 3 của luận văn đã điều tra khảo sát, phân tích các điều kiện, nhân tố ảnh hưởng cũng như đánh giátình hình hoạt động TTQT của Vietinbank giai đoạn 2009 đến 2014. Vietinbank bắt đầu tham gia vào hoạt động TTQT từ năm 2003, chỉ sau 11 năm hoạt động, thị phần được mở rộng từ 0% (năm 2003) đến 12,72% ( năm 2014). Tuy nhiên, khi xét trong mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh như Vietcombank, thì đó là con số chưa tương xứng với tiềm năng của một ngân hàng có thương hiệu số 1 Việt Nam. Do đó, cần có những giải pháp thiết thực, khả thi, phù hợp với điều kiện của Vietinbank hiện nay, và đó cũng là nội dung của chương 4. Trong chương 4trình bày những định hướng và 5 nhóm giải pháp cụ thể để phát triển hoạt động TTQT của Vietinbank.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, vấn đề phát triển hoạt động TTQT là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietinbank. Với tiềm lực và thành tựu tích luỹ từ hơn 25 năm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, cùng với những giải pháp đúng đắn và nỗ lực của mình, Vietinbank hoàn toàn có thể trở thành một tập đoàn tài chính – ngân hàng hàng đầu của Việt Nam cung cấp những dịch vụ hiện đại ngang tầm với các ngân hàng phát triển trong khu vực và trên thế giới.

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu bằng Tiếng Việt:

1. Trần Nguyễn Hợp Châu 2012. Nâng cao năng lực TTQT của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 122, tháng 7, trang 5-20.

2. Nguyễn Hồng Đàm, 2005. Vận tải và giao nhận trong ngoại thương. Hà Nội: Nhà xuất bản Lý luận chính trị.

3. Trần Văn Hòe, 2008.Giáo trình tín dụng và thanh toán thương mại quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bảnĐại học Kinh tế quốc dân.

4. Phạm Thị Thu Hương, 2009.Giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ.Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

5. Lê Thị Phương Liên, 2008.Nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học KTQD.

6. Nguyễn Thúy Nga, 2011. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Đông Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Vietinbank 25 năm xây dựng và phát triển, Báo cáo thường niên các năm 2009 - 2014.

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2009 - 2014.

9. Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC), Báo cáo thường niên các năm 2009 - 2014.

10. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2009 - 2014.

99

11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2009 - 2014.

12. Peter Rose, 2011. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính 13. Nguyễn Thị Quy và Nguyễn Văn Tiến, 2009.Giáo trình Thanh toán quốc tế và

Tài trợ ngoại thương. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

14. Đinh Xuân Trình, 1996.Thanh toán quốc tế trong ngoại thương. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

15. Trương Minh Trung, 2011, Chiến lược marketing cho dịch vụ TTQT tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

16. Tạp chí Ngân hàng năm 2009-2014.

17. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ năm 2009-2014.

II. Tài liệu bằng Tiếng Anh:

1. International Standard Banking Pratice 681 (ISBP 681). 2. Incoterms 2000.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)