Nguồn thải nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 60)

Ngành nông nghiệp là ngành truyền thống lâu đời gắn bó với người dân tại LVS Cả. Đồng thời cũng là ngành đóng góp tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Với diện tích đất nông nghiệp khoảng 1.245.261,8 nghìn ha (chiếm khoảng 75,51% tổng diện tích), ngành nông nghiệp LVS Cả tập trung chủ yếu ở các khu vực nông thôn. Các hoạt động sản xuất canh tác trồng trọt và chăn nuôi trong những năm gần đây đã đem lại hiệu quả kinh tế, tăng nguồn thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, các hoạt động này lại phát sinh lượng chất thải lớn, chủ yếu là nước thải khiến chất lượng môi trường nước mặt trên lưu vực ngày càng ô nhiễm hơn.

4.2.2.1. Nguồn thải từ trồng trọt

Nước thải trồng trọt phát sinh chủ yếu từ lượng nước tưới hồi quy. Nước tưới nông nghiệp chảy tràn tự nhiên và tập trung về hệ thống sông suối, kéo theo một lượng lớn các chất ô nhiễm từ hoạt động bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật … Lượng phân bón bị rửa trôi, lượng dư thuốc bảo vệ thực vật chảy tràn xuống ao, hồ, sông, suối rất độc hại với sinh vật thủy sinh và đặc biệt rất bền vững ngoài môi trường.

Theo số liệu thống kê diện tích đất trồng lúa của LVS Cả và hệ số định mức lượng nước hồi quy của WHO (2,28 m3/ha/ngày), ta có thể ước tính được lượng nước hồi quy từ trồng lúa đông xuân trên LVS Cả như sau:

Bảng 4.8. Diện tích trồng lúa cả năm và ước tính lượng nước hồi quy tỉnh Nghệ An trên LVS Cả

Năm Diện tích Lúa cả năm (Ha) Lượng nước hồi quy (m3/năm)

2011 185.996 154.785.871,2

2012 186.112 154.882.406,4

Tải lượng ô nhiễm từ trồng trọt được ước tính dựa trên tổng diện tích trồng trọt và định mức ô nhiễm từ lượng phân bón rửa trôi của WHO nghiên cứu đối với các nước đang phát triển và từ đó ta tính được kết quả ước tính tải lượng ô nhiễm từ diện tích trồng lúa cả năm như sau:

Bảng 4.9. Ước tính tải lượng ô nhiễm từ trồng lúa cả năm phân bố của tỉnh trên LVS Cả

Năm Tải lượng (tấn/năm)

BOD5 COD Tổng N Tổng P

2011 284.452,99 539.713,89 8.146,62 1.357,78

2012 284.630,39 540.050,49 8.151,71 1.358,62 Từ các kết quả tính toán trên cho thấy, tổng lượng nước hồi quy trên

nói riêng và phục vụ hoạt động trồng trọt nói chung cũng rất đáng kể. Lượng nước hồi quy lớn cuốn theo hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng từ phân bón cao là nguyên nhân gây ô nhiễm hữu cơ nguồn nước, đặc biệt là hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng làm cho nguồn nước thải nông nghiệp chứa các kim loại nặng và các chất độc hại khác ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh trong lưu vực. Điều này đã góp phần trong việc làm suy giảm chất lượng nước mặt trên LVS Cả.

4.2.2.2. Nguồn thải từ chăn nuôi

Hiện nay, chăn nuôi đang là một trong những ngành quan trọng góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo trong nông thôn ở các huyện thuộc LVS Cả. Số lượng đàn lợn và gia cầm có xu hướng tăng, số lượng đàn trâu, bò giảm nhẹ. Quy mô chăn nuôi phổ biến là chăn nuôi hộ gia đình.

Tuy hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm của các huyện thuộc LVS Cả tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây nhưng các biện pháp xử lý CTR, nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi còn rất hạn chế. Phân, nước thải, nước rửa chuồng trại, nước tắm rửa cho vật nuôi hay xác chết vật nuôi đều là những nguồn gây ô nhiễm trong chăn nuôi. Trong đó, phân vật nuôi có chứa các chất dinh dưỡng N, P, K, thuốc thú y, kim loại nặng, vi khuẩn, virus gây bệnh.

Hầu hết các chất thải này, đặc biệt là nước thải đều được đổ xuống các nguồn nước mặt. Tất cả các công đoạn của chăn nuôi như nuôi dưỡng vật nuôi, trồng cây làm thức ăn gia súc, xử lý các sản phẩm chăn nuôi,… đều tạo ra các độc tố thải vào nguồn nước, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước LVS Cả.

Theo Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An thuộc LVS Cả, số lượng vật nuôi tại các tỉnh trong năm 2012 như sau:

Bảng 4.10. Sự phân bố số lượng vật nuôi và ước tính tổng nước thải chăn nuôi tỉnh Nghệ An thuộc LVS Cả

Năm Số lượng (con) Tổng lượng nước thải (m3/năm)

Trâu Lợn Gia Cầm

2011 300.098 382.378 1.067.083 15.821 21.042.542,21

2012 296.376 378.907 1.063.046 16.745 20.926.252,05 Với số lượng gia súc, gia cầm lớn, hàng năm, tổng lượng nước thải phát sinh từ chăn nuôi là không nhỏ. Ước tính tổng lượng nước thải chăn nuôi phát sinh năm 2012 khoảng 20.926.252,05 (m3/năm). Tuy có giảm so với năm 2011 nhưng lượng nước thải vẫn chưa được xử lý mà vẫn đổ thải trực tiếp vào nguồn nước gây ảnh hưởng đến chất lượng nước LVS Cả.

Dựa trên số lượng vật nuôi và định mức tải lượng ô nhiễm trung bình cho từng loại vật nuôi khác nhau (trâu, bò, lợn, gia cầm) của WHO nghiên cứu đối với các nước đang phát triển, ta có thể ước tính tải lượng ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi như sau:

Bảng 4.11. Ước tính tổng lượng nước thải và tải lượng nước thải chăn nuôi tỉnh Nghệ An thuộc LVS Cả

Năm Tổng lượng nước thải

Tải lượng (tấn/năm)

BOD5 COD TSS Tổng N Tổng P

2011 468.611.503,3 57.571.229,73 64.419.661,27 328.767.068,4 14.068.602,19 3.784.941.74 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2012 464.116.542,7 57.077.986,27 63.845.434,65 325.498.409,7 13.941.629,72 3.752.082,32

Nước thải từ chăn nuôi thường chứa hàm lượng chất hữu cơ, dinh dưỡng, chất rắn và vi sinh vật rất cao. Do vậy, với tổng lượng nước thải lớn sẽ kéo theo tải lượng lớn các chất hữu cơ và dinh dưỡng N, P cùng các vi sinh vật đổ vào các thủy vực.

Cùng với nước thải là lượng CTR phát sinh từ các hoạt động chăn nuôi. CTR bao gồm chủ yếu là phân, xác súc vật chết, thức ăn dư thừa, vật liệu lót

CTR phát sinh của các loài vật nuôi thông qua hệ số thực ngiệm của Cục Chăn nuôi như sau:

Bảng 4.12. Ước tính CTR phát sinh của các loại vật nuôi tỉnh Nghệ An thuộc LVS Cả

Năm Lượng CTR phát sinh (tấn/năm) Tổng

(tấn/năm) Trâu Lợn Gia cầm 2011 1.643.036,55 1.395.679,7 778.970,59 288,73 3.817.975,57 2012 1.622.658,6 1.383.010,5 5 776.023,58 305,60 3.781.998,33 Qua bảng tính toán trên cho thấy, năm 2012, ước tính hàng năm có khoảng 3.781.998,33 (tấn/năm) lượng CTR phát sinh tại tỉnh Nghệ An thuộc LVS Cả. Trong đó, đàn trâu, bò có lượng CTR phát sinh tương đối lớn. Có xu hướng giảm hơn so với năm 2011 là 29.987,24 (tấn/năm).

Do quy mô chăn nuôi trên LVS Cả chủ yếu là nhỏ lẻ theo hộ gia đình nên gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng phát thải chất thải chăn nuôi vào môi trường, làm cho chúng trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn ở khu vực nông thôn, tiềm ẩn nguy cơ gây ra dịch bệnh cho người và vật nuôi.

Ngoài ngành trồng trọt và chăn nuôi, trên LVS Cả còn chịu tác động từ hoạt động nuôi trồng thủy sản. Hoạt động khai thác quá mức thủy vực nước ngọt trong nuôi trồng thủy sản mà không chú ý đến biện pháp bảo vệ môi trường thủy vực nước ngọt cũng làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và đời sống của các loài thủy sinh trong LVS.

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 60)