Định hướng Thanhtra thuế đối với các doanh nghiệptrên địa bàn

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 109)

hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN được giao hàng năm, không những hoàn thành về mặt tổng thể mà hoàn thành từng khu vực, từng sắc thuế được giao. Để thực hiện mục tiêu tổng thể trên thì phải thực hiện được các mục tiêu cụ thể như: Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước, không để tình trạng nợ đọng thuế kéo dài, bao quát hết được các nội dung kinh tế phát sinh nghĩa vụ thuế tránh tình trạng thất thu thuế. Hiện nay, số thu Ngân sách nhà nước của tình Bắc Giang chưa thể đáp ứng được nhu cầu chi NSNN, vì vậy mục tiêu lâu dài đặt ra đối với tỉnh Bắc Giang là số thu Ngân sách không những đủ và phải vượt yêu cầu chi NSNN để đóng góp vào Ngân sách Trung ương.

4.4.2. Định hướng Thanh tra thuế đối vi các doanh nghip trên địa bàn tnh Bc Giang Bc Giang

a) Chuyển từ cơ chế Thanh tra tất cả các đối tượng nộp thuế sang cơ chế Thanh tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro

Nếu như trước đây cơ chế thanh tra nhằm vào tất cả các đối tượng nộp thuế thì hiện nay, cơ chế thanh tra là sự kết hợp giữa thanh tra tất cả các đối tượng nộp thuế và thanh tra các trường hợp có rủi ro về thuế cao. Định hướng của ngành thuế trong thời gian tới là thanh tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro, thanh tra theo mức độ các vi phạm về thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99 - Mức độ rủi ro về thuế của các doanh nghiệp thường tuân theo hình chóp như sau:

Hình 4.1. Mức độ rủi ro về thuế của các doanh nghiệp theo hình chóp

- Nếu doanh nghiệp có mức độ rủi ro thấp trong phạm vi có thể chấp nhận được thì thông thường sẽ không thực hiện công tác thanh tra thuế.

- Nếu doanh nghiệp có mức độ rủi ro trung bình: Lựa chọn một số doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ khai thuế, nhằm phát hiện những bất hợp lý để yêu cầu giải trình, nếu không giải trình hợp lý thì trình lãnh đạo đưa vào danh sách doanh nghiệp cần thanh tra để ra quyết thực hiện thanh tra.

- Trường hợp doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao thì cần phải đưa doanh nghiệp này vào kế hoạch thanh tra ngay.

Thông qua công tác phân tích rủi ro, xác định và phân ra được từng loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro như trên để thực hiện thanh tra, điều đó sẽ giúp cho công tác thanh tra trọng tâm và hiệu quả hơn.

Sự chuyển đổi cơ chế thanh tra từ nhằm vào tất cả các đối tượng nộp thuế nay chuyển sang cơ chế thanh tra theo kỹ thuật phân tích quản lý rủi ro được mô tả qua mô hình sau:

Mức rủi ro trung bình

Mức rủi ro thấp Mức rủi ro cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100

Hình 4.2. Mô hình chóp mô tả sự chuyển đổi đối tượng thanh tra

1. Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng

2. Doanh nghiệp có vi phạm nhưng ở mức độ ít 3. Doanh nghiệp chấp hành tốt

b) Chuyển từ thanh tra toàn diện sang thanh tra các nội dung theo chuyên đề

Chuyển đổi từ việc thanh tra, kiểm tra thuế một cách đại trà, ngẫu nhiên sang thanh tra, kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, tập trung đi vào chiều sâu thông qua phân tích rủi ro xác định nội dung nghi vấn có vi phạm. Ví dụ: Thanh tra theo từng sắc thuế có dấu hiệu vi phạm qua phân tích như: Thuế GTGT; Thuế TNDN...Thanh tra riêng về điều kiện ưu đãi miễn, giảm thuế...

Thanh tra theo nội dung từng chuyên đề Thanh tra toàn bộ nội dung

Doanh nghiệp phải thanh tra Doanh nghiệp không thanh tra

1 2 3 1 2 3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101

Hình4.3. Mô hình chuyển từ Thanh tra toàn diện sang thanh tra các nội dung theo chuyên đề

c) Chuyển từ tiến hành Thanh tra chủ yếu tại doanh nghiệpsang thanh tra chủ yếu tại cơ quan thuế.

Hình 4.4. Mô hình chuyển từ Thanh tra chủ yếu tại doanh nghiệp sang thanh tra chủ yếu tại cơ quan thuế

Như vậy khi thực hiện chuyển đổi giảm thanh tra trực tiếp tại cơ sở kinh doanh sẽ đem lại hiệu quả hơn: Hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ thanh tra làm việc tại văn phòng có môi trường tốt hơn, tránh được các hiện tượng tiêu cực của cán bộ thanh tra khi tiếp xúc doanh nghiệp, tiết kiệm giảm được thời gian đi lại đến doanh nghiệp…

d) Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra từ thanh tra tổng hợp sang thanh tra chuyên sâu, chuyên nghiệp theo từng lĩnh vực ngành nghề.

Hiện nay, cán bộ làm công tác thanh tra thuế đều thực hiện nhiệm vụ mang tính tổng hợp ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, các lĩnh vực ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Ngành thuế chưa xây dựng, đào tạo được đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên sâu, chuyên nghiệp theo từng lĩnh vực ngành nghề như: Thanh tra chuyên về xây dựng cơ bản, về sản xuất công nghiệp, về dịch vụ ăn uống du lịch…Trong thời gian tới theo định hướng chung của Bộ Tài Chính và Tổng Cục thuế việc thực hiện đào tạo cán bộ có trình độ thanh tra chuyên sâu đã được triển khai thực hiện, nhằm dần hoàn thiện hơn nữa bộ

Thanh tra tại trụ sở cơ quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102 máy cán bộ thanh tra thuế trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển hiện nay.

4.4.3. Gii pháp tăng cường Thanh tra thuếđối vi doanh nghip trên địa bàn tnh Bc Giang tnh Bc Giang

4.4.3.1. Tăng cường nguồn nhân lực phục vụ công tác Thanh tra thuế

* Lý do: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, số cán bộ làm công tác Thanh tra ít, yếu về nghiệp vụ, không thể đảm nhận khối lượng..

* Mục đích: Đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ Thanh tra đảm nhận khối lượng công việc Thanh tra thuế mà cấp trên giao; chống thất thu thuế cho NSNN.

* Biện pháp thực hiện: Để thực hiện giải pháp này các biện pháp cụ thể là:

Mt là, nâng cao trình độ cán b thanh tra thuế

Kết quả công tác thanh tra thuế phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ làm công tác thanh tra thuế. Đó là sự nắm vững các quy định của pháp luật, không chỉ là các Luật về thuế mà còn nắm vững những Luật liên quan và vận dụng pháp luật vào thực tế, xử lý các vấn đề phát sinh trong thẩm quyền của mình. Ngoài ra, cán bộ thanh tra thuế nhất thiết phải có kỹ năng sử dụng công nghệ tin học, biết khai thác thông tin và có trình độ ngoại ngữ nhất định để phục vụ thanh tra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Muốn vậy, cơ quan thuế cần phải:

- Xây dựng tiêu chuẩn cho từng nhóm công chức thực hiện từng chức năng quản lý của ngành, đặc biệt chú trọng chức năng thanh tra thuế. Phân cấp cán bộ công chức theo năng lực và hiệu quả công việc. Đây là một nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực của bộ máy ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Rà soát, đánh giá năng lực cán bộ toàn cục thuế, phân loại cán bộ ngành theo trình độ, độ tuổi, năng lực. Xác định số lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 103 cán bộ có thể bố trí vào các chức năng, bộ phận quản lý theo cơ cấu mới. Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ phù hợp với yêu cầu phát triển mới.

- Xây dựng các chương trình đào tạo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để nâng cao năng lực cán bộ thanh tra. Đặc biệt, chú trọng đào tạo kỹ năng thanh tra chuyên sâu, bồi dưỡng kiến thức kế toán doanh nghiệp, kỹ năng tin học. Tạo điều kiện để cán bộ thanh tra tham gia các lớp ngoại ngữ.

- Tăng cường tuyển dụng và lựa chọn công chức có đủ năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức tham gia các chương trình đào tạo thanh tra thuế chuyên sâu tại các nước tiên tiến trong khu vực. Mời chuyên gia nước ngoài tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm thanh tra thuế cho công chức thuế.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo thanh tra thuế giỏi thông qua việc phát hiện, bồi dưỡng, qui hoạch và đề bạt một cách minh bạch, công bằng, nhằm nâng cao năng lực điều hành của cơ quan thuế.

- Thường xuyên tổ chức các buổi phổ biến chính sách mới, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình làm việc giữa các phòng thanh tra, kiểm tra thuế. Định kỳ tổ chức sát hạch kiến thức và căn cứ vào kết quả sát hạch để đánh giá, xếp loại công chức, buộc cán bộ thanh tra phải chú trọng tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn.

- Thành lập Hội đồng chuyên môn bao gồm các nhóm thanh tra viên, Chuyên viên, Kiểm tra viên thuế chuyên nghiên cứu về từng sắc thuế để luôn có chương trình phân tích, phổ biến chính sách cũng như kiến nghị Tổng cục thuế về những bất cập trong chính sách. Xây dựng Sổ tay thanh tra thuế cho cán bộ thanh tra về quy trình, các phần việc cần thực hiện cũng như các vấn đề cần xử lý khi thanh tra tại cơ sở người nộp thuế. Xây dựng các chuyên đề phục vụ thanh tra thuế như: Chuyên đề xử lý hoá đơn bất hợp pháp; Chuyên đề thanh tra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Chuyên đề chống trốn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 104 lậu thuế thông qua chuyển giá... nhằm nâng cao năng lực cán bộ thanh tra, phục vụ trực tiếp cho công tác thanh tra thuế.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý trách nhiệm đối với cán bộ có hành vi vi phạm pháp luật thuế, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Áp dụng quy chế trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo trực tiếp khi có cán bộ cấp dưới vi phạm pháp luật về thuế.

Hai là, tăng cường s lượng cán b thanh tra thuế

Số lượng cán bộ làm công tác thanh tra thuế tại Cục thuế Bắc Giang hiện nay còn quá mỏng, với 01 Phòng thanh tra thuế mà chỉ có 14 cán bộ. Để đáp ứng yêu cầu thanh tra thuế, đặc biệt là đối với khối doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp, số thu và đi theo là các lỗi vi phạm của doanh nghiệp như hiện nay thì nhất thiết phải tăng cường số lượng cán bộ thực hiện thanh tra thông qua:

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ mới có trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, các tiêu chuẩn tuyển dụng, qui trình tuyển dụng đảm bảo chất lượng, trong sạch.

- Thực hiện luân chuyển cán bộ thuế, bố trí, sắp xếp cán bộ làm công tác thanh tra. Việc luân chuyển phải đảm bảo mục tiêu phát triển cán bộ chuyên sâu và cần được tiến hành hợp lý, công khai, minh bạch.

- Từng bước đào tạo trình độ chuyên sâu cho cán bộ thanh tra và cán bộ kiểm tra thuế để chuyển dần lực lượng cán bộ kiểm tra sang phục vụ công tác thanh tra.

- Trước mắt, để khắc phục tình trạng thiếu cán bộ thực hiện thanh tra thuế, có thể tạm tăng cường điều động có thời hạn cán bộ từ các Phòng kiểm tra và các Phòng chức năng khác cho công tác thanh tra. Các đoàn thanh tra có thể thành lập từ 3 đến 4 cán bộ thanh tra kết hợp với chính cán bộ kiểm tra được phân công theo dõi doanh nghiệp cần thanh tra. Như vậy vừa tăng cường được lực lượng thanh tra, vừa nâng cao hiệu quả thanh tra do cán bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 105 kiểm tra là người trực tiếp theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến doanh nghiệp.

Ba là, đảm bo chếđộ làm vic thođáng cho đội ngũ thanh tra

Cần có chế độ tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng thoả đáng cho đội ngũ cán bộ thanh tra. Hiện nay, tiền lương của cán bộ thuế nói chung và cán bộ thanh tra thuế nói riêng quá thấp, gây khó khăn cho việc duy trì cuộc sống hàng ngày của cán bộ. Chế độ phụ cấp cũng chỉ có tiền công tác phí với mức khoán cố định, khó có tác dụng kích thích cán bộ công chức cống hiến hết mình cho công việc. Do vậy, cần có chế độ lương, thưởng thích đáng, có kế hoạch nâng lương trước hạn cho cán bộ, chế độ phụ cấp thiết thực như: phụ cấp đi lại, phụ cấp tiền ăn trưa, phụ cấp điện thoại, giải quyết chế độ làm thêm giờ.vv.. cho cán bộ thanh tra.

4.4.3.2. Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác Thanh tra thuế

a) Lý do

Hệ thống cơ sở dữ liệu thanh tra đóng vai trò rất quan trọng vì phải có hệ thống thông tin chính xác, đầy đủ thì công tác phân tích, lập kế hoạch thanh tra và công tác thanh tra tại trụ sở người nộp thuế mới đạt hiệu quả cao. Hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thanh tra thuế tại Cục thuế Bắc Giang còn rất sơ sài.

b) Mục đích

Khi xây dựng được cơ sở dữ liệu chính xác, đầy đủ, cán bộ làm công tác thanh tra có thể dễ dàng đối chiếu, so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề như tỷ lệ lợi nhuận, doanh thu, chi phí,... để phát hiện ra doanh nghiệp có nhiều rủi ro; đồng thời dễ dàng phát hiện ra năm nào là năm có sự khác biệt đột biệt trong kết quả kinh doanh của 1 doanh nghiệp. Từ đó tập trung thanh tra đúng đối tượng, đúng nội dung có nhiều rủi ro sai phạm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106

Mt là, xây dng, cp nht h thng cơ s d liu v người np thuế

phc v công tác thanh tra thuế

Từ trước đến nay, việc thu thập và xử lý thông tin, đánh giá độ chính xác, so sánh và phân tích dữ liệu, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn đối với người sở hữu thông tin luôn có tầm quan trọng đặc biệt, thậm chí quyết định cục diện vấn đề. Việc thu thập, đánh giá, so sánh, phân tích, xử lý thông tin để từ đó ra quyết định đúng đắn nhất, luôn được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết, một yếu tố không thể thiếu của chủ thể quản lý.

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đối với việc phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ quá trình lập kế hoạch thanh tra và thanh tra thuế tại cơ sở người nộp thuế, nhất thiết phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và thường xuyên được cập nhật theo hai dạng chính sau:

* Hệ thống thông tin trực tiếp:

Thông tin trực tiếp là những thông tin do cơ quan thuế thu thập trực tiếp từ doanh nghiệp, do doanh nghiệp báo cáo với cơ quan thuế hoặc qua theo dõi trực tiếp doanh nghiệp và bao gồm:

- Thông tin thu thập từ hồ sơ pháp lý của người nộp thuế: loại hình doanh nghiệp, quy mô, cơ cấu tổ chức...

- Thông tin thu thập từ các tờ khai tháng, tờ khai quý, tờ khai quyết toán, báo cáo tài chính, hồ sơ giao dịch liên kết…

- Thông tin về tình hình tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp - Thông tin thu được qua quá trình thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. - Thông tin do các cơ quan thuế địa phương khác cung cấp.

* Thông tin gián tiếp:

Thông tin gián tiếp là những thông tin do cơ quan thuế thu thập từ các nguồn ngoài cơ quan thuế và doanh nghiệp - nguồn thông tin từ các bên thứ ba. Thông tin gián tiếp sẽ được cơ quan thuế sử dụng để so sánh, đánh giá lại

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)