4.3.3.1. Sông Lam – Quốc lộ 7
Từ thượng nguồn đến điểm hợp lưu với sông Hiếu - 4 điểm quan trắc (M8, M9, M10, M11).
a. Oxy hòa tan (DO)
Hình 4.4. Diễn biến DO trên sông Lam giai đoạn 2011 – 2013
DO được xem là thông số thể hiện “sức khỏe” của nguồn nước, từ đó cho ta thấy được trên địa bàn toàn tỉnh, LVS Cả ở phía thượng nguồn có “sức
khỏe” tốt hay xấu? Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy giá trị DO có xu hướng tăng dần theo thời gian. Năm 2011 cho giá trị trung bình cao nhất tại cầu Rào, huyện Tương Dương điểm (M9) cho giá trị 6,01 mg/l. Đến năm 2013 các giá trị trung bình ngày càng tăng, đỉnh điểm cao nhất tại thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn (M8) cho giá trị 7,8975 mg/l. Như vậy, sự biến động giữa các năm là tương đối lớn. Tất cả các giá trị đều cao hơn giá trị cho phép ngưỡng A2 của QCVN 08:2008/BTNMT. Chứng tỏ thượng nguồn từ Lào đã có biểu hiện sự ô nhiễm DO trước đó.
b. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)
Hình 4.5. Diễn biến BOD5 trên sông Lam giai đoạn năm 2011 – 2013
Nhìn vào đồ thị ta thấy giá trị BOD5 có xu hướng giảm dần theo thời gian. Năm 2011cho giá trị trung bình cao nhất, điểm cao nhất là tại thị trấn Mường Xén (M9) cho giá trị 11,5 mg/l. Năm 2013 cho giá trị trung bình thấp nhất, giá trị thấp nhất tại bãi đò Cây Chanh, xã Đỉnh Sơn (M10) cho giá trị 2,14 mg/l. Năm 2011, nồng độ BOD5 ở sông Lam đều cao hơn giá trị cho phép ngưỡng A2 của QCVN 08:2008/BTNMT. Năm 2013, vì là thượng nguồn nên hầu hết đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn mức A2.
Hình 4.6. Diễn biến COD trên sông Lam giai đoạn 2011 - 2013
Trong giai đoạn này, giá trị COD có xu hướng biến động tương tự với giá trị BOD5. Đều có xu hướng giảm dần theo thời gian. Năm 2011, các giá trị vẫn cao hơn giá trị cho phép ngưỡng A2 của QCVN 08:2008/BTNMT. Với giá trị trung bình cao nhất tại cầu Cửa Rào (M9) là 17,625 mg/l. Nhưng đến năm 2013 đã giảm rõ rệt. Tại vực Bồng Khê, huyện Con Cuông chỉ còn ở mức 3.0 mg/l. Hầu hết các điểm dọc theo sông Lam đều đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn.
Hình 4.7. Diễn biến TSS trên sông Lam giai đoạn 2011 – 2013
Giá trị TSS giữa các điểm quan trắc và các đợt quan trắc dao động lớn. Vì thế, nồng độ có xu hướng tăng khá nhanh theo thời gian. Do thời gian lấy mẫu trùng với mùa mưa của tỉnh nên giá trị TSS tương đối cao trên toàn bộ sông Lam. Hầu hết tất cả các giá trị đều cao hơn giá trị cho phép ngưỡng A2 của QCVN 08:2008/BTNMT. Đáng lưu ý tại cầu Cửa Rào (M9) cao gấp 35,2 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.
e. Các hợp chất chứa Nitơ
* NH+ 4
Hình 4.8. Diễn biến NH4+ trên sông Lam giai đoạn 2011 – 2013
Nhìn chung, diễn biến của giá trị NH4+ có xu hướng giảm theo thời gian. Năm 2012, giá trị trung bình của NH4+ cao hơn so với các năm khác. Đặc biệt, giá trị NH4+ cao nhất được đo tại thị trấn Mường Xén, Kỳ Sơn (M8) với giá trị 0,3875 mg/l. Vượt qúa ngưỡng cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 và quá cả ngưỡng QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.
Hình 4.9. Diễn biến NO2- trên sông Lam giai đoạn 2011 – 2013
Nhìn vào đồ thị ta thấy được, giá trị NO2- tại tất cả các điểm tương đối đồng đều, đạt yêu cầu theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. Tuy năm 2012 vẫn có điểm vượt quá ngưỡng cho phép. Những năm 2013 đã giảm hẳn so với năm 2012 và năm 2011.
Qua đó cho thấy, nguồn nước mặt tại sông Lam trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2013 cơ bản chưa có hiện tượng ô nhiễm Nitotrat.
f. Kim loại nặng (Fe)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy được, qua các năm 2011 chưa có điểm nào vượt quá ngưỡng cho phép A2 của QCVN 08:2008/BTNMT. Qua đó cho thấy, nguồn nước mặt tại sông Lam trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2013 về cơ bản chưa có hiện tượng ô nhiễm các kim loại nặng (Fe).
g. Tổng dầu mỡ
Hình 4.11. Diễn biến Tổng dầu mỡ trên sông Lam giai đoạn 2011 - 2013
Giá trị tổng dầu mỡ trong nước mặt dao động từ <0,0035 mg/l đến 2 mg/l. Trong giai đoạn 2011 – 2013 giá trị Tổng dầu mỡ khá cao, có xu hướng tăng dần theo thời gian. Năm 2013, đạt giá trị trung bình cao nhất. Vượt qua ngưỡng cho phép 100 lần. Nhìn chung, năm 2012 và 2013 tất cả các điểm đều vượt qua ngưỡng A2 của QCVN 08:2008/BTNMT rất nhiều lần. Tình trạng ô nhiễm dầu trên LVS Cả thược tỉnh Nghệ An vẫn kéo dài cho đến nay.
h. Coliform
Diễn biến coliform quan trắc được qua các năm rất khác nhau. Đang có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2011 có giá trị trung bình thấp nhất. Năm 2013 có giá trị trung bình cao nhất. Số lượng coliform trong nước cao vượt ngưỡng cho phép, xuất hiện ở đoạn thượng lưu sông Lam. Điển hình là, tại thị trấn Mường Xén (M8) với giá trị 8093 MPN/100ml, đã vượt qua ngưỡng cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.
4.3.3.2. Sông Hiếu – Quốc lộ 48
Từ thác Sao Va - Quế Phong đến điểm hợp lưu với sông Lam - 7 điểm quan trắc (M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7).
a. Oxy hòa tan (DO)
Hình 4.13. Diễn biến DO trên sông Hiếu giai đoạn 2011 – 2013
Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy giá trị DO có xu hướng tăng dần theo thời gian. Năm 2011 cho giá trị trung bình cao nhất tại cầu Hiếu, huyện Nghĩa Đàn điểm (M9) cho giá trị 6,385 mg/l. Đến năm 2013 các giá trị trung bình ngày càng tăng, đỉnh điểm cao nhất tại thác Sao Va, Quế Phong (M1) cho giá trị 7,6925 mg/l. Như vậy, sự biến động giữa các năm là tương đối lớn. Tất cả các
Hình 4.14. Diễn biến BOD5 trên sông Hiếu giai đoạn năm 2011 – 2013
Nhìn vào đồ thị ta thấy giá trị BOD5 có xu hướng giảm dần theo thời gian. Năm 2011cho giá trị trung bình cao nhất, các điểm đều cao hơn giá trị cho phép ngưỡng A2 của QCVN 08:2008/BTNMT. Trong đó, điểm cao nhất là tại cầu Dinh, huyện Quỳ Hợp (M4) cho giá trị 9 mg/l. Năm 2013 cho giá trị trung bình thấp nhất, giá trị tại các điểm đa số giảm hơn so với năm 2011 và 2012.
c. Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Trong giai đoạn này, giá trị COD có xu hướng biến động tương tự với giá trị BOD5. Đều có xu hướng giảm dần theo thời gian. Hầu hết các điểm dọc theo sông Hiếu đều đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn. Qua đó cho thấy, nguồn nước mặt tại sông Hiếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2013 về cơ bản chưa có hiện tượng ô nhiễm COD.
d. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Hình 4.16. Diễn biến TSS trên sông Hiếu giai đoạn 2011 – 2013
Giá trị TSS giữa các điểm quan trắc và các đợt quan trắc dao động lớn. Vì thế, nồng độ có xu hướng tăng khá nhanh theo thời gian. Năm 2011, các giá trị vẫn ở ngưỡng cho phép của quy chuẩn. Đến năm 2012, các giá trị đó tăng nhanh. Đạt giá trị trung bình cao nhất, tại cầu Dinh (M4) với giá trị 239 mg/l. Do việc khai thác và vận chuyển đá, quặng, thiếc và trùng với thời gian mùa mưa của tỉnh nên giá trị TSS tương đối cao trên toàn bộ sông Hiếu. Tất cả các giá trị đều cao hơn giá trị cho phép ngưỡng A2 của QCVN 08:2008/BTNMT. Năm 2013, có xu hướng giảm hơn năm 2012. Nhưng hầu hết tất cả các giá trị đều cao hơn giá trị cho phép ngưỡng A2 của QCVN
e. Các hợp chất chứa Nitơ
* NH+ 4
Hình 4.17. Diễn biến NH4+ trên sông Hiếu giai đoạn 2011 – 2013
Nhìn chung, diễn biến của giá trị NH4+ có xu hướng giảm theo thời gian. Năm 2011, giá trị tại các điểm đều vượt quá ngưỡng cho phép của quy chuẩn. Đến năm 2013, giá trị NH4+ có xu hướng giảm. Đáng chú ý, tại điểm hợp lưu giữa sông Dinh và sông Hiếu vượt qua ngưỡng cho phép A2 QCVN 08:2008/BTNMT 12,7 lần. Tuy vẫn có điểm vượt quá quy chuẩn nhưng năm 2013 có xu hướng giảm rõ rệt, đạt yêu cầu của quy chuẩn.
* NO2-
Nhìn vào đồ thị ta thấy được, giá trị NO2- tại tất cả các điểm tương đối đồng đều, đạt yêu cầu theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. Tuy năm 2012 và năm 2013 vẫn có điểm vượt quá ngưỡng cho phép. Tuy nhiên các giá trị đã có xu hướng giảm.
Qua đó cho thấy, nguồn nước mặt tại sông Hiếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2013 cơ bản chưa có hiện tượng ô nhiễm Nitotrat.
f. Kim loại nặng (Fe)
Hình 4.19. Diễn biến của Fe trên sông Hiếu giai đoạn 2011 - 2013
Nhìn vào biểu đồ ta thấy được, qua các năm 2011 chưa có điểm nào vượt quá ngưỡng cho phép A2 của QCVN 08:2008/BTNMT. Qua đó cho thấy, nguồn nước mặt tại sông Hiếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2013 về cơ bản chưa có hiện tượng ô nhiễm các kim loại nặng (Fe).
g. Tổng dầu mỡ
Hình 4.20. Diễn biến Tổng dầu mỡ trên sông Hiếu giai đoạn 2011 - 2013
Giá trị tổng dầu mỡ trong nước mặt dao động từ <0,0035 mg/l đến 0.7 mg/l. Trong giai đoạn 2011 – 2013 giá trị Tổng dầu mỡ khá cao, có xu hướng tăng dần theo thời gian. Năm 2013, đạt giá trị trung bình cao nhất. Vượt qua ngưỡng cho phép 100 lần. Nhìn chung, năm 2012 và 2013 tất cả các điểm đều vượt qua ngưỡng A2 của QCVN 08:2008/BTNMT rất nhiều lần. Tình trạng ô nhiễm dầu trên Sông Hiếu thuộc tỉnh Nghệ An vẫn kéo dài cho đến nay.
Diễn biến coliform quan trắc được qua các năm rất khác nhau. Đang có xu hướng ngày càng tăng. Nhưng vẫn ở ngưỡng cho phép của quy chuẩn. Năm 2011 có giá trị trung bình thấp nhất. Năm 2013 có giá trị trung bình cao nhất. Đáng chú ý, tại điểm cầu Rỏi, huyện Tân Kỳ với giá trị 6061 MPN/100ml đã vượt qua ngưỡng cho phép A2 QCVN 08:2008/BTNMT. Nhìn chung, số lượng coliform trong nước đang ở ngưỡng cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.
4.3.3.3. Phụ lưu (từ điểm hợp lưu sông Lam với sông Hiếu đến đoạn cuối đổ ra biển) - 7 điểm quan trắc (M12, M13, M14, M15, M16, M17, M18)
a. Oxy hòa tan (DO)
Hình 4.22. Diễn biến DO trên các phụ lưu sông giai đoạn 2011 – 2013
Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy giá trị DO có xu hướng tăng dần theo thời gian. Năm 2011 cho giá trị trung bình cao nhất tại Bara Nam Đàn điểm (M16) cho giá trị 5,9 mg/l. Đến năm 2013 các giá trị trung bình ngày càng tăng, đỉnh điểm cao nhất tại Cảng Hải quân 5, huyện Nghi Lộc (M18) cho giá trị 7,95 mg/l. Như vậy, sự biến động giữa các năm là tương đối lớn. Tất cả các giá trị đều cao hơn giá trị cho phép ngưỡng A2 của QCVN 08:2008/BTNMT. Qua đó, càng về cuối, phía các phụ lưu sông mức độ ô nhiễm càng tăng.
b. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)
Hình 4.23. Diễn biến BOD5 trên các phụ lưu sông giai đoạn năm
2011 – 2013
Nhìn vào đồ thị ta thấy giá trị BOD5 có xu hướng giảm dần theo thời gian. Năm 2011 và năm 2012 cho giá trị trung bình cao nhất, điểm cao nhất của năm 2011 là tại Bara Bến Thủy, thành phố Vinh (M17) cho giá trị 13,15 mg/l. Năm 2013 cho giá trị trung bình thấp nhất, giá trị thấp nhất tại Bara Nam Đàn (M16) cho giá trị 2,32 mg/l. Đáng chú ý, tại điểm Cảng Hải quân 5 (M18) cho giá trị 14,62 mg/l cao hơn giá trị cho phép ngưỡng A2 của QCVN 08:2008/BTNMT.
c. Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Trong giai đoạn này, giá trị COD có xu hướng biến động tương tự với giá trị BOD5. Đều có xu hướng giảm dần theo thời gian. Năm 2011, các giá trị vẫn cao hơn giá trị cho phép ngưỡng A2 của QCVN 08:2008/BTNMT. Với giá trị trung bình cao nhất tại cầu Rộ (M15) là 20,85 mg/l. Nhưng đến năm 2013 đã giảm rõ rệt. Tại Bara Nam Đàn chỉ còn ở mức 4,3 mg/l. Phía cuối phụ lưu điểm đổ ra biển tại Cảng Hải quân 5 vượt quá ngưỡng cho phép gấp 5 lần so với quy chuẩn. Do tập trung của hợp lưu các con sông và là kh vực có sự phát triển của ngành công nghiệp, khu đô thị. Nhìn chung, các điểm có giá trị giảm hơn so với các năm trước.
d. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Hình 4.25. Diễn biến TSS trên các phụ lưu sông giai đoạn 2011 – 2013
Giá trị TSS giữa các điểm quan trắc và các đợt quan trắc dao động lớn. Vì thế, nồng độ có xu hướng tăng khá nhanh theo thời gian. Năm 2011, giá trị TSS cao nhất trong 3 năm. Tại điểm thị trấn Anh Sơn cho giá trị 315,5 mg/l gấp 10 lần so với quy chuẩn. Năm 2013 có xu hướng giảm hơn so với các năm trước..Do thời gian lấy mẫu trùng với mùa mưa của tỉnh nên giá trị TSS tương đối cao trên toàn bộ các phụ lưu sông. Nên hầu hết tất cả các giá trị đều
e. Các hợp chất chứa Nitơ
* NH+ 4
Hình 4.26. Diễn biến NH4+ trên các phụ lưu sông giai đoạn 2011 – 2013
Nhìn chung, diễn biến của giá trị NH4+ có xu hướng giảm theo thời gian. Năm 2012, giá trị trung bình của NH4+ cao hơn so với các năm khác. Đặc biệt, giá trị NH4+ cao nhất được đo tại cầu Thanh Ngọc (M14) với giá trị 1,49 mg/l. Vượt qúa ngưỡng cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 và quá cả ngưỡng QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Năm 2013 tuy vẫn còn một số điểm vượt quá ngưỡng cho phép của quy chuẩn. Đáng chú ý, tại Bara Bến Thủy, thành phố Vinh (M17) với giá trị 1,52 mg/l cao gấp 7,6 lần với quy chuẩn. Ta thấy được, năm 2013 giá trị NH4+ có xu hướng giảm rõ rệt, đạt yêu cầu của quy chuẩn.
* NO2-
Nhìn vào đồ thị ta thấy được, giá trị NO2- tại tất cả các điểm tương đối đồng đều, đạt yêu cầu theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. Tuy năm 2011 và năm 2012 vẫn còn một số điểm vượt quá ngưỡng cho phép. Những năm 2013 đã giảm hẳn so với các năm trước đó.
Qua đó cho thấy, nguồn nước mặt tại sông Lam trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2013 cơ bản ô nhiễm Nitotrat đang ở mức bình thường và có thể kiểm soát được.
f. Kim loại nặng (Fe)
Hình 4.28. Diễn biến của Fe trên các phụ lưu sông giai đoạn 2011 - 2013
Nhìn vào biểu đồ ta thấy được, qua năm 2011 có một số điểm vượt quá ngưỡng cho phép A2 của QCVN 08:2008/BTNMT. Đến những năm trở lại đây, các điểm giá trị có xu hưởng giảm, không vượt quá ngưỡng cho phép. Vậy nguồn nước mặt tại các phụ lưu sông trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2013 về cơ bản chưa có hiện tượng ô nhiễm các kim loại nặng (Fe).
g. Tổng dầu mỡ
Hình 4.29. Diễn biến Tổng dầu mỡ trên các phụ lưu sông giai đoạn 2011 - 2013
Giá trị tổng dầu mỡ trong nước mặt dao động từ <0,0035 mg/l đến 0,15 mg/l. Trong giai đoạn 2011 – 2013 giá trị Tổng dầu mỡ khá cao, có xu hướng tăng dần theo thời gian. Năm 2012, đạt giá trị trung bình cao nhất. Vượt qua ngưỡng cho phép 100 lần. Đến năm 2013, có xu hướng giảm nhẹ nhưng tất cả các điểm đều vượt qua ngưỡng A2 của QCVN 08:2008/BTNMT rất nhiều lần. Tình trạng ô nhiễm dầu trên các phụ lưu sông thuộc tỉnh Nghệ An vẫn kéo dài cho đến nay.