4.4.1.1. Nhóm giải pháp về luật pháp và chính sách
Luật pháp là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra, thực hiện và bảo vệ, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội phát triển bền vững đất nước. Là công cụ đặc trưng và quan trọng nhất của Nhà nước trong quản lý xã hội hiến pháp và các bộ luật là nhóm giải pháp quản lý môi trường cao nhất của đất nước.
Mặc dù Luật Tài nguyên nước đã được sửa đổi, thông qua năm 2012 nhưng vẫn cần thiết phải xem xét tới các quy định để phân định rõ những trùng lặp, chồng chéo đối với các quy định về BVMT nước. Cần xem xét cụ thể để bổ sung các nội dung còn thiếu về BVMT nước LVS. Đòi hỏi phải có sự sửa đổi liên tục, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia sao cho phù hợp, dễ quản quản lý.
Việc bổ sung các quy định về sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý và BVMT nước trong các văn bản pháp luật có liên quan. Chấn chỉnh
tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động sản xuất công nghiệp, các làng nghề và các cơ sở khai thác khoáng sản trên LVS. Đặc biệt là nguồn thải tại các LVS để có các biện pháp xử lý phù hợp với các cá nhân, tổ chức vi phạm.
Giám sát các hoạt động giao thông thủy và khai thác vật liệu xây dựng trên dòng chính sông Cả, đảm bảo không làm ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và làm mất mỹ quan của dòng sông.
4.4.1.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch và kế hoạch
Quy hoạch LVS cần được xây dựng và phê duyệt cho mỗi LVS. Quy hoạch này sẽ định hướng cho quản lý và bảo vệ môi trường nước nói chung, môi trường LVS nói riêng. Phân vùng khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả thải vào LVS. Là cơ sở để điều chỉnh và thống nhất các quy hoạch phát triển của các ngành trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Cũng là cơ sở cho việc cấp phép xả thải vào nguồn dựa trên khả năng tự làm sạch và quy chuẩn cụ thể tại mỗi đoạn sông trên LVS.
Quy hoạch cần được xây dựng theo cách tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên, được tham vấn rộng rãi và có sự đồng thuận cao của cộng đồng trước khi phê duyệt. Đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả của cơ chế giám sát, đánh giá và cưỡng chế việc thực hiện quy hoạt.
Một trong những giải pháp thực hiện quy hoạch là tăng cường năng lực của các cơ quan, tổ chức và các bên liên quan, đặc biệt là trong khả năng thực hiện các hoạt động phối hợp liên ngành, liên địa phương.
4.4.1.3. Nhóm giải pháp về kĩ thuật và công nghệ
Triển khai áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn trong các khâu sản xuất của các doanh nghiệp. Lựa chọn giải pháp công nghệ thích hợp đầu tư xử lý nước thải, khí thải đạt Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
Đẩy mạnh các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các cấp, đặc biệt là việc kiểm soát ô nhiễm tại các LVS nhằm phòng ngừa, khống chế ô
nhiễm xảy ra. Tiến hành lập dự án đầu tư xử lý môi trường đối với các khu vực đã và đang bị ô nhiễm
Từng bước đưa công nghệ sinh học vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, giảm dần việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong nông nghiệp.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế dưới các hình thức hợp tác đa phương, song phương với các nước, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ về các mặt chuyển giao các công nghệ xứ lý môi trường, công nghệ sản xuất sạch.
4.4.1.4. Nhóm giải pháp về kinh tế
Sửa đổi và ban hành phí xả nước thải theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (nguyên tắc PPP); phí xả nước thải phải bằng hoặc lớn hơn chi phí xử lý ô nhiễm.
Tăng cường nguồn vốn cho các hoạt động BVMT: khai thác các nguồn vố hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư chho lĩnh vực xử lý môi trường, các nguồn vốn trong nhân dân theo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm.
4.4.1.5. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng
Xây dựng các cơ chế để thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong đó có cộng đồng dân cư trong các quá trình lập quy hoạch, kế hoạch và triển khai các biện pháp BVMT nước. Tăng cường vai trò của cộng đồng dân cư trong quản lý và sử dụng nguồn nước. Chú trọng xây dựng và thực hiện các hương ước, các quy định, cam kết BVMT trong cộng đồng dân cư.
Công bố các thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường cho cộng động dân cư được biết trên các phương tiện thông tin đại chúng để từ đó mọi người
Giáo dục trong trường học: Thực hiện các chương trình giáo dục về môi trường, ô nhiễm môi trường để cung cấp kiến thức cho học sinh, sinh viên, tổ chức các chương trình, hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao ý thức tự giác BVMT cho thế hệ trẻ.