Khái quát về hoạt động TTQT tại Vietinbank

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 63)

3.2.1. Kết quả hoạt động TTQT của Vietinbank

Với chiến lược tăng mức thu nhập từ hoạt động dịch vụ lên 40% tổng thu nhập của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vào năm 2015, cùng mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng, vai trò của hoạt động kinh doanh đối ngoại của Vietinbank ngày càng được khẳng định. Tháng 04/2008, VietinBank chính thức xử lý tập trung hoạt động TTQT&TTTM tại Sở Giao dịch (SGD) bao gồm các giao dịch thư tín dụng, nhờ thu, bảo lãnh nước ngoài, chuyển tiền, v.v cho khách hàng của VietinBank. SGD hoạt động theo mô hình xử lý tập trung về TTQT và tài trợ thương mại, đánh dấu mốc phát triển quan trọng trong hoạt động thanh toán XNK và tài trợ thương mại của Vietinbank. Đồng thời đây cũng là mô hình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho tới thời điểm hiện nay, mang lại cho Vietinbank nhiều lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Theo đó: tách rời công việc của Front Office (tại chi nhánh) với công việc của Back Office (tại SGD) nhằm tăng cường chuyên môn hóa và kiểm soát chéo lẫn nhau. Chi nhánh tập trung vào tiếp cận với khách hàng, thẩm định, ra

55

quyết định TTTM và cấp hạn mức tín dụng trong khi SGD tập trung vào xử lý kỹ thuật nghiệp vụ.

Hoạt động TTQT đặc biệt là thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những thế mạnh của Vietinbank, với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trong cả nước cũng như nước ngoài cùng với nhiều đại lý được mở ở các ngân hàng trên thế giới, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietinbank ngày càng không ngừng mở rộng và phát triển.Có thể thấy tình hình TTQT của Vietinbank qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.4: Doanh số thực hiện TTQT tại Vietinbank

(Đợn vị: tỷ USD) Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Doanh số TTQT 12,1 17,19 28,04 32,29 37,1 37,9 Tốc độ phát triển 42,1% 63,12% 15,16% 14,9% 2,2% (Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm 2009 – 2014 của Vietinbank)

Ta có thể thấy đến hết năm 2014doanh số TTQT tăng hơn gấp ba lần so với năm 2009, từ 12,1 tỷ USD lên đến 37,9 tỷ USD, thị phần cũng tăng từ 9,53 lên đến 12,81%. Nhờ đó, không những củng cố vị trí thứ hai về TTQT trong hệ thống NHTM, mà còn liên tục nhận được các giải thưởng trong lĩnh vực TTQT của các ngân hàng uy tín như HSBC, Citybank, Bank of New York...Tuy nhiên cùng với sự suy thoái của nền kinh tế, tốc độ phát triển của TTQT đang bị chững lại trong những năm gần đây.

Cùng với sự tăng trưởng về doanh số thanh toán, các sản phẩm của thanh toán XNK cũng ngày càng đa dạng từ chuyển tiền cho tới nhờ thu, thư tín dụng đến bảo lãnh, tái bảo lãnh và một số sản phẩm khác.

56

Bảng 3.5: Tỷ trọng các phƣơng thức TTQT tại Vietinbank

(Đợn vị: tỷ USD)

Năm

LC Nhờ thu Chuyển tiền

Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng

2009 3,9 32,23% 0,7 5,79% 7,5 61,98% 2010 4,4 25,6% 0,69 4,01% 12,1 70,39% 2011 6,3 22,47% 0,84 3% 20,9 74,53% 2012 6,5 20% 0,99 3,07% 24,8 76,8% 2013 6,9 18,6% 0,93 2,5% 29,27 78,9% 2014 7,5 19,79% 1,2 3,17% 29,2 77,04%

(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm 2009 – 2014 của Vietinbank)

Vì là phương thức TTQT đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nên chuyển tiền vẫn là phương thức chiếm chủ yếu với tỷ trọng luôn lớn hơn 70%. Doanh số của phương thức này tăng lên một cách đều đặn. Từ năm 2009 doanh số chuyển tiền lần lượt mới chỉ là 7,5 tỷ USD chiếm 61,98% thì đến năm 2014 con số này đã lên tới 29,2 tỷ USD với tỷ trọng 77,04%, có nghĩa là chỉ trong vòng 5 năm doanh số chuyển tiền đã tăng lên gần 4 lần.

Mặc dù doanh số của phương thức tín dụng chứng từ (L/C) vẫn tăng dần qua từng năm, nhưng tỷ trọng lại bị giảm. Cụ thể năm 2009 doanh số L/C là 3.9 tỷ USD chiếm 32,23%, thì đến năm 2014 doanh số L/C tăng lên 7,5 tỷ USD nhưng tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 19,79%, có nghĩa trong vòng 5 năm doanh số L/C chỉ tăng có 1,9 lần thấp hơn rất nhiều so với 4 lần của doanh số chuyển tiền. Điều này xuất phát từ việc mặc dù được đánh giá là phương thức an toàn nhất, dung hòa được lợi ích cho cả nhà

57

XK và NK tuy nhiên L/C cũng là phương thức phức tạp nhất trong số 3 phương thức chủ yếu đang được sử dụng hiện nay, không phải khi nào các bên tham gia cũng có trình độ đúng như yêu cầu. Mặt khác, sự khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống ngân hàng trên toàn cầu. Một loạt các ngân hàng lớn trên thế giới sụp đổ, bị mua lại, hay bị giảm hệ số tín nhiệm. Ngân hàng Trung ương các nước duy trì chính sách lãi suất thấp vì vậy các NHTM Việt Nam đã rút tiền hoặc cắt giảm tiền gửi ở ngân hàng nước ngoài. Điều này làm cho hệ thống ngân hàng đại lý bị sụt giảm, gây khó khăn cho hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Mặc dù tốc độ tăng có chậm lại nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn, đây có thể coi là thành tích và đồng thời khẳng định được uy tín của Vietinbank trong lĩnh vực phát hành L/C.

Cũng giống như phương thức L/C, nhìn chung doanh số cũng như tỷ trọng của phương thức nhờ thu qua các năm tại Vietinbank có biến đổi theo hướng tích cực nhưng không đáng kể. Xét trong tổng doanh số thanh toán TTQT thì việc thanh toán bằng phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng vào khoảng 3%. Nguyên nhân của con số này là do nhờ thu vẫn là một phương thức có nhiều rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế, chỉ những khách hàng có mối quan hệ lâu dài, tin tưởng lẫn nhau trong thanh toán mới sử dụng phương thức này.

Những kết quả trên đã khẳng định uy tín của Vietinbank trong lĩnh vực thanh toán XNK ở trong nước cũng như trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, thị phần không ngừng được mở rộng từ 7,86% năm 2008 lên đến 12,72% năm 2014.

3.2.2. Tình hình phát triển hoạt động TTQT của Vietinbank

3.2.2.1. Tình hình hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại Vietinbank

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ thanh toán hàng xuất khẩu, Vietinbank đã luôn quan tâm chú trọng phát triển mảng dịch vụ này. Chính vì vậy, từ chỗ chỉ có một ít các khách hàng giao dịch lẻ tẻ với các hình thức đơn giản trong những năm đầu thực hiện dịch vụ này, cho đến những năm gần đây số lượng khách hàng có quan hệ thanh toán xuất khẩu của Vietinbank đã không ngừng tăng và

58

các nghiệp vụ cũng không ngừng được mở rộng cả về số lượng và chất lượng. Với sự tăng trưởng của các nghiệp vụ, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu của Vietinbank không ngừng được tăng lên qua các năm.

Bảng 3.6: Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu của Vietinbank 2009 - 2014

(Đơn vị: tỷ USD)

Năm L/C xuất khẩu Nhờ thu Chuyển tiền đến Tổng

doanh số TTXK Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền

2009 10,514 0,7 4,252 0,39 44,125 3,41 4.5 2010 11,131 0,8 4,606 0,37 44,432 4,6 5,77 2011 12,370 1,25 4,441 0,52 41,978 10,8 12,57 2012 11,040 1,22 3,385 0,5 44,880 13,5 15,22 2013 13,286 1,6 3,517 0,37 58,106 15 16,97 2014 12,758 1,4 3,618 0,6 57,250 16 18

(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm 2009 – 2014 của Vietinbank) Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu năm 2009 chỉ đạt 4,5 tỷ USD thì đến năm 2014 đã đạt tới 18 tỷ USD tăng gấp 4 lần so với năm 2009. So với tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 5 năm này (kim ngạch xuất khẩu năm 2014 tăng 2.33 lần so với năm 2009) thì mức tăng trưởng trong thanh toán hàng xuất khẩu của Vietinbank cao hơn nhiều.

Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu tăng dẫn đến thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của Vietinbank cũng được nâng dần lên. Ta có thể thấy được sự tăng trưởng này thông qua bảng số liệu dưới đây:

59

Bảng 3.7:Thị phần thanh toán xuất khẩu của các NHTMVN

(Đơn vị: %) Năm Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 BIDV 5,46 5,36 7,08 9,44 10,24 10,18 VIETINBANK 7,95 9,2 12,95 12,82 12,8 12,16 AGRIBANK 8,16 6,34 4 3,83 4,96 5,23 VIETCOMBANK 24,4 20,64 18,16 15,02 13,9 13,7 Các NHTM khác 54,03 58,46 57,81 58,89 58,1 58,73 (Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm 2009 – 2014 của các NHTM Việt Nam) Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hướng ra xuất khẩu, Vietinbank không ngừng mở rộng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của mình từ 7,95% năm 2009, đến năm 2014 là 12,16%, có nghĩa trong vòng 5 năm thị phần TTQT đã tăng hơn 1,5 lần. Thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của Vietinbank năm 2009 chỉ chiếm 7,95% đứng thứ 3 sau Vietcombank và Agribank, thì đến năm 2014 đã phát triển không ngừng vượt qua Agribank, chỉ đứng sau Vietcombank một ngân hàng hoạt động lâu đời nhất về lĩnh vực thanh toán hàng xuất khẩu, đồng thời gia tăng thị phần lên 12,16%. Đây là một kết quả không nhỏ của Vietinbank trong việc phát triển hoạt động TTQT của mình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhất là giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của Vietinbank vẫn đứng thứ 2 trong cả nước nhưng mức tăng đã chững lại. Con số này là sự tác động của nhiều nhân tố trong đó có những nhân tố mang tính chủ quan của ngân hàng cũng như các nhân tố khách quan của nền kinh tế. Một trong những nhân tố đó là sự sụt giảm thị phần nói chung của các NHTM nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cùng với sự khó khăn của nền kinh tế trong và ngoài nước.

Trước bối cảnh khó khăn đó, Vietinbank đã đưa ra được nhiều chính sách để phát triển hơn nữa hoạt động thanh toán xuất khẩu của mình như chính sách tín dụng tài trợ xuất

60

khẩu, cho vay ưu đãi đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý. Với những sự cố gắng đó, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu những năm gần đây đều được giữ vững và ngày càng rút ngắn hơn so với ngân hàng đang dẫn đầu là Vietcombank.

3.2.2.2. Tình hình hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại Vietinbank

Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước nhập siêu trong nhiều năm qua, hoạt động TTQT cũng không nằm ngoài xu hướng đó, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tại Vietinbank trong những năm qua rất cao

Bảng 3.8: Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu của Vietinbank 2009 - 2014

(Đơn vị: tỷ USD)

Năm L/C xuất khẩu Nhờ thu Chuyển tiền đến Tổng doanh số TTXK

Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền

2009 13,524 3,2 5,958 0,31 49,286 4,09 7,6 2010 14,182 3,6 6,207 0,32 53,812 7,5 11,42 2011 13,966 5,05 5,592 0,32 60,330 10,1 15,47 2012 13,001 4,98 6,298 0,49 60,094 11,6 17,07 2013 14,375 5,3 7,806 0,56 74,976 14,27 20,13 2014 14,589 6,1 7,208 0,6 69,024 13,2 19,9 ( Nguồn: tổng hợp số liệu từ báo cáo tài chính các năm 2009 – 2014)

Đáp ứng nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ trong nước, hoạt động thanh toán nhập khẩu tại Vietinbank hết sức sôi động trong những năm qua. Doanh số TTNK tăng cao qua các năm, năm 2009, doanh số TTNK đạt 7,6 tỷ USD và tăng lên gấp gần 3 lần trong 5 năm sau đó, tốc độ tăng trưởng bình quân là 22,79%/năm. Có thế thấy rằng, từ 2009 đến 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước tăng từ 68,8 tỷ USD lên 150 tỷ USD và chỉ tăng trung bình 14,4%/năm, như vậy, bên cạnh yếu tố sự gia tăng của hoạt động nhập khẩu thì hoạt động TTNK của Vietinkbank tăng lên là do sự cố gắng, nỗ lực từ chính

61

bản thân ngân hàng với những chiến lược hợp lý để chiếm lĩnh thị trường, gia tăng doanh số.

Bảng 3.9:Thị phần thanh toán nhập khẩu của các NHTMVN

(Đơn vị: %) Năm Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 BIDV 7,41 7,43 8,65 12,37 12,15 11,5 VIETINBANK 11,05 12,44 14,51 15,47 15,25 13,27 AGRIBANK 7,38 4,96 3,62 5,96 5,43 6,25 VIETCOMBANK 17,17 19,1 19,86 18,98 17,56 17,6 Các NHTM khác 56,99 56,07 53,36 47,22 49,61 51,38 ( Nguồn: tổng hợp số liệu từ báo cáo tài chính các năm 2009 – 2014 của các ngân hàng, số liệu giá trị xuất nhập khẩu 2009 – 2014 của Tổng cục thống kê)

Theo số liệu trên ta thấy rằng, Vietcombank vẫn là ngân hàng đứng đầu về thị phần thanh toán hàng nhập khẩu trong các NHTM trong cả nước. Vietcombank luôn được đánh giá là một trong những ngân hàng chủ chốt trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Với tuổi đời 50 năm hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại không phải là nhiều so với các ngân hàng trên thế giới, song so với các NHTM Việt Nam, Vietcombank là một trong những ngân hàng lâu đời nhất về lĩnh vực thanh toán hàng nhập khẩu. Chính vì vậy, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu của Vietcombank luôn chiếm thị phần đứng đầu trong cả nước. Vào năm 2009, thị phần thanh toán hàng nhập khẩu của Vietcombank là 17,17% thị phần cả nước, đến nắm 2011 là 19,86% và đến năm 2014 là 17,6%. Diễn biến về sự phát triển thị phần thanh toán hàng nhập khẩu của Vietinbank tăng dần ổn định qua các năm. Thị phần mở rộng từ 11,05% năm 2009 lên đến 15,27% năm 2014, đứng thứ 2 trong cả nước và ngày càng được thu hẹp so với Vietcombank.

62

Nhìn chung tình hình phát triển hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu là khá khả quan và cũng phù hợp với một nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay, nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Nếu xét trong tương quan với hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu, thì hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của Vietinbank cao hơn, và có tốc độ phát triển nhanh hơn. Có được điều này, là do Vietinbank đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng trong nước, ngân hàng đã có sự quan tâm, ưu đãi nhiều hơn đến hoạt động thanh toán quốc tế, sử dụng nhiều tài sản hơn vào hoạt động này và cũng đưa ra nhiều hình thức thanh toán nhằm giảm bớt khó khăn cho khách hàng.

3.2.3. Tình hình phát triển hoạt động TTQT của Vietinbank qua một số chỉ tiêu (1) Sự gia tăng doanh số TTQT: (1) Sự gia tăng doanh số TTQT:

Doanh số TTQT là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh sự đánh giá trên nhiều tiêu chí theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về chất lượng sản phẩm TTQT và cả số lượng đạt được trong hoạt động TTQT của NH. Bởi vì, số lượng phản ánh chất lượng. Khối lượng giao dịch lớn thể hiện: chất lượng dịch vụ trong hoạt động TTQT của ngân hàng tốt, phản ánh phí dịch vụ phù hợp, phản ánh tính mở rộng trong TTQT.

Bảng 3.10: Doanh số thực hiện TTQT tại Vietinbank

(Đợn vị: tỷ USD) Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Doanh số TTQT 12,1 17,19 28,04 32,29 37,1 37,9 Tốc độ phát triển 42,1% 63,12% 15,16% 14,9% 2,2% ( Nguồn: tổng hợp số liệu từ báo cáo tài chính các năm 2009 – 2014)

Từ bảng trên, ta có thể thấy trong những năm qua doanh số TTQT của Vietinbank liên tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đang giảm dần. Điều này một phần cho thấy những tác động do những khó khăn của nền kinh tế cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong lĩnh vực TTQT. Đồng thời cho thấy Vietinbank cần cố gắng hơn nữa để duy trì sự tăng trưởng trong các năm tới.

63

(2) Sự gia tăng của doanh thu phí dịch vụ hoạt động TTQT:

Hoạt động TTQT đã mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng thông qua các khoản phí, lệ phí dịch vụ thanh toán. Thông qua việc thực hiện dịch vụ thanh toán, ngân hàng đã thu được các khoản phí: Phí chuyển tiền đi, đến; Phí nhận và xử lý nhờ thu; Phí thanh toán nhờ thu; Phí thông báo L/C; Phí thanh toán L/C; Phí sửa đổi L/C và các phí dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng.

Bảng 3.11: Doanh số phí dịch vụ TTQT tại Vietinbank

(Đợn vị: tỷ VND) Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Phí dịch vụ TTQT 415 498 599 516 523 543 Tổng doanh thu phí 847 1,769 1,923 1,855 2,096 2,220 ( Nguồn: tổng hợp số liệu từ báo cáo tài chính các năm 2009 – 2014)

Trong giai đoạn 2009 – 2014, doanh số TTQT thực hiện qua Vietinbank tăng lên qua từng năm, do đó khoản thu phí này cũng tăng lên tương ứng. Tổng doanh thu phí dịch vụ TTQT của Vietinbank năm 2014 là 543 tỷ đồng tăng 30% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 24,45% tổng doanh thu dịch vụ của toàn ngân hàng. Điều này cho thấy hoạt

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)