Nguồn thải công nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 68)

Là khu vực có lợi thế về vị trí địa lý và được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên nên LVS Cả có tiềm năng lớn để phát triển, đặc biệt là phát triển công nghiệp. Các KCN, CCN thu hút được nhiều vốn đầu tư, được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động đóng góp tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu kinh tế của lưu vực.

Theo kết quả thống kê của Ban Quản lý các KCN LVS Cả năm 2012, có khoảng 21 KCN/CCN trên lưu vực với tổng diện tích khoảng 20.321,82 ha. Vài năm gần đây, nhiều KCN/CCN vừa và nhỏ mới được triển khai xây dựng mới và mở rộng các KCN/CCN đã và đang hoạt động nên việc thống kê các KCN chưa có điều kiện thống kê một cách đầy đủ được.

Bảng 4.16. Số lượng các KCN/CCN đang hoạt động trên LVS Cả thuộc tỉnh Nghệ An năm 2012

Khu công nghiệp Cụm công nghiệp

Số lượng Diện tích (ha) Số lượng Diện tích (ha)

9 20.138,02 12 183,8

Các KCN/CCN trên LVS Cả phát triển với nhiều ngành sản xuất đa dạng như cơ khí, luyện kim, chế tạo máy, thực phẩm, dệt nhuộm, may mặc, vật liệu xây dựng, chế biến thức ăn chăn nuôi…

Chính sự phát triển công nghiệp đã và đang kéo theo chất lượng môi trường suy giảm. Các hoạt động sản xuất công nghiệp liên tiếp thải vào môi trường lưu vực các nguồn ô nhiễm như nước thải, khí thải, CTR, trong đó đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước lưu vực là nước thải. Sự đa dạng ngành nghề đã làm cho nước thải công nghiệp có các đặc tính khác nhau và rất phức tạp, chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và một số kim loại nặng.

Bảng 4.17. Đặc trưng nước thải của một số ngành công nghiệp phổ biến thuộc LVS Cả năm 2012

TT Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm chính

1 Cơ sở dệt nhuộm, may mặcDệt nhuộm Độ màu, COD, TSS, kim loại nặng

May mặc BOD5, COD, TSS, chất hoạt động bề mặt

2 Cơ sở sản xuất thực phẩm, đồ uốngSản xuất bánh kẹo BOD

5, N tổng, P tổng, amoni, colifrom

Sản xuất bia, rượu BOD5, TSS, N tổng, P tổng, amoni, colifrom

Sản xuất sữa BOD5, TSS, N tổng, P tổng, amoni, colifrom

Sản xuất đồ hộp BOD5, TSS, N tổng, P tổng, amoni, colifrom

3 Cơ sở sản xuất sản phẩm từ kim loại

Cơ khí, luyện kim, chế tạo máy, thiết bị

TSS, kim loại nặng, dầu mỡ khoáng, cyanua (CN-)

Mạ kim loại Kim loại mạ, COD, hóa chất sử dụng

Sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử TSS, kim loại nặng, dầu mỡ khoáng

4 Cơ sở sản xuất giấy và bột giấy BOD5, COD, TSS, màu, sunfua, nhiệt độ

5 Cơ sở sản xuất đông dược, dược

phẩm, hóa mỹ phẩm COD, BOD5, TSS, N tổng, P tổng

6 Cơ sở sản xuất, gia công nhựa COD, BOD5, TSS, N tổng, P tổng, coliform

7 Sản xuất cao su và sản phẩm từ

cao su COD, BOD5, TSS, N tổng, amoni

8 Cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi COD, BOD5, TSS, N tổng, P tổng, amoni, sunfua, coliform

9 Cơ sở chế biến rau, củ, quả, hạt COD, BOD5, TSS

10

Cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng: gạch, ngói, xi măng, gạch lát, đá …

TSS, kim loại nặng

11 Cơ sở chế biến thủy sản COD, BOD5, TSS, N tổng, P tổng, coliform

12 Cơ sở sủa chữa cơ khí, ô tô BOD5, COD, kim loại nặng, dầu mỡ

Hầu hết các KCN/CCN chú trọng vào việc sản xuất tạo ra năng suất sản phẩm, tăng lợi nhuận, ít quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Do vậy,

thống xử lý nước thải tập trung, hoặc nếu có thì cũng hoạt động không hiệu quả. Tính đến năm 2012, chỉ có khoảng 3 KCN/CCN tập trung trên toàn lưu vực là có đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung là: KCN Hoàng Mai, KCN Nam Cấm, KCN Bắc Vinh.

Ngoài các KCN/CCN đã nêu ở trên, trên LVS Cả còn có các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô và ngành nghề khác nhau khác nhau nằm phân tán rộng khắp các địa phương trên lưu vực. Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ về tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như dữ liệu về nguồn thải từ các cơ sở công nghiệp phân tán trên lưu vực. Tuy nhiên có thể nhận xét đây là nhóm nguồn thải công nghiệp chính yếu gây ô nhiễm nguồn nước hệ thống LVS Cả vì phần lớn đều xả thẳng nước thải ô nhiễm ra môi trường.

Hàng ngày, LVS Cả phải tiếp nhận lượng nước thải rất lớn từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Trong đó, thành phố Vinh là khu vực KCN tập trung nhiều nhất. Khoảng 70% nước thải từ các KCN/CCN trên LVS Cả được xả trực tiếp vào các nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe người dân. Đây là nguồn áp lực lớn gây suy thoái chất lượng nước LVS Cả.

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w