Giải pháp phát triểnhoạt động TTQT của Vietinbank đến năm 2020

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 90)

4.2.1. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành

Thứ nhất, Xây dựng chiến lược dài hạn để định hướng phát triển hoạt động TTQT. Để có thể phát triển hơn nữa hoạt động TTQT, và chiếm lĩnh được thị trường, Vietinbank cần xây dựng chiến lược dài hạn nhằm phát triển hoạt động TTQT, cụ thể: -Nghiên cứu động cơ của khách hàng trong việc lựa chọn tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng trên cơ sở hồ sơ khách hàng

-Nghiên cứu thị trường, những nhân tố sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng để tìm ra các chính sách đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. -Nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với từng ngành, từng loại hàng hoá liên quan đến xuất - nhập khẩu để định hướng cho cơ cấu tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng.

-Khảo sát, gặp gỡ khách hàng theo định kỳ để nghiên cứu khả năng đáp ứng của ngân hàng; chính sách của ngân hàng có hợp lý hay không; khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác.

Thứ hai, Nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra kiểm toán nội bộ để phòng ngừa rủi ro Trong bối cảnh hiện nay về lĩnh vực ngân hàng hiện đại, hoạt động TTQT ngày càng đa dạng, phức tạp hơn và rủi ro ngày càng nhiều hơn. Yêu cầu đặt ra là Vietinbank nên nâng cao chất lượng hệ thống quản lý rủi ro.

Trong thời gian tới, Vietinbank cần có kế hoạch đào tạo một cách toàn diện cho các cán bộ kiểm ra kiểm soát ở hội sở chính và các chi nhánh để công tác kiểm tra và quản lý rủi ro thực sự phát huy tác dụng. Cán bộ trước khi sắp xếp vào công tác kiểm tra phải có thời gian được phân công làm công tác TTQT để có thể nắm bắt được tình hình thực tế. Chỉ khi được trang bị một lượng kiến thức đầy đủ về lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực này thì bộ phận quản lý rủi ro mới ðược phát triển. Khi đó mức độ sai

82

sót dẫn đến những rủi ro từ phía Ngân hàng sẽ giảm đi và hoạt động TTQT sẽ được nâng lên.

Bộ máy kiểm tra kiểm soát cần phải được kiện toàn, nâng cao chất lượng trên toàn hệ thống để phát huy vai trò trong việc kiểm soát hoạt động của bộ máy Vietinbank, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định,chỉ đạo nội bộ. Kiểm toán nội bộ phải thực hiện kiểm toán toàn diện mọi hoạt động trong nội bộ hệ thống, từ Trụ sở chính đến các Chi nhánh, Công ty con, Công ty trực thuộc. Tổ chức thu nhập, phân tích, khai thác tốt các thông tin, giám sát, kịp thời phát hiện sớm các sai sót, rủi ro cũng như các vụ việc, phản ánh với Ban lãnh đạo để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh chịu trách nhiệm về mọi vấn đề phát sinh tại đơn vị. Trường hợp hợp để xảy ra các vụ việc tại đơn vị, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại đơn vị sẽ chịu trách nhiệm và bị xử lý kỷ luật theo quy chế nội bộ của Vietinbank.

Bên cạnh đó cũng cần có kế hoạch và quy trình kiểm tra hoạt động TTQT một cách thường xuyên để có thể phát hiện các sai sót trong xử lý quy trình nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Bộ phận kiểm tra kiểm soát ngày một nâng dần lên về chất, phát triển về lực, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và thật sự trở thành công cụ quản lý có hiệu quả của Ban lãnh đạo Vietinbank.

4.2.2. Nhóm giải pháp về sản phẩm dịch vụ TTQT

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ TTQT là một trong những yếu tố tiên quyết để phát triển hơn nữa hoạt động TTQT, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế có sự tham gia cạnh tranh của nhiều ngân hàng cả trong và ngoài nước. Do đó trong thời gian tới, Vietinbank cần :

- Xây dựng cho mình một chiến lược đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, thành lập các tổ nhóm gồm các chuyên gia giỏi trong hệ thống để nghiên cứu, thiết kế các gói sản

83

phẩm, dịch vụ trong TTQT, kinh doanh ngoại tệ phù hợp tình hình thực tế, mang lại hiệu quả kinh doanh.

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị dịch vụ xử lý hộ nghiệp vụ TTQT&TTTM cho các ngân hàng khác (Insourcing) đến các NHTM trong nước thông qua quảng bá lợi thế xử lý tập trung của Vietinbank. Đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua tư vấn trọn gói từ khi giao dịch phát sinh tại khách hàng của ĐCTC sử dụng dịch vụ. Tính đến nay đã có trên 10 ngân hàng đã và đang sử dụng dịch vụ Insourcing của Vietinbank bao gồm: VPBank, LienVietPost Bank, OceanBank, PG Bank, SCB, Nam Á Bank, SHB, GP Bank, Bac A Bank, IndoVina Bank, Trust Bank, Nam Viet Bank.Ngân hàng đã tiến hành ký kết Hợp đồng cung cấp dịch vụ TTQT với 2 ngân hàng: VPBank và OceanBank. Đồng thời, ngân hàng tiếp tục thảo luận về cơ hội hợp tác trong dịch vụ TTQT&TTTM, ký kết Hợp đồng cung cấp dịch vụ Insourcing với các NHTM có uy tín tại Việt Nam như: PG Bank, SCB, Nam Viet Bank, SHB..

- Ngoài sản phẩmbao thanh toán xuất khẩu song phương, trong những năm tới Vietinbank cần triển khai thêmcác hình thức bao thanh toán xuất khẩu đơn phương và bao thanh toán nội địa đơn phương. Đây là sản phẩm mới, bắt đầu triển khai từ cuối năm 2012 nên còn thiếu cán bộ có kinh nghiệm để tư vấn và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Cán bộ cần được nâng cao kiến thức về nghiệp vụ này bằng cách cử đi tham dự những khóa đào tạo và học hỏi kinh nghiệm của những tổ chức Bao thanh toán có kinh nghiệm và uy tín trên thế giới.

- Tiếp tục tăng cường quan hệ với các định chế tài chính nước ngoài nhằm duy trì số dư huy động nguồn vốn ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của NH TMCP Công thương VN.

- Đẩy mạnh quảng bá, triển khai chương trình hỗ trợ xuất khẩu nông sản Mỹ (GSM- 102) tới chi nhánh và khách hàng nhập khẩu nông sản từ Mỹ, các sản phẩm chia sẻ rủi

84

ro, cung ứng vốn ngoại tệ cho khách hàng XNK thông qua các cấu trúc giao dịch với các tập đoàn thương mại lớn như Bunge, Cargill.

- Phối hợp chặt chẽ với phòng KH&HT ALCO và các phòng khách hàng cũng như các chi nhánh nhằm tìm kiếm nguồn vốn dài hạn cho các dự án đầu tư trong nước trên cơ sở khai thác các chương trình tín dụng xuất khẩu của các nước (ECA).

- Triển khai việc thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ theo chương trình thử nghiệm thanh toán CNY của Chính phủ Trung Quốc, phục vụ nhu cầu của khách hàng XNK với Trung Quốc, giảm áp lực thanh toán đồng USD.

- Nghiên cứu xây dựng các chương trình hỗ trợ TTQT&TTTM theo thị trường (ví dụ thị trường Lào, Campuchia, Myanma, Châu Phi…) và mặt hàng (gạo, cà phê…) cung cấp cho khách hàng.

4.2.3. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng có phẩm chất tốt, có kiến thức và năng lực về nghiệp vụ ngân hàng áp dụng được công nghệ hiện đại và có trình độ ngoại ngữ là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Để có được đội ngũ nhân viên làm công tác TTQT có trình độ năng lực chuyên môn tốt, có đủ tâm và tầm giải quyết công việc, đòi hỏi Vietinbank phải quan tâm đến:

Tại hội sở chính: Ban lãnh đạo phải tiến hành từng bước rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm TTQT, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ TTQT, lên kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ TTQT đảm bảo cho việc xử lý chứng từ tại Hội sở được tiến hành một cách thông suốt với năng suất và chất lượng cao, hạn chế rủi ro trong công tác thanh toán.

Tại các chi nhánh:

- Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về nghiệp vụ để bổ sung kiến thức về thương mại quốc tế như: Các rủi ro mà doanh nghiệp XNK Việt Nam thường gặp phải, tình hình thị trường thế giới và triển vọng xuất nhập khẩu của Việt Nam, hướng dẫn

85

việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán XNK theo các phương thức khác nhau, phổ biến các kỹ thuật thanh toán mới áp dụng trên thế giới.

- Đổi mới nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như nhân viên về chính sách khách hàng, khuyến khích họ tăng cường tìm hiểu các khách hàng mà họ phục vụ về tình hình tài chính, uy tín cũng như các nhu cầu của khách hàng khi giao dịch với Vietinbank. Mỗi tháng, quí, năm có thể yêu cầu các cán bộ lập báo cáo về các khách hàng mà họ quản lý dựa trên các chỉ tiêu như: số lần giao dịch, kim ngạch giao dịch, tình hình các khoản đã được thanh toán, chưa thanh toán, tình hình chiết khấu chứng từ, tình hình thanh toán các khoản nợ… Đây là những thông tin rất cần thiết cho việc thực hiện chính sách khách hàng của Vietinbank.

- Xây dựng qui trình tuyển dụng cán bộ TTQT đảm bảo yêu cầu chất lượng, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, sắp xếp đúng người đúng việc theo trình độ và yêu cầu công việc. Thực hiện đào tạo cán bộ chi nhánh theo hình thức tập trung đồng thời với đạo tạo thực hành tại Hội sở chính. Liên hệ với các ngân hàng nước ngoài đề nghị hỗ trợ Vietinbank trong vấn đề cập nhật các tình huống xử lý và quan điểm mới nhất của ICC, đào tạo kỹ năng bán hàng, tiếp thị sản phẩm, tập huấn các sản phẩm mới như bao thanh toán, chia sẻ rủi ro v.v…, cập nhật thông tin về các chương trình cấm vận cho cán bộ các CN, cán bộ Hội sở.

- Bên cạnh chính sách về đào tạo, Vietinbank cũng cần có chính sách đãi ngộ nhân tài để có thể giữ chân những nhân viên giỏi phục vụ cho ngân hàng một cách lâu dài và thu hút những ứng viên tiềm năng trên thị trường lao động thông qua các biện pháp: + Sử dụng nhân viên đúng người, đúng việc, sắp xếp công việc phù hợp với khả năng ngành nghề của từng người đã được học tập, nghiên cứu.

+ Chế độ thưởng phạt nghiêm minh, cơ chế đánh giá nhân viên công bằng khách quan. + Chính sách tiền lương được trả phù hợp với năng lực của nhân viên và tương xứng với mức độ công việc được giao.

86

+ Xây dựng tiến trình nghề nghiệp rõ ràng và phổ biến rộng rãi để nhân viên có thể xác định được hướng đi trong tương lai, nghề nghiệp của mình.

4.2.4. Nhóm giải pháp về công nghệ

Để chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và thế giới, thì việc triển khai các công nghệ ngân hàng hiện đại, là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của Vietinbank.Trong thời đại công nghệ tin học đang phát triển mạnh, tạo ra lợi thế to lớn cho những ngân hàng có chiến lược và ngân sách phát triển hệ thống công nghệ ứng dụng trong xử lý nghiệp vụ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

- Tiếp tục triển khai và hoàn thành dự án thay thế Core Banking mới. Dự án thay thế Core Banking được coi là dự án trọng điểm trong số 19 dự án chiến lược CNTT đang được VietinBank thực hiện. Giải pháp Core Banking với năng lực quản trị mạnh sẽ ta ̣o ưu thế ca ̣nh tranh và khả năng kinh doanh linh hoa ̣t cho VietinBank , đặc biệt là khả năng hỗ trợ cho việc mở rộng hoạt động toàn cầu của ngân hàng . Hơn thế , giải pháp này cũng sẽ giúp giảm thiểu thời gian đưa sản phẩm mới r a thi ̣ trường , có khả năng cung cấp các sản phẩm di ̣ch vu ̣ đă ̣c thù , xử lý theo thời gian thực , nhất quán qua tất cả các kênh và đa tiền tê ̣. Đồng thời, giải pháp Core Banking cũng sẽ đáp ứng được sự tăng trưởng của VietinBank cũ ng như xử lý số lượng giao di ̣ch khổng lồ và ổn đi ̣nh với nhiều cấp đô ̣ di ̣ch vu ̣ khác nhau , đơn giản hóa viê ̣c vâ ̣n hành và giảm chi phí hoa ̣t đô ̣ng. Bên cạnh đó, giải pháp này cũng sẽ giảm sự phức ta ̣p của bảo trì CNTT , có tính mở rô ̣ng và khả năng thích ứng nhanh đối với điều kiê ̣n thay đổi của thi ̣ trường , của nhiê ̣m vu ̣ kinh doanh mới , kiến trúc chuẩn SOA được tích hợp sẵn , tăng khả năng tích hơ ̣p các kênh dễ dàng và không cần nâng cấp , cho phép t ối ưu hóa hạ tầng , tâ ̣n du ̣ng các hạ tầng sẵn có của ngân hàng…

- Triển khai chương trình Scan-Imaging trên toàn hệ thống, mua hệ thống Internet Banking mới để hỗ trợ nâng cao hiệu suất, tốc độ xử lý sản phẩm dịch vụ hiện có, đồng thời làm cơ sở triển khai các sản phẩm mới.

87

- Nâng cấp hệ thống Trade Finance (TF). Có thể mua mới hệ thống TF từ năm 2015 để áp dụng công nghệ web, trang bị khả năng truyền nhận dữ liệu qua web, xử lý giao dịch trực tuyến, từ xa, tăng hiệu quả xử lý.

- Nâng cấp hệ thống INCAS, SWIFT.

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu đồng bộ bao gồm cơ sở dữ liệu khách hàng hiện có của Vietinbank, cơ sở dữ liệu khách hàng XNK của Việt Nam, cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp FDI có doanh số hoạt động cao, cơ sở thông tin liên quan đến hoạt động xuất NK, thông tin hoạt động của từng chi nhánh trong toàn hệ thống.

- Xây dựng phần mềm hỗ trợ tác nghiệp và kiểm soát hoạt động TTQT&TTTM

4.2.5. Nhóm giải pháp về khách hàng

Khách hàng là người đảm bảo sự tồn tại của ngân hàng. Vì thế cần phải xây dựng các chính sách, đề xuất các biện pháp nhằm tiếp cận, thu hút các khách hàng lớn, uy tín, tiềm năng và có hiệu quả.

- Đối với khách hàng doanh nghiệp XK cần phải phân loại đối tượng khách hàng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ theo ngành hàng kinh doanh. Cụ thể,bên cạnh việc phục vụ các đối tượng khách hàng doanh nghiệp XK các ngành hàng truyền thống, Vietinbank cần đề xuất tập trung khai thác các khách hàng XK theo ngành hàng mà Vietinbank còn có thị phần thấp chưa xứng với tiềm lực phục vụ, bao gồm các ngành hàng như dầu thô, cao su, dệt may, gỗ, gạo, cafe, than, máy tính, linh kiện điện tử v.v. Đối với hoạt động nhập khẩu, Vietinbank tiếp tục phối hợp với các phòng, ban tại Hội sở tìm kiếm thông tin về khách hàng NK của các ngân hàng khác để định vị rõ khách hàng của các ngành hàng chủ yếu trên đang quan hệ với ngân hàng nào, cung cấp thông tin cho các phòng khách hàng, các chi nhánh để tiếp cận khách hàng, lôi kéo khách hàng về quan hệ tại Vietinbank. - Phân loại đối tượng khách hàng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng dựa trên rủi ro của khách hàng.

88

- Ngành dầu thô trong những năm gần đây ước đạt doanh số xuất khẩu 8 - 9 tỷ USD mỗi năm, hầu hết đều thực hiện qua VietcomBank – là NHTM có thị phần TTQT lớn nhất trong các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, VietcomBank còn đưa ra mức lãi suất cho vay rất cạnh tranh và có nguồn vốn ODA dồi dào. Để có thể tăng trưởng về doanh số và thị phần TTQT&TTTM trong năm các năm tới, Vietinbank cần phải đưa ra được mức lãi suất cạnh tranh hơn, khơi tăng nguồn vốn và đẩy mạnh cho vay lại nguồn vốn ODA.

- Nắm bắt thông tin đồng bộ của khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại và phát hiện, tìm kiếm, phục vụ nhu cầu tiềm năng thông qua nghiên cứu, điều tra hàng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)