Xác định ngân quỹ cho hoạt động marketing

Một phần của tài liệu luận văn quản trị khách sạn du lịch Hoàn thiện chính sách Markeing – Mix nhằm mở rộng thị trường khách du lịch nội địa của công ty du lịch lữ hành Hoàng Câu (Trang 31)

Phương pháp 1: Tính trên tỷ lệ phần trăm tổng doanh thu bán ra:

Doanh nghiệp tính ngân sách cho hoạt động marketing của mình dựa vào doanh thu một năm cụ thể hoặc dựa vào giá bán dự kiến từ đó xác định được phần trăm chi cho hoạt động marketing( ngân sách khuyến mại, quảng cáo bằng tỷ lệ phần trăm nhất định của tổng doanh thu trong một năm hay dự kiến doanh thu).

Ưu điểm: Theo phương pháp này tỷ lệ phần trăm doanh thu nào đó sẽ là

kinh phí cho hoạt động marketing suy ra nó có

Thứ nhất: Dễ tính, thỏa mãn những người lãnh đạo tài chính về tính chủ

động, họ cho rằng phí tổn phải gắn chặt với mức giá bán của công ty trong những thời kỳ khác nhau của chu kỳ kinh doanh.

Thứ hai: Phương pháp này buộc doanh nghiệp phải thực sự chú ý đến

doanh thu và mối liên hệ giữa chi phí khuyến mại và giá bán với tổng lợi nhuận trên một đơn vị hàng hóa.

Thứ ba: Là phương pháp góp phần duy trì sự cạnh tranh ở mức độ mà các công ty đối thủ cạnh tranh cũng chi cho hoạt động marketing cùng một tỷ lệ phần trăm doanh số bán của mình.

- Phương pháp 2: Xác định ngân quỹ dựa trên tiền mặt của công ty.

Nhiều công ty trích ra cho ngân sách marketing một khoản tiền nào đó trong khả năng tài chính của công ty họ. Phương pháp xác định kinh phí theo phương pháp này doanh nghiệp không để ý đến mối quan hệ giữa khối lượng tiêu thụ với quảng cáo, khuyến mại …cho nên kinh phí cho hoạt động marketing qua các năm không mang tính chủ động.

- Phương pháp 3: Xác định dựa vào mức ngang bằng so với đối thủ

cạnh tranh, các doanh nghiệp khác nhau về mọi phương diện kinh doanh nếu áp dụng theo phương pháp này sẽ rất mạo hiểm vì nguồn lực của các doanh nghiệp là khác nhau, và chi phí và hiệu quả marketing mang lại đôi khi không phụ thuộc qua nhiều vào hoạt động marketing mà nó còn phụ thuộc vào uy tín từ trước( thương hiệu) sự khác biêt về chất lượng trong một sô đoạn thị trương truyền thống. Nó phù hợp với các doanh nghiệp đang có cùng vị thế trên thị trường mục tiêu.

- Phương pháp 4: Tính căn cứ vào nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể trong

một giai đoạn cụ thể. Nó đòi hỏi nhà quản trị marketing phải có tầm nhìn chiến lược cụ thể cho hoạt động của doanh nghiệp trong mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, xác định mục tiêu nào phải đạt được, những nhiệm vụ cần giải quyết để đạt được mục tiêu đó và chi phí cho việc giải quyết những nhiệm vụ đó, tổng tất cả những chi phí đó cho việc giải quyết những nhiệm vụ đó, và ngân quỹ rành cho hoạt động marketing là bao nhiêu.

Kết luận chương 1:

Để có được những thành công trong kinh doanh, một trong những điểu kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp lữ hành đó là bán được chương trình du lịch. Trong đó chính sách marketing không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại trên thương trường.

Nội dung chương 1 được trình bày nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận về marketing mix trong kinh doanh du lịch lữ hành.

•Các khái niệm cơ bản về marketing, marketing du lịch, marketing hỗn hợp, phân đoạn thị trường…

•Chính sách marketing mix trong kinh doanh lữ hành. - Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu. - Chính sách sản phẩm.

- Chính sách giá.

- Chính sách phân phối. - Chính sách khuyếch trương.

Chương 2:Thực trạng hoạt động marketing–mix tại công ty du lịch lữ hành Hoàng Cầu

( Hoàng Cầu international company)

Một phần của tài liệu luận văn quản trị khách sạn du lịch Hoàn thiện chính sách Markeing – Mix nhằm mở rộng thị trường khách du lịch nội địa của công ty du lịch lữ hành Hoàng Câu (Trang 31)