Nguồn thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 57)

4.2.1.1. Nước thải sinh hoạt

Nguồn thải sinh hoạt trên LVS Cả gây ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng nước mặt trên các con sông thuộc lưu vực là NTSH (chủ yếu là nước thải từ nhà tắm, các khu vệ sinh và nhà bếp). NTSH tập trung chủ yếu tại khu vực đô thị, thị trấn và ở các khu vực nông thôn tập trung đông dân cư sinh sống. Thành phần các chất ô nhiễm trong NTSH chứa nhiều chất hữu cơ, chất tẩy rửa không được xử lý mà thải ra môi trường. Ngoài ra còn một lượng lớn các loại vi sinh vật là các virus, vi khuẩn gây bệnh.

và bị xuống cấp ở nhiều nơi. Đây là một trong những nguyên nhân chính và làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt tại LVS Cả.

Sử dụng phương pháp ước tính nguồn thải của WHO ta tính được lượng NTSH như sau:

Bảng 4.5. Ước tính lượng NTSH của LVS Cả trên tỉnh Nghệ An

Dân số (nghìn người Lượng nước thải

(1.000 m3/năm)

Tổng lượng nước

thải (1.000 m3/năm)

Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn

2011 392.241 2.550.634 11.453.437,2 74.478.512,8 85.931.950

2012 400.466 2.551.519 11.693.607,2 74.504.354,8 86.197.962 Qua bảng tính toán trên cho thấy, năm 2012, dân số thành thị tăng 8.225 nghìn người và dân số nông thôn tăng 855 ngìn người so với năm 2011. Với tổng số dân 2.951.985 nghìn người (gồm thành thị và nông thôn) thì lượng NTSH phát sinh tỉnh Nghệ An trên LVS Cả ước tính vào khoảng 86.197.962 (m3/năm).

Lượng nước thải ở nông thôn gấp 6 lần thành thị. Dân số càng tăng dẫn đến lượng nước thải cũng thay đổi với xu hướng tăng lên.

Tải lượng ô nhiễm từ nguồn sinh hoạt được ước tính thông qua số dân và định mức tải lượng ô nhiễm trung bình cho một người/ngày của WHO, ta có thể tính toán được tổng tải lượng thải sinh hoạt năm 2012 của LVS Cả:

Bảng 4.6. Ước tính tải lượng thải sinh hoạt phát sinh LVS Cả tỉnh Nghệ An

Tải lượng (tấn/năm)

2011 2012

Thành thị Nông thôn Tổng Thành thị Nông thôn Tổng

BOD5 7.158.398,3 46.549.070, 5 53.707.468,8 7.308.504,5 46.619.971, 8 53.928.422,3 COD 13.457.788, 7 87.512.252, 5 100.970.041, 2 13.739.988, 5 87.542.616, 9 101.282.605, 4 Tổng N 1.288.511,7 8.378.832,7 9.667.344,4 1.315.530,8 8.381.739,9 9.697.270,7 Tổng P 343.603,2 2.234.356,3 2.577.959,5 350.808,2 2.235.130,6 2.585.938,8 TSS 15.318.972, 3 99.615.010, 9 114.933.983, 2 15.640.199, 6 99.649.574, 5 115.289.774

Tổng tải lượng thải sinh hoạt ước tính được trên toàn LVS Cả tương đối lớn. Trong đó, tải lượng TSS, COD và BOD5 khá cao, do vậy NTSH chứa chủ yếu các chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng. Hiện nay, hầu hết lượng NTSH chưa qua xử lý mà xả thải trực tiếp xuống kênh, mương… Đây sẽ là nguồn thải lớn đối với nước mặt, làm gia tăng ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng trong lưu vực.

4.2.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt

Trên LVS Cả, lượng CTRSH phát sinh đáng kể do dân cư tập trung cao, chủ yếu ở các vùng đô thị do lối sống khá giả hơn, có nhiều hoạt động thương mại, tốc độ đô thị hóa có cường độ cao hơn so với các vùng nông thôn. Các khu dân cư, khu chợ và kinh doanh, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại… là những nguồn phát sinh CTRSH lớn trên lưu vực. CTRSH trên LVS Cả chủ yếu gồm chất thải thực phẩm, giấy, catton, chất dẻo, vải vụn, sản phẩm vườn, gỗ, thủy tinh, nhựa, kim loại không thép, bụi tro, gạch…

Căn cứ vào kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường Đô thị - Nông thôn (Bộ Xây Dựng) năm 2012 về lượng CTRSH

Bảng 4.7. Ước tính lượng CTRSH của LVS Cả tỉnh Nghệ An

Năm Dân số (Nghìn người) CTRSH (Tấn/năm) Tổng CTRSH

(Tấn/năm)

Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn

2011 392.241 2.550.634 207.593.549,3 372.392.564 579.986.113,3

2012 400.466 2.551.519 211.947.630,5 372.521.774 584.469.404,5 Theo số liệu ước tính, năm 2012, tổng lượng CTRSH phát sinh hàng năm trên LVS Cả khoảng 584.469.404,5 (tấn/năm). Tăng 4.483.291,2 tấn so với năm 2011. Trong đó, lượng CTRSH phát sinh từ đô thị của tỉnh Nghệ An trên LVS Cả chiếm khoảng 36,26% tổng lượng CTRSH trong khi dân số thành thị chỉ chiếm khoảng 13,57% tổng dân số LVS Cả.

Tuy khối lượng CTRSH phát sinh khá cao, nhưng công tác quản lý CTR trên lưu vực vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tỷ lệ thu gom nhìn chung còn ở mức thấp, trung bình khoảng 40 – 45% trong toàn lưu vực. Ở các đô thị, tỷ lệ thu gom cao hơn, đạt từ 60 – 70% (Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An, 2012).

Công tác xử lý CTR hiện vẫn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Hầu hết các tỉnh đều chưa có bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh và hệ thống xử lý nước rác. Lượng CTRSH thường đổ tập trung ở rìa đường, các mương rãnh, sông suối… là các nguồn thải tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong đó có chất lượng nước mặt LVS Cả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 57)