1.4.1. Ngân hàng HSBC
Thành lập tại Hồng Kông vào tháng 3 năm 1865 và tại Thượng Hải một tháng sau đó, Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải là sáng lập viên và là thành viên chủ
28
chốt của Tập đoàn HSBC, là ngọn cờ đầu của Tập đoàn tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và là tổ chức ngân hàng lớn nhất tại Hồng Kông. Với trụ sở chính tại Luân Đôn, tính đến nay HSBC có mạng lưới trên 6.300 văn phòng tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu, Hong Kong, các nước còn lại trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và Bắc Phi. Với tài sản trị giá 2.671 tỷ đô la Mỹ tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất trên thế giới. HSBC hiện là Ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới hoạt động, sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng.
Kinh nghiệm phát triển hoạt động TTQT của HSBC
- Phát triển mạng lƣới: Hiện nay, HSBC là một trong những ngân hàng có chi nhánh nhiều nhất trên thế giới. Với mạng lưới rộng khắp, HSBC luôn mang đến cho khách hàng những tiện ích tốt nhất.Theo đó, HSBC chuyển từ lượng sang chất với chiến thuật tập trung nâng cao chất lượng và quy mô cho từng điểm giao dịch hiện hữu nhằm củng cố thế mạnh tạo hiệu quả vững bền. Chiến lược “tập trung hóa” sẽ được triển khai tại các địa bàn trọng điểm lớn; song song đó tiếp tục chiến lược phát triển mạng lưới đến các địa bàn có tiềm năng kinh tế trong tương lai để mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần. Năm 1870, HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh). Tháng 8 năm 1995, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh được cấp phép hoạt động và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng. HSBC khai trương chi nhánh thứ hai tại Hà Nội và thành lập Văn phòng Đại diện tại Cần Thơ vào năm 2005. Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC khai trương ngân hàng 100% vốn nước ngoài và trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con đi vào hoạt động tại Việt Nam. Hiện tại, mạng lưới hoạt động của ngân hàng bao gồm một hội sở, một chi nhánh và năm phòng giao dịch tại Tp. Hồ Chí Minh, một chi nhánh, ba phòng giao dịch và một quỹ tiết kiệm tại Hà Nội, bốn chi nhánh tại Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai và hai văn phòng đại diện tại Hải Phòng và Vũng Tàu.
29
- Phát triển sản phẩm, dịch vụ: Tại Việt Nam, HSBC là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực giao dịch quyền chọn, hoán đổi lãi suất, sản phẩm phái sinh tín dụng. Trung tâm thanh toán và tài trợ thương mại của HSBC tại Việt Nam cung cấp gói giải pháp toàn diện từ các dịch vụ chứng từ truyền thống đến các giải pháp được thiết kế chuyên biệt cho từng doanh nghiệp với quy mô hoạt động khác nhau như: thư tín dụng, nhờ thu xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại, các giải pháp tài trợ thương mại phức hợp, các giải pháp tài trợ cho nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng. Đặc biệt, các giải pháp điện tử cho các hoạt động thương mại được thiết kế nhằm hỗ trợ khách hàng quản lý trực tuyến các giao dịch thương mại toàn cầu mọi lúc mọi nơi:
- Dịch vụ thanh toán điện tử (HSBCnet-ITS): là nền tảng dịch vụ ngân hàng điện tử toàn cầu, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu như mở và tu chỉnh thư tín dụng, thanh toán chứng từ nhập khẩu, chuyển nhượng thư tín dụng xuất khẩu, đồng thời tiếp cận mọi thông tin tức thời về tài khoản xuất nhập khẩu mọi lúc, mọi nơi. - Instant@dvice: HSBC là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam cung cấp
miễn phí tiện ích này. Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo qua thư điện tử ngay sau khi các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện tại HSBC.
- Dịch vụ dò tìm bộ chứng từ chuyển phát toàn cầu (Document Tracker): HSBC là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ dò tìm bộ chứng từ chuyển phát toàn cầu, cho phép khách hàng dò tìm và truy cứu nhanh về tình trạng các bộ chứng từ trên toàn cầu (gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh DHL) 24 giờ một ngày, 7 ngày 1 tuần và hoàn toàn miễn phí.
- HSBC e-PO Trader: giúp khách hàng quản lý các chứng từ điện tử và kiểm tra sự hợp lệ của các giao dịch trong phương thức ghi sổ dựa trên nền tảng trang web trực tuyến. Hệ thống e-PO Trader cho phép bên mua tự động hóa quá trình quyết định thanh toán và giúp nhà
30
cung cấp tạo ra và xuất trình các chứng từ điện tử đồng thời quản lý được tình trạng của việc thanh toán.
- Liên doanh liên kết với Ngân hàng trong nƣớc: HSBC luôn tận dụng lợi thế thương hiệu mạnh của mình để liên kết với các ngân hàng bản địa để tận dụng kênh phân phối. Tại Việt Nam, vào ngày 29 tháng 12 năm 2005, Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải mua 10% vốn cổ phần của Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), một trong các ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam xét về vốn. Tháng 7 năm 2007, HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên nâng cổ phần tại Techcombank lên 15%. Tháng 9 năm 2008, HSBC hoàn tất việc nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank lên 20% và trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% vốn cổ phần tại một ngân hàng trong nước.
- Nguồn nhân lực chất lƣợng cao: HSBC luôn có một nguồn nhân lực là người bản địa dồi dào và có trình độ cao. Các chế độ ưu đãi cũng như các chương trình tuyển chọn nhân sự tốt đã giúp HSBC luôn thu hút được nhiều nhân tài. Do có được những nhân sự xuất sắc nên công tác quản lý điều hành của HSBC luôn ổn định. Ngoài ra, HSBC có chế độ đào tạo nghiệp vụ và chế độ phúc lợi cho nhân viên tốt giúp cho chất lượng phục vụ khách hàng cao.
- Chất lƣợng dịch vụ: HSBC là ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất tại Việt Nam 2009, 2011, 2013 do Asset Triple A bình. HSBC luôn chú trọng đến nhu cầu của khách hàng. Các giao dịch thanh toán quốc của HSBC được thực hiện nhanh chóng và chính xác, tạo được sự tin tưởng tuyệt đối với khách hàng.
- Chính sách khách hàng: Ngoài những chính sách ưu đãi đối với khách hàng hiện hữu và có quan hệ lâu dài, HSBC còn có những chính sách rất hấp dẫn đối với khách hàng tiềm năng. HSBC có những cách thức tiếp cận khách hàng mới rất chu đáo được thể hiện qua việc tìm hiểu đầy đủ thông tin khách hàng trước khi tiếp thị và đưa ra những ưu đãi đặc biệt cho khách hàng.
1.4.2. Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank)
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào hoạt
31
động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Trong những năm qua, Vietcombank luôn đóng vai trò chủ đạo, duy trì vị trí số 1 vững chắc trong thị phần thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu không ngừng tăng cao trong các năm. Với thế mạnh là một ngân hàng đối ngoại chủ lực của quốc gia, Vietcombank đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 1.800 ngân hàng tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kinh nghiệm phát triển hoạt động TTQT của Vietcombank
- Mạng lƣới hoạt động: Việc phát triển mạng lưới của Vietcombank theo phương châm chung là “phát triển nhanh và bền vững một cách linh hoạt và có hiệu quả” mà Hội đồng quản trị đã đề ra, phát triển với tốc độ nhanh nhưng vẫn đảm bảo được các tiêu chí về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn nhất nước với gần 14.000 cán bộ nhân viên, hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết. Với mạng lưới rộng khắp và là ngân hàng đối ngoại chủ lực của quốc gia, Vietcombank có thể cung cấp các sản phẩm TTQT đa dạng cho khách hàng.
- Phát triển sản phẩm dịch vụ: Ngoài việc cung cấp hệ sản phẩm tài trợ thương mại đa dạng, phong phú tương ứng với nhiều phương thức thanh toán phổ biến, Vietcombank đã cùng doanh nghiệp thiết kế những giải pháp tài trợ phù hợp với đặc điểm, chu trình kinh doanh, nhu cầu riêng biệt của từng doanh
32
nghiệp. Ngoài ra, trước kia giá trị TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ vẫn chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng kim ngạch TTQT tại Vietcombank. Chủ yếu tập trung vào hai loại L/c không hủy ngang và L/c không hủy ngang có xác nhận. Do đó, Vietcombank đã thực hiện đa dạng hóa các loại L/c để nâng cao tỷ trọng doanh số L/c nói chung và TTQT của ngân hàng nói riêng. Ví dụ:
+ Đối với hàng hóa được kinh doanh qua trung gian có thể áp dụng loại thanh toán phù hợp như thư tín dụng giáp lưng, thư tín dụng chuyển nhượng. + Đối với hàng gia công, hàng đổi hàng hay hàng được giao thường xuyên theo chu kỳ thì áp dụng phương thức tín dụng chứng từ đặc biệt như thư tín dụng tuần hoàn.
+ Đối với những sản phẩm hàng hóa là thực phẩm, nông sản mau hư hỏng thì áp dụng thư tín dụng dự phòng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của hai bên xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Vietcombank cũng đã phát triển thêm các dịch vụ thanh toán séc, séc du lịch vì ngành du lịch đang được đầu tư mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng trong và ngoài nước.
- Nguồn nhân lực: Với những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài trợ thương mại cũng như thanh toán quốc tế, cùng với chế độ đãi ngộ hấp dẫn (thu nhập bình quân tháng là 19 triệu) nên chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực Vietcombank luôn giữ vị trí hàng đầu trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tính đến 31/12/2013 Vietcombank có tổng số lao động là 13.864 người, trong đó về mảng TTQT là hơn 2000 người. Ban lãnh đạo luôn chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực, coi đây là chìa khóa đem lại thành công và hiệu quả của ngân hàng. Chất lượng nhân viên được kiểm soát từ đầu vào với một chính sách tuyển dụng nghiêm túc, cán bộ được tuyển dụng theo đúng vị trí công việc. Hàng năm, Vietcombank luôn tích cực xây dựng các chương trình đào tạo trong và ngoài nước cho các chuyên viên TTQT để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chế độ lương, thưởng được xây dựng gắn với kết quả công việc, không cào bằng, tạo được động lực cho người lao động, hiệu quả công việc mang lại cao hơn. Công tác qui hoạch
33
cán bộ được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc nhằm đảm bảo luôn có đội ngũ kế cận xứng đáng.
- Nâng cao hiệu quả từ hoạt động quản trị rủi ro: Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng đang áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến nhất. Hệ thống quản trị được xây dựng trên các yếu tố nền tảng như hài hòa quyền lợi của các bên tham gia, sự tham gia tích cực của ban lãnh đạo, mô hình tổ chức hợp lý và kiểm soát chéo lẫn nhau, hệ thống thông tin quản trị kịp thời và chính sách nhân sự tiên tiến. Quy trình và các công cụ quản trị rủi ro bao gồm các hình thức tiên tiến như chính sách và sổ tay tài trợ thương mại, hệ thống thông tin theo dõi ngành, hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng, các hệ thống cảnh báo vào theo dõi sớm nợ xấu v.v.
Hệ thống quản trị rủi ro của Vietcombank đã tạo niềm tin cho khách hàng cũng như bạn hàng là các doanh nghiệp, ngân hàng khác trong và ngoài nước khiến cho hoạt động TTQT có nhiều chuyển biến tích cực.
1.4.3. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu từ và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ 27/04/2012. BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an toàn và hiệu quả, giai đoạn 2006 – 2013, tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình quân 24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 45%/năm. Là một trong những ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế. BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC, NIB…
Kinh nghiệm phát triển hoạt động TTQT của BIDV
- Phát triển mạng lƣới: Hiện nay BIDV có 117 chi nhánh và trên 551 điểm mạng lưới, 1.300 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc, là một trong những ngân hàng lớn và lâu đời nhất tại Việt Nam.Ngoài ra, BIDV cómạng lưới phi
34
ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước v.v. BIDV hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc v.v. Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào), Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…Với mạng lưới rộng khắp, BIDV có thể cung cấp dịch vụ TTQT nhanh và đa dạng cho mọi khách hàng khách nhau.
- Thực hiện chính sách Marketing sâu rộng: Trong những năm qua, BIDV đã liên tục thực hiện chính sách Marketing mạnh mẽ và sâu rộng đến với hầu hết tất cả những khách hàng tiềm năng và bạn hàng trên thế giới. Đó là việc quảng bá hình ảnh BIDV năng động, hiệu quả trên rất nhiều những phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, báo đài, cổng thông tin điện tử v.v.
Cụ thể trong giai đoạn 2010 – 2013, BIDV đã xây dựng và triển khai chương trình khách hàng thân thiết dài hạn để đem lại giá trị gia tăng cho khách hàng, thể hiện chất lượng dịch vụ vượt trội của BIDV. Đồng thời triển khai các hoạt động truyền thông nhằm định vị dịch vụ TTQT của BIDV – thể hiện qua sự thuận tiện của mạng lưới, kênh giao dịch, sự đơn giản – nhanh chóng – an toàn khi sử dụng dịch vụ; đa dạng sản phẩm với nhiều lợi ích gi tăng. Cũng trong những năm này, việc nhận được rất nhiều giải thưởng về lĩnh vực TTQT như “Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2013” (STP - Straight through Payments - Excellence Award 2013) do Ngân hàng HSBC (HSBC) và Ngân hàng Standard Chartered