Các công trình nghiên cứu có liên quan trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 47)

2.2.3.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam

Ở phạm vi toàn ngành thuế: Nhóm các tác giả nghiên cứu về Thanh tra, kiểm

tra thuế với phạm vi nghiên cứu là toàn ngành thuế đã có một số công trình như: Thành Xuân Lý (2006), Thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện thực hiện cơ chế cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội; Phạm Thúy Hồng (2007), Hoàn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo Chương trình cải cách và hiện đại

hóa ngành thuế Việt Nam đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài

chính, Hà Nội; Hoàng Vân Anh (2008), Một số biện pháp đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội; Nguyễn Thị Lan (2009),

Các giải pháp hạn chế việc trốn thuế và tránh thuế của các công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội; Nguyễn Chí Dũng (2009), Thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trong điều kiện Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội; Lê Thị Phương Thảo (2009), Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội; Ngô Thị Thu Hương (2011), Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hóa

công tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện

Tài chính, Hà Nội.

Những nội dung mà các tác giả nghiên cứu thường đề cập đến:

Thanh tra, kiểm tra thuế nói chung và Thanh tra, kiểm tra nội bộ và giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo. Nhưng phạm vi nghiên cứu đều rộng trên toàn ngành thuế.

Kết quả mà các tác giả đã đánh giá được là khái quát thực trạng Thanh tra, kiểm tra thuế trên các mặt: bộ máy, kết quả thu, quy trình nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu ... và chỉ ra tồn tại chủ yếu ở khâu lực lượng kiểm tra, Thanh tra thuế, công tác lập kế hoạch, chất lượng cuộc kiểm tra, thanh tra thấp và những nguyên nhân từ cơ chế chính sách và đối tượng nộp thuế. Ở từng luận văn, các tác giả đã đạt được các kết quả có trọng tâm và vận dụng tốt trong công tác Thanh tra thuế ở Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

2.2.3.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan trên thế giới

Trên thế giới hiện có một số tài liệu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Châu Âu (OECD) viết về thanh tra thuế như: OECD (2004), Quản lý rủi ro tuân thủ: các hệ thống lựa chọn trường hợp thanh tra; OECD (2004), Nâng

cao năng lực thanh tra thuế: những nguyên tắc và phương pháp chung, OECD

(2009): Trốn- tránh thuế quốc tế; OECD (2010): Thông lệ quốc tế về lựa chọn trường hợp thanh tra dựa trên rủi ro, Economic Policy Analysis.

Các công trình nghiên cứu này đã chỉ ra một số kinh nghiệm, ưu điểm, nhược điểm về lĩnh vực Thanh tra, kiểm tra. Công tác Thanh tra là một trong các chức năng quan trọng của quản lý Thuế của mỗi quốc gia.

2.3. Các nhận xét rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn Thanh tra thuếđối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 47)