Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 46)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

LVS Cả bắt nguồn từ cao nguyên Xiêng Khoảng (Lào). Phần chảy trên lãnh thổ Lào gọi là Nam Khan. Phần chính của dòng sông chảy qua Nghệ An, theo hướng Đông Nam, đổ vào phía Nam thành phố Vinh. Trên lãnh thổ tỉnh Nghệ An chảy qua địa phận các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, giữa các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, Nghi Lộc của tỉnh Nghệ An.

LVS Cả có tổng chiều dài khoảng 531 km, đoạn chảy trong nội địa Việt Nam khoảng 361km với tổng diện tích lưu vực là 27.200 km2. Phần diện tích lưu vực thuộc địa phận tỉnh Nghệ An tại Việt Nam khoảng 15.730 km2. Độ cao bình quân lưu vực 294 mét; độ dốc bình quân lưu vực 18.3%; chiều rộng bình quân lưu vực 89 km; mật độ lưới sông 0,6 km/km2. Nằm ở vị trí từ 18o15'05" đến 20o10'30" vĩ độ Bắc và 103o14'10" đến 105o15'20" kinh độ Đông (Hình 4.1) và được giới hạn như sau:

- Phía Bắc là dãy núi Phu Hoạt cao 2.452m và dãy núi Bù Khang, đường phân nước giữa sông Hiếu và sông Chu.

- Phía Nam là dãy Hoành Sơn cao 1045m là đường phân nước giữa sông Rào Cái và sông Gianh.

- Phía Tây là dãy Pu-Lai-Leng có đỉnh cao 2.711m ở phía hữu ngạn thung lũng sông Cả.

Hình 4.1. Bản đồ nền lưu vực sông Cả

(Trug tâm Quan trắc môi trường-Tổng cục Môi trường, 2013)

4.1.1.2. Địa hình và địa mạo LVS Cả

LVS Cả bao trùm toàn bộ lãnh thổ Nghệ An, một nhánh sông La nằm trên địa phận tỉnh Hà Tĩnh. Thượng nguồn do hai sông Nậm Nơn và Nậm Mộ hợp lưu tại Cửa Rào. Sông Cả chảy qua huyện Con Cuông nhập lưu thêm một nhánh lớn ở bờ trái đó là sông Hiếu (còn gọi là sông Con). Cách cửa sông khoảng 30 km, sông Cả nhập lưu thêm một nhánh lớn nữa là Sông La (thuộc

Địa hình lưu vực là vùng núi trung bình, thấp và đồi. Phát triển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nghiêng về phía biển. Độ cao trung bình khoảng 300-400 mét. Đường phân lưu lưu vực là đỉnh những núi cao dọc theo biên giới Việt Lào như: Phu Hoạt (Quế Phong), Phu Lai Leng (Kỳ Sơn), núi Vũ Trụ (Thanh Chương). Địa hình vùng này rất dốc và chia cắt mạnh nên mùa lũ nước tập trung nhanh, mùa khô dòng chảy cạn kiệt.

Đặc điểm môi trường địa mạo của khu vực này là cường độ quá trình trọng lực nhanh ở mức mạnh đến rất mạnh, dẫn đến khả năng xẩy ra mạnh mẽ các quá trình trượt lở, đổ lở, lũ quét cũng như xói mòn ở hai bên bờ lưu vực. Vùng trung và hạ lưu là vùng đồi núi thấp ở độ cao 300-500 mét, xen kẽ với đồi núi có những vùng đồng bằng rộng lớn bao quanh LVS Cả. Tại một số khu vực tạo thành một bề mặt lượn sóng khá bằng và thoải của lớp thổ nhưỡng bazan. Môi trường địa mạo của lưu vực sông khá ổn định, chủ yếu phát triển quá trình rửa trôi bề mặt, bề dưới mặt với nguy cơ làm mất chất dinh dưỡng trong đất, dẫn tới giảm hiệu quả sản xuất nông – lâm nghiệp ở hai bên bờ lưu vực sông.

4.1.1.3. Khí hậu

Nghệ An có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều và mùa đông lạnh ít mưa. Bức xạ tổng cộng trung bình năm đạt 106 Kcal/cm2 với khoảng 1592 – 1750 giờ nắng/năm.

a. Chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 – 24oC, tương ứng với tổng nhiệt năm là 8.700oC. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 33oC, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,7oC; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 19oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,5oC. Số

giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ. Tổng tích ôn là 3.500oC - 4.000oC.

b. Chế độ mưa

Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200-2.000 mm/năm với 123 – 152 ngày mưa, phân bố cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia làm hai mùa rõ rệt:

- Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15 – 20% lượng mưa năm, tháng khô hạn nhất là tháng I, II có lượng mưa từ 7 – 60 mm/tháng.

- Mùa mưa từ tháng V đến tháng X, lượng mưa tập trung chiếm 80 – 85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng VIII, IX có lượng mưa từ 220 – 540 mm/tháng.

Bảng 4.1. Lượng mưa các tháng năm 2012 tại các trạm quan trắc (mm)

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Quỳ Châu 8 5 30 44 59 182 104 130 198 55 12 7 Quỳ Hợp 4 5 32 12 12 227 105 98 272 70 8 22 Tây Hiếu 2 3 23 7 17 229 135 95 302 80 17 9 Tương Dương 3 2 47 37 31 154 98 54 211 50 8 4 Quỳnh Lưu 3 2 21 4 11 134 77 82 268 120 62 12 Con Cuông 10 8 49 16 58 117 108 115 362 109 22 8 Đô Lương 18 6 33 10 54 134 164 74 230 116 34 20 Vinh 20 12 25 12 49 40 162 18 316 146 147 24 Hòn Ngư 24 9 22 9 37 75 130 40 312 154 178 28

(Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An, 2012)

ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam (huyện Kỳ Sơn, huyện Tương Dương). Lượng bốc hơi từ 700 – 940 mm/năm.

d. Chế độ gió:

Nghệ An chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam.

- Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng X đến tháng IV năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống 5 – 10oC so với nhiệt độ trung bình năm.

- Gió phơn Tây Nam là loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ vùng Bắc Trung Bộ. Loại gió này thường xuất hiện ở Nghệ An vào tháng V đến tháng VIII hàng năm, số ngày khô nóng trung bình hằng năm là 20 – 70 ngày. Gió Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên phạm vi toàn tỉnh.

4.1.1.4. Thủy văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỉnh Nghệ An có địa hình cao dần từ Đông Bắc sang Tây Nam và miền núi chạy lan ra tới bờ biển nên mạng lưới sông suối trong vùng mặc dù phát triển mạnh hơn so với phía bắc nhưng bị chia cắt mạnh bởi các nhánh núi đâm ngang nên sông suối trong vùng thường có lưu vực nhỏ. Gồm 7 LVS (có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này là các sông ngắn ven biển có chiều dài dưới 50 km, duy nhất có sông Cả với lưu vực 15.346 km2, chiều dài 361 km.

Bảng 4.2. Lưu vực các sông nhánh lớn trên LVS Cả

STT Lưu vực/ tiểu lưu vực Diện tích (km2)

1 Toàn lưu vực 15.346

2 Sông Nậm Mộ và sông Nậm Nơn 3.930

3 Sông Hiếu 5.340

4 Sông Giăng 1.050

5 Khu giữ thượng lưu sông Cả 2.683

6 Khu giữ trung lưu sông Cả 1.004

7 Khu giữa hạ lưu sông Cả (vùng đồng bằng sông Cả)

1.339

(Trung tâm quan trắc môi trường-Tỉnh Nghệ An, 2012)

Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ trọng lớn nên mạng lưới sông suối trong khu vực khá phát triển với mật độ trung bình đạt 0,62 km/km2 nhưng phân bố không đều trong toàn vùng. Vùng núi có độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối phát triển mạnh trên 1km/km2, còn đối với khu vực trung du địa hình gò đồi nên mạng lưới sông suối kém phát triển, trung bình đạt dưới 0,5 km/km2. Các sông suối trong vùng đều có hướng chảy chính là Tây - Đông ngả sang Tây nam – Đông bắc với dạng lưu vực chủ yếu là hình nan quạt mở rộng - đây là dạng mạng lưới sông đặc trưng của vùng núi cao rất thuận tiện cho việc tập trung nước trên sông. Các sông suối thường ngắn, dốc, không có trung lưu, khả năng giữ nước trong lòng sông vùng thượng nguồn kém nhưng khả năng thoát nước ở hạ lưu cũng rất kém do dãy cồn cát ven biển đã tạo ra lụt lội thường xuyên mỗi khi có mưa lũ.

Nhờ có mạng lưới sông suối phân bố với mật độ cao và lượng nước đến từ mưa lớn, Nghệ An là tỉnh có tiềm lực lớn về tài nguyên nước và có nguồn thủy văn khá phong phú. Về kinh tế có thể dùng nguồn nước mặt tại chỗ vào mục đích cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phát điện… Tuy sông ngòi nhiều, lượng nước khá dồi dào nhưng LVS nhỏ, điều kiện địa hình dốc nên

LVS Cả đa dạng các loại tài nguyên thiên nhiên bao gồm tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản…

Độ che phủ của rừng đạt mức trung bình khoảng 45%. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, chất lượng rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng, nghèo kiệt, độ che phủ thấp, gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán kéo dài về mùa khô. Tài nguyên nước cũng bị suy giảm về cả chất lượng lẫn số lượng.

Trên toàn LVS Cả có tài nguyên khoáng sản rất đa dạng với khoảng 219 địa điểm mỏ khoáng sản các loại. Trong đó, có 113 mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn, 171 điểm quặng như than đá, sắt, titan, đồng, vàng... Hiện tại, chỉ có 20 mỏ được trung ương cấp giấy phép khai thác, 125 mỏ do tỉnh cấp phép. Ngoài ra, đã phát hiện nhiều loại hình khoáng sản khác như barit, phootphorit, than bùn… nhưng với quy mô quá nhỏ để khai thác (Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An, 2012).

Trong khu vực có các khu bảo tồn, khu văn hóa với giá trị sinh thái cao như Vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống… Hệ động thực vật trong lưu vực rất phong phú, đa dạng bao gồm nhiều chủng loại cây gỗ quý, các loài động vật hoang dã luôn luôn được bảo tồn.

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 46)