Thiết kế bảng hỏi

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 55)

Nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu về phát triển hoạt động TTQT tại Vietinbank – tiếp cận từ phía khách hàng, một bảng hỏi bao gồm 18 câu hỏi được tác giả thiết lập. Với mỗi câu hỏi sẽ được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 (Rất đồng ý, đồng ý, bình thường, không đồng ý, rất không đồng ý). Đây là một dạng thang đo lường về mức độ đồng ý hay không đồng ý với các mục được đề nghị, được trình bày dưới một bảng. Trong bảng gồm 2 phần: phần nêu nội dung và phần nêu những đánh giá theo từng nội dung đó, với thang đo này người trả lời phải biểu thị một lựa chọn theo những đề nghị được trình bày sẵn trong bảng. Các tập biến quan sát được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm thay đổi từ(rất không đồng ý) đến (rất đồng ý).

Trong đó phần 1 sẽ bao gồm 6 phát biểu đo lường thông tin chung của khách hàng. Đây là một thông tin rất quan trọng. Nó sẽ phản ánh về đối tượng được điều tra, từ đó rút ra được chất lượng điều tra và độ tin cậy của kết quả khảo sát. Nếu người được điều tra là những người thực tế đã làm qua và có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ thanh toán quốc tế sẽ cho những câu trả lời với mức độ chính xác cao hơn. Những người nắm giữ những chức vụ quan trọng sẽ là người đáp ứng được những yêu cầu trên như trưởng bộ phận thanh toán quốc tế, hoặc bộ phận dịch vụ khách hàng…Đây là chỉ tiêu định tính chứ không phải định lượng, nên rất khó có được kết luận chính xác về chất lượng điều tra mà chỉ thể hiện một cách tương đối.

Phần 2 là 18 phát biểu đo lường 6 thành phần ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động TTQT.

2.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu

Các phiếu điều tra thu về sau khi loại bỏ đi những phiếu không đạt yêu cầu sẽ được xử lý bằng phần mềm Microsof Excel để thống kê, xử lý số liệu, lập thành bảng

47

biểu, vẽ biểu đồ và phân tích chúng theo từng mục tiêu nghiên cứu, đồng thời sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp thống kê mô tả để mô tả tình hình hoạt động của NH trong những năm vừa qua.

- Phương pháp so sánh: so sánh tỷ trọng để xem xét tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu trên tổng thể; so sánh tương đối lẫn tuyệt đối để so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu nghiên cứu của năm sau so với năm trước để thấy được hiệu quả hoạt động của NH.

Kết luận chƣơng 2:

Chương 2 tác giả đã trình bày các phương pháp thực hiện nhằm cụ thể hóa cách thực hiện đề tài nghiên cứu để đạt được mục tiêu đề ra. Quá trình này tựu trung lại bao gồm 2 bước chính, bước 1: phỏng vấn sơ bộ các nhà quản lý, khách hàng có giao dịch TTQT với Vietinbank để bổ sung khám phá, hiệu chỉnh một cách đầy đủ và có ý nghĩa các thuộc tính của các yếu tố cần đo; bước 2: nghiên cứu định lượng với khung mẫu đã định, thực hiện bằng việc thu thập bảng câu hỏi được trả lời trực tiếp bởi khách hàng với khoảng 18 câu hỏi. Sau đó dữ liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm Microsof Excel để thống kê, và phân tích những vấn đề cần nghiên cứu.

48

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

3.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank 3.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của Vietinbank 3.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của Vietinbank

Tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade (viết tắt là Vietinbank).

Là một trong bốn ngân hàng chủ lực được thành lập theo Nghị định số 53/1988/NĐ- HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, chính thức đi vào hoạt động từ 8/7/1988, sự ra đời của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đánh dấu bước đổi mới căn bản của ngành ngân hàng Việt Nam, chuyển từ cơ chế một cấp sang hoạt động theo cơ chế hai cấp, tách hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại ra khỏi hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.

Cổ phần hóa thành công vào năm 2008 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của VietinBank. Từ một ngân hàng thương mại quốc doanh, đến nay, vốn điều lệ đạt 37.234 tỷ đồng (gấp 150 lần so với số vốn điều lệ ban đầu được Nhà nước cấp vào năm 1996 khi thành lập lại theo mô hình TCT Nhà nước), là ngân hàng có vốn lớn nhất Việt Nam cùng cơ cấu cổ đông lớn mạnh nhất. Hai cổ đông chiến lược là tổ chức tài chính quốc tế uy tín IFC và ngân hàng lớn nhất Nhật Bản và tầm cỡ hàng đầu thế giới là The Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ,Ltd (BTMU). VietinBank ngày càng khẳng định vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng trong nước và trên trường quốc tế với việc phát hành 250 triệu USD trái phiếu quốc tế năm 2012, thành lập 2 chi nhánh Vietinbank tại Châu Âu. Đến 31/12/2014 tổng tài sản của VietinBank đạt trên 660 nghìn tỷ đồng, là ngân hàng dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận ngành ngân hàng, là doanh nghiệp (DN) xếp thứ 6 (TOP 10) và đứng đầu trong hệ thống ngân hàng trong bảng xếp hạng 1.000 DN nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam năm 2013 và năm 2014; Là một trong 10 DN tiêu biểu về trách nhiệm xã hội. Đặc biệt, VietinBank là thương hiệu duy nhất của Việt

49

Nam 3 năm liền (từ 2012 - 2014) được tạp chí Forbes xếp hạng trong 2.000 DN lớn nhất thế giới; Giải Nhất - Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương, 10 năm liên tiếp VietinBank được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam;…

* Về cơ cấu cổ đông của Vietinbank hiện nay nhƣ sau: Bảng 3.1: Cơ cấu cổ đông của Vietinbank STT Đối tƣợng Số lƣợng cổ đông Số lƣợng cổ phiếu sở hữu Tỷ lệ sở hữu (%) 1 Cổ đông tổ chức - 3.465.452.190 93,07 A - Trong nước 01 2.400.204.956 64,46 B - Ngoài nước - 1.065.247.234 28,61 2 Cổ đông cá nhân - 257.952.366 6.93 A - Trong nước - 257.952.366 6,93 B - Ngoài nước - - Tổng 3.723.404.556 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014 của Vietinbank)

Cổ đông của Vietinbank có cả cổ đông trong nước và cổ đông nước ngoài, trong đó cổ đông là các tổ chức chiếm tỷ lệ sở hữu chủ yếu. Một số cổ đông là tổ chức nắm giữ trên 5% vốn điều lệ của Vietinbank:

50

Bảng 3.2: Danh sách cổ đông lớn (nắm giữ trên 5% vốn điều lệ của Vietinbank) Tên cổ đông Tỷ lệ sở hữu (%)

Cổ đông Nhà nước 64,46

The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ,Ltd (BTMU) 19,73

IFC 8,03

Cổ đông khác 7,78

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014 của Vietinbank)

* Về quy mô, mạng lƣới của Vietinbank: Tính đến cuối năm 2014, Vietinbank đã có 164 chi nhánh cấp 1 và trên 1000 Phòng giao dịch tại 63 tỉnh thành phố trong cả nước. Ngoài ra trong năm 2012, Vietinbank đã khai trương và đưa vào hoạt động chi nhánh tại Viêng Chăn – CHDCND Lào và chi nhánh Vietinbank tại Berlin – CHLB Đức, nâng số chi nhánh của Vietinbank tại nước ngoài lên 03 Chi nhánh. Bên cạnh đó Vietinbank còn chú trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với trên 1000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia trên thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vietinbank hiện có 07 công ty con và 02 công ty liên doanh.

Bảng 3.3: Các công ty con và công ty liên kết của Vietinbank STT Tên công ty Lĩnh vực hoạt động

chính

Tỷ lệ sở hữu của Vietinbank (%) I. Các công ty con

1 Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính NHTMCP CT VN

Cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp thành lập theo pháp luật

51

Việt Nam; trực tiếp sử dụng tài sản cho thuê theo mục đích kinh doanh hợp pháp

2 Công ty TNHH MTV Bảo hiểm NHCT VN

Kinh doanh các loại sản phẩm phi nhân thọ, kinh doanh tái bảo hiểm liên quan đến các loại bảo hiểm nói trên, quản lý các quỹ đầu tư, góp vốn, mua cổ phần… 100% 3 Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản NHTMCPCT VN Tiếp nhận tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh, định giá tài sản bảo đảm…

100%

4 Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ NHTMCPCT VN

Lập và quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán, Công ty Đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán…

100%

5 Công ty TNHH Vàng bạc đá quý NHTMCPCT VN

Sản xuất, mua bán, gia công, xuất nhập khẩu vàng, đá quý…

100%

52

NHCT VN trong lĩnh vực chứng

khoán gồm môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính và lưu ký chứng khoán

7 Công ty TNHH MTV Chuyển

tiền toàn cầu NHTMCPCT VN Trung gian tiền tệ 100%

II. Các công ty liên doanh

1 Ngân hàng Indovina

Cung cấp các dịch vụ ngân hàng như tiền gửi, cho vay, dịch vụ thẻ, L/C, chuyển tiền…

50%

2 Công ty bảo hiểm nhân thọ

VietinBank Aviva Bảo hiểm nhân thọ 50%

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014 của Vietinbank) Số lượng cán bộ công nhân viên của Vietinbank thời điểm 31/12/2014 là 19.840 người với mức thu nhập bình quân trên 19,69 triệu đồng/tháng.

53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Sơ đồ bộ máy tổ chức

Sơ đồ 3.1: Hệ thống tổ chức của VietinBank

(Nguồn: http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html)

Trong đó, Sở Giao dịch – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam có chức năng trực tiếp xử lý tập trung toàn bộ các dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại của toàn hệ thống Vietinbank; khai thác các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các định chế tài chính để hỗ trợ cho hoạt động tài trợ thương mại; cung cấp dịch vụ tư vấn giải pháp thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại và cung cấp dịch vụ Insourcing cho các ngân hàng khác. Cơ cấu phòng ban của Sở Giao dịch như sau:

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu phòng ban của Sở Giao dịch - VietinBank

54

3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank

Đến 31/12/2014, tổng tài sản của VietinBank đạt 660 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2013 và đạt 103% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) giao. Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 17% so với năm 2013. Cơ cấu dư nợ chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng trưởng mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh được Chính phủ ưu tiên khuyến khích. Đặc biệt, chất lượng nợ luôn được chú trọng kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ nghiêm túc việc phân loại nợ theo quy định của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2014 là 1,1%/dư nợ cho vay nền kinh tế (và mức 0,89%/dư nợ tín dụng), thấp hơn mức bình quân toàn ngành là 3,7%. Nguồn vốn huy động tăng trưởng 16,4% so với năm 2013 và đạt 104% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống năm 2014 là 7.300 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch ĐHĐCĐ, giữ vững vị trí dẫn đầu về lợi nhuận trong hệ thống NHTM Việt Nam.

3.2. Khái quát về hoạt động TTQT tại Vietinbank 3.2.1. Kết quả hoạt động TTQT của Vietinbank 3.2.1. Kết quả hoạt động TTQT của Vietinbank

Với chiến lược tăng mức thu nhập từ hoạt động dịch vụ lên 40% tổng thu nhập của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vào năm 2015, cùng mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng, vai trò của hoạt động kinh doanh đối ngoại của Vietinbank ngày càng được khẳng định. Tháng 04/2008, VietinBank chính thức xử lý tập trung hoạt động TTQT&TTTM tại Sở Giao dịch (SGD) bao gồm các giao dịch thư tín dụng, nhờ thu, bảo lãnh nước ngoài, chuyển tiền, v.v cho khách hàng của VietinBank. SGD hoạt động theo mô hình xử lý tập trung về TTQT và tài trợ thương mại, đánh dấu mốc phát triển quan trọng trong hoạt động thanh toán XNK và tài trợ thương mại của Vietinbank. Đồng thời đây cũng là mô hình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho tới thời điểm hiện nay, mang lại cho Vietinbank nhiều lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Theo đó: tách rời công việc của Front Office (tại chi nhánh) với công việc của Back Office (tại SGD) nhằm tăng cường chuyên môn hóa và kiểm soát chéo lẫn nhau. Chi nhánh tập trung vào tiếp cận với khách hàng, thẩm định, ra

55

quyết định TTTM và cấp hạn mức tín dụng trong khi SGD tập trung vào xử lý kỹ thuật nghiệp vụ.

Hoạt động TTQT đặc biệt là thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những thế mạnh của Vietinbank, với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trong cả nước cũng như nước ngoài cùng với nhiều đại lý được mở ở các ngân hàng trên thế giới, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietinbank ngày càng không ngừng mở rộng và phát triển.Có thể thấy tình hình TTQT của Vietinbank qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.4: Doanh số thực hiện TTQT tại Vietinbank

(Đợn vị: tỷ USD) Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Doanh số TTQT 12,1 17,19 28,04 32,29 37,1 37,9 Tốc độ phát triển 42,1% 63,12% 15,16% 14,9% 2,2% (Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm 2009 – 2014 của Vietinbank)

Ta có thể thấy đến hết năm 2014doanh số TTQT tăng hơn gấp ba lần so với năm 2009, từ 12,1 tỷ USD lên đến 37,9 tỷ USD, thị phần cũng tăng từ 9,53 lên đến 12,81%. Nhờ đó, không những củng cố vị trí thứ hai về TTQT trong hệ thống NHTM, mà còn liên tục nhận được các giải thưởng trong lĩnh vực TTQT của các ngân hàng uy tín như HSBC, Citybank, Bank of New York...Tuy nhiên cùng với sự suy thoái của nền kinh tế, tốc độ phát triển của TTQT đang bị chững lại trong những năm gần đây.

Cùng với sự tăng trưởng về doanh số thanh toán, các sản phẩm của thanh toán XNK cũng ngày càng đa dạng từ chuyển tiền cho tới nhờ thu, thư tín dụng đến bảo lãnh, tái bảo lãnh và một số sản phẩm khác.

56

Bảng 3.5: Tỷ trọng các phƣơng thức TTQT tại Vietinbank

(Đợn vị: tỷ USD)

Năm

LC Nhờ thu Chuyển tiền

Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng

2009 3,9 32,23% 0,7 5,79% 7,5 61,98% 2010 4,4 25,6% 0,69 4,01% 12,1 70,39% 2011 6,3 22,47% 0,84 3% 20,9 74,53% 2012 6,5 20% 0,99 3,07% 24,8 76,8% 2013 6,9 18,6% 0,93 2,5% 29,27 78,9% 2014 7,5 19,79% 1,2 3,17% 29,2 77,04%

(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm 2009 – 2014 của Vietinbank)

Vì là phương thức TTQT đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nên chuyển tiền vẫn là phương thức chiếm chủ yếu với tỷ trọng luôn lớn hơn 70%. Doanh số của phương thức này tăng lên một cách đều đặn. Từ năm 2009 doanh số chuyển tiền lần lượt mới chỉ là 7,5 tỷ USD chiếm 61,98% thì đến năm 2014 con số này đã lên tới 29,2 tỷ USD với tỷ trọng 77,04%, có nghĩa là chỉ trong vòng 5 năm doanh số chuyển tiền đã tăng lên gần 4 lần.

Mặc dù doanh số của phương thức tín dụng chứng từ (L/C) vẫn tăng dần qua từng năm, nhưng tỷ trọng lại bị giảm. Cụ thể năm 2009 doanh số L/C là 3.9 tỷ USD chiếm 32,23%, thì đến năm 2014 doanh số L/C tăng lên 7,5 tỷ USD nhưng tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 19,79%, có nghĩa trong vòng 5 năm doanh số L/C chỉ tăng có 1,9 lần thấp hơn rất nhiều so với 4 lần của doanh số chuyển tiền. Điều này xuất phát từ việc mặc dù được đánh giá là phương thức an toàn nhất, dung hòa được lợi ích cho cả nhà

57

XK và NK tuy nhiên L/C cũng là phương thức phức tạp nhất trong số 3 phương thức chủ yếu đang được sử dụng hiện nay, không phải khi nào các bên tham gia cũng có trình độ đúng như yêu cầu. Mặt khác, sự khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống ngân hàng trên toàn cầu. Một loạt các ngân hàng lớn trên thế giới sụp đổ, bị mua lại, hay bị giảm hệ số tín nhiệm. Ngân hàng Trung ương các nước duy trì chính sách lãi suất thấp vì vậy các NHTM Việt Nam đã rút tiền hoặc cắt giảm tiền gửi ở ngân hàng nước ngoài. Điều này làm cho hệ thống ngân hàng đại lý bị sụt giảm, gây khó khăn cho hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Mặc dù tốc độ tăng có chậm lại nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn, đây có thể coi là thành tích và

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 55)