Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 96)

Mỗi một ngành, một lĩnh vực sẽ có những loại chất thải với khối lượng và tính chất khác nhau. Bài báo cáo sẽ đề xuất một số giải pháp quản lý cho những nguồn chính.

4.4.2.1. Các giải pháp quản lý nguồn thải sinh hoạt

Các sông dẫn nước thải trong khu vực đều chứa cả nước mưa. Tình trạng này dẫn đến việc ứ đọng tại các kênh dẫn do lượng nước đổ về quá lớn trong mùa mưa. Dẫn đến, chúng ta phải cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát ước thải, nước mưa. Tách riêng hệ thống dẫn nước thải và hệ thống dẫn nước mưa.

Tiến hành thu phí nước thải sinh hoạt để phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng đủ chi phí xử lý nước thải. Quy định các mức thải khác nhau cho các khu vực thành thị và nông thôn. Việc áp phí cao hơn đối với các cơ sở kinh doanh để họ có trách nhiệm hơn trong việc xả thải.

Do dân số ngày càng gia tăng nên ta tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải phải tính toán thiết kế đảm bảo hệ thống vẫn hoạt động khi lượng nước thải gia tăng và nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

4.4.2.2. Nguồn thải công nghiệp

Các dự án vào KCN, CCN phải phù hợp với những ngành nghề đăng ký trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khuyến khích các nhà máy, cơ sở sản xuất từng bước cải tiến máy móc, đổi mới công nghệ hoặc áp dụng công nghệ tiên tiến sử dụng lượng nước

thấp. Tạo điều kiện cho các cơ sở hiện đang hoạt động nhưng có khó khăn về kinh tế chưa có khả năng lắp đặt thiết bị xử lý nước thải thì thay đổi dây truyền công nghệ để giảm thiểu khối lượng chất thải. Trước mắt yêu cầu các cơ sở sản xuất phải thông báo cho các cơ quan quản lý môi trường và có trách nhiệm giám sát chất lượng nước thải và trữ lượng số liệu về chất lượng nước thải của các cơ sở sản xuất.

Khuyến khích vào KCN, CCN các dự án sản xuất, dịch vụ và sản phẩm thân thiện với môi trường và yêu cấu về bảo vệ môi trường.

Tiến hành thẩm định chặt chẽ báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện hậu kiểm ĐTM đối với mỗi dự án đầu tư.

Cần áp dụng chế độ thu phí xả thải lũy tiến như đã có trong thu phí điện, nước.

Quan trắc và đánh giá ô nhiễm nước thải: tiến hành quan trức và phân tích môi trường để triển khai thu thập vafcaapj nhật các thông tin số liệu về chất lượng và trạng thái môi trường nước của KCN, CCN phục vụ cho công tác quản lý môi trường.

4.4.2.3. Nguồn thải nông nghiệp

Không sử dụng các loại thuốc BVTV mà nhà nước cấm, phun thuốc đúng thời điểm, liều lượng và đúng kĩ thuật.

Hướng dẫn cho người dân cách sử dụng, bảo quản và mua các loại thuốc BVTV một cách thích hợp thông qua tuyên truyền, cán bộ hướng dẫn, kết hợp với biện pháp kiểm tra giám sát.

Quản lý tốt hệ thống kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật trên thị trường, chỉ cấp giấy phép kinh doanh cho những cơ sở có đủ điều kiện về chất lượng thuốc, chủng loại thuốc và cách thức bảo quản thuốc. Nghiêm cấm các

đồng thời gây ô nhiễm môi trường nước. Không sử dụng các chất kích thích và thức ăn độc hại đối với môi trường.

4.4.1.6. Nguồn thải y tế

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo vệ sinh trước khi thải ra ngoài môi trường.

Kết hợp với các ban ngành có liên quan để tổ chức tập huấn, đào tạo cán bộ cho công tác quản lý chất thải y tế trong bệnh viện và bảo vệ môi trường.

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 96)