Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 41)

Các kết quả nghiên cứu sẽ được so sánh với:

+ QCVN 08: 2008/ BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

3.3.5.Phương pháp ước tính nguồn thải

Sử dụng các hệ số phát thải đã được xây dựng từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các tổ chức về bảo vệ môi trường để tính toán, ước lượng các nguồn nước thải.

3.3.5.1. Ước tính nguồn thải sinh hoạt a. Nước thải sinh hoạt

Theo số liệu dân số LVS Cả năm 2012 và sử dụng định mức lượng nước thải phát sinh trung bình của mỗi người là 80 lit/ngày của WHO, có thể

Trong đó: T: định mức lượng nước thải phát sinh trung bình trên một đầu người (lit/người/ngày)

p: số dân (người)

Tải lượng ô nhiễm từ nguồn sinh hoạt được ước tính thông qua số dân và định mức tải lượng ô nhiễm trung bình cho một người/ngày của WHO

(Bảng 3.1) nghiên cứu đối với các nước đang phát triển qua công thức: Ej = p x DMTj (kg/ngày)

Trong đó:

DMTj : định mức tải lượng ô nhiễm thông số j (kg/người/ngày) P : số dân (người)

Bảng 3.1. Tải lượng ô nhiễm trung bình trên đầu người theo WHO

TT Thông số Định mức tải lượng ô nhiễm (g/người/ngày) Định mức tải lượng ô nhiễm trung bình (g/người/ngày) 1 BOD 45 - 54 50 2 COD 85 - 102 94 3 TSS 70 - 145 107 4 Tổng N 6 - 12 9 5 Tổng P 0,8 - 4,0 2,4

b. Chất thải rắn sinh hoạt

Căn cứ vào kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường Đô thị - Nông thôn (Bộ Xây Dựng) năm 2012 về lượng CTRSH trung bình thành thị và nông thôn Việt Nam (phát sinh CTRSH trung bình từ khu vực thành thị là 1,45 kg/người/ngày; phát sinh CTRSH trung bình từ khu vực nông thôn là 0,4 kg/người/ngày), có thể ước tính được lượng CTRSH phát sinh trên LVS Cả theo công thức:

R = HSR × p (kg/ngày)

Trong đó: HSR: Hệ số thực nghiệm phát sinh CTRSH trung bình của một người (thành thị/nông thôn) (kg/người/ngày)

3.3.5.2. Ước tính nguồn thải nông nghiệp a. Trồng trọt

Theo số liệu thống kê diện tích đất trồng lúa của LVS Cả và hệ số định mức lượng nước hồi quy của WHO (2,28 m3/ha/ngày), có thể ước tính được lượng nước hồi quy từ trồng lúa đông xuân trên LVS Cả theo công thức sau:

Q = HSQ × S (m3/ngày)

Trong đó: HSQ: Hệ số định mức lượng nước hồi quy (m3/ha/ngày) S: diện tích đất trồng (ha)

Tải lượng ô nhiễm từ trồng trọt được ước tính dựa trên tổng diện tích trồng trọt và định mức ô nhiễm từ lượng phân bón rửa trôi của WHO nghiên cứu đối với các nước đang phát triển được tính theo công thức:

Ej = F × DMTj (kg/ngày)

Trong đó: DTMj: định mức tải lượng ô nhiễm thông số j (kg/ha/ngày) F: diện tích trồng trọt (ha)

Bảng 3.2. Định mức tải lượng ô nhiễm trồng trọt theo WHO

TT Chất ô nhiễm Định mức tải lượng thải

(kg/ha/ngày) 1 Tổng N 0,12 2 Tổng P 0,02 3 COD 7,95 4 BOD5 4,19 b. Chăn nuôi

Tính toán của WHO cho các quốc gia đang phát triển, tải lượng ô nhiễm do gia súc, gia cầm đưa vào môi trường nếu không được xử lý như sau:

Bảng 3.3. Định mức tải lượng ô nhiễm chăn nuôi theo WHO

TT Chất thải Loại vật nuôi

Trâu, bò Lợn Gia cầm

1 Nước thải

(m3/con/năm) 8 14,6 0,21

2 Tải lượng chất ô nhiễm (kg/con/năm)

BOD5 164 42,9 1,61

COD 196,8 39,5 1,97

TSS 1204 74 4,2

Tổng N 44,8 7,4 4,6

Tổng P 11,4 2,4 1,8

Dựa trên số lượng vật nuôi và định mức tải lượng ô nhiễm trung bình cho từng loại vật nuôi khác nhau (trâu, bò, lợn, gia cầm) của WHO nghiên cứu đối với các nước đang phát triển, có thể ước tính tải lượng ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi theo công thức:

Ej = n × DMTj (kg/ngày)

Trong đó: DTMj: định mức tải lượng ô nhiễm thông số j (kg/con/ngày) n : số lượng vật nuôi (con)

Ngoài ra ta có thể ước tính lượng CTR phát sinh của các loài vật nuôi thông qua hệ số thực ngiệm của Cục Chăn nuôi:

Bảng 3.4. Hệ số thực nghiệm phát sinh CTR của các loài vật nuôi

TT Loại vật nuôi CTR phát sinh (kg/con/ngày)

1 Trâu 15

2 Bò 10

3 Lợn 2

4 Gia cầm 0,05

Từ hệ số thực nghiệm trên và số lượng gia súc, gia cầm, có thể ước tính được lượng CTR phát sinh của các loài vật nuôi theo công thức:

R = n × HST (kg/ngày)

N : số lượng vật nuôi (con)

3.3.5.3. Ước tính nguồn thải y tế

Từ hệ số tiêu chuẩn thải nước tính cho mỗi giường bệnh là 0,60 m3/giường/ngày (Trần Đức Hạ (1998), Nghiên cứu xử lý nước thải và chất thải rắn bệnh viện, Đề tài NCKH Bộ Giáo dục và Đào tạo), có thể ước tính được tổng khối lượng nước thải y tế trên toàn LVS Cả theo công thức sau:

Q = HST × b (m3/ngày)

Trong đó: HST: hệ số tiêu chuẩn thải nước tính cho mỗi giường bệnh (m3/giường/ngày) b : số giường bệnh

Song với nước thải là khối lượng CTR y tế phát sinh từ các cơ sở y tế. Theo tính toán của WHO, CTR y tế phát sinh tính trên giường bệnh như sau:

Bảng 3.5. Định mức phát sinh CTR y tế theo WHO

Phân loại CTR dễ phân hủy

(kg/giường/năm)

CTR có khả năng lây nhiễm (kg/giường/năm)

- Bệnh viện 1.802 607

- BV điều dưỡng và phục hồi

chức năng 607 96

- Trạm y tế xã, phường 1.400 600

Từ đó ta sẽ ước tính được khối lượng CTR phát sinh tại các cơ sở y tế tính trên giường bệnh của LVS Cả theo công thức sau:

R = DMTj × ba (kg/năm)

Trong đó: DMTj : định mức phát sinh CTR y tế loại j (kg/giường/năm) ba : số giường bệnh của loại cơ sở y tế a

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w