Kiến nghị với Vietinbank

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 101)

Thứ nhất, đề nghị giao chỉ tiêu doanh số TTQT&TTTM cho khối khách hàng tại Trụ sở chính và các chi nhánh, chỉ tiêu này cần đƣợc giao đến từng cán bộ khách hàng vì các lý do sau đây.

- Cùng chung đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp (Sản phẩm TTQT & TTTM phần lớn dùng cho khách hàng doanh nghiệp).

- Sản phẩm TTQT là các sản phẩm tín dụng (nhiều ngân hàng đang tái cơ cấu sát nhập bộ phận bán sản phẩm TTTM với cho vay vốn lưu động)

- Khối KHDN có chức năng chuyên môn hóa về bán sản phẩm cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp và có đầy đủ nguồn nhân lực để bán sản phẩm từ Trụ sở chính đến các chi nhánh. (SGD không có chức năng bán hàng và không có nguồn nhân lực để làm công tác bán hàng, chỉ tập trung vào công tác xử lý nghiệp vụ).

- Cán bộ TTTM tại các chi nhánh thuộc sự quản lý của các phòng khách hàng và thuộc khối khách hàng theo quản lý ngành dọc mà không thuộc quản lý của SGD. - TSC và các chi nhánh phải giao chỉ tiêu TTQT & TTTM cho từng cán bộ KH. Hiện nay một số chi nhánh giao chỉ tiêu cho cán bộ TTTM mà không giao chỉ tiêu TTTM cho cán bộ khách hàng, trong khi đó cán bộ khách hàng mới là người trực tiếp tiếp xúc với KH còn cán bộ TTTM làm công việc của back office: tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và scan hồ sơ v.v.

- Vì khối KHDN có thẩm quyền quyết định lãi suất tiền vay, tiền gửi nên việc xem xét thuyết phục khách hàng sẽ hiệu quả hơn.

- Khối KHDN tại TSC quản lý đội ngũ bán hàng của cả hệ thống và chịu trách nhiệm về chỉ tiêu doanh số TTQT & TTTM nên đề nghị giao cho Giám đốc Khối KHDN được quyền đề xuất miễn nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh phụ trách TTTM, như vậy mới có động lực để chi nhánh quan tâm thúc đẩy TTTM.

93

Trong 5 năm, Sở giao dịch phối hợp với trường Đào tạo đã triển khai rất nhiều khóa đào tạo nghiệp vụ TTTM cho cán bộ chi nhánh cấp quản lý và cấp nhân viên, cụ thể:

 22 lớp đào tạo nghiệp vụ TTQT&TTTM cơ bản cho gần 1000 cán bộ CN bằng hình thức E-learning.

 12 lớp đào tạo nghiệp vụ TTTM cho Giám đốc /Phó GĐ các CN tại 03 miền.

 40 lớp đào tạo cho cán bộ vị trí Giao dịch viên và Chuyên viên phân tích- Khối KHDN.

 Đào tạo 06 lớp cho KTKSNB

 Đào tạo giảng dạy nghiệp vụ TTQT&TTTM cho lớp cán bộ nguồn do Tổng Giám đốc NHCTVN cử cán bộ lãnh đạo các phòng/ban của Trụ sở chính tham gia.

Có những khóa, chi nhánh không còn người để cử tham dự vì cán bộ đã được đào tạo nhiều vòng rồi. Việc giao chỉ tiêu TTQT & TTTM cho khối khách hàng sẽ làm cho họ quan tâm đến việc học hỏi nghiệp vụ TTQT & TTTM hơn và họ có làm thì mới tích lũy được kinh nghiệm.

Do vậy, cần phải giao Giám đốc Chi nhánh chỉ đạo trực tiếp và cán bộ KHDN chịu trách nhiệm vềchỉ tiêu doanh số TTQT&TTTM thì họ mới quan tâm học nghiệp vụ TTTM.

Thứ ba, về cơ chế tín dụng cho TTTM, cơ chế, điều kiện chiết khấu

Về cơ chế tín dụng, điều kiện chiết khấu thì SGD không phải là đơn vị đầu mối. Do vậy,SGD chuyển những kiến nghị về nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tín dụng cho Ủy ban chính sách và Phòng Chế độ tín dụng &ĐT nghiên cứu, soạn thảo ban hành. SGD sẽ phối hợp đưa ra ý kiến đóng góp từ giác độ nghiệp vụ TTTM.

94

Thứ tƣ, về công tác thẩm định, phê duyệt các trƣờng hợp giao dịch TTTM không đáp ứng đủ điều kiện tín dụng, không đủ điều kiện TTTM

Thực tế cho thấy SGD không có chuyên môn về thẩm định tín dụng nên việc đưa ra các đề xuất phê duyệt tín dụng là rất khó khăn và tiềm ẩn rủi ro cho Vietinbank. Cho nên, SGD đề nghị Vietinbank xem xét đưa chức năng thẩm định, phê duyệt tín dụng TTTM tách rời chức năng xử lý TTTM trong những văn bản hướng dẫn sau này, tránh tình trạng một đơn vị làm cả hai chức năng vừa phê duyệt tín dụng vừa xử lý như vậy là vưa đánh trống vừa thổi còi, sẽ không đảm bảo quản trị rủi ro ngân hàng hiệu quả được và cũng xa rời chuẩn mực chung của quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)