- Phần còn lại được kết chuyển sang năm sau.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
2.2.1. Quản lý nguồn thu của Trường Đại học Công đoàn * Nguồn tài chính của trường Đại học Công đoàn
Bảng 2.1: Nguồn tài chính của Trường Đại học Công đoàn từ năm 2004 – 2007
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
1. Nguồn thu từ ngân sách Nhà
nước cấp 7 562 9 316 12 584 14 974
Tỷ lệ tăng qua các năm ( năm sau
so với năm trước) - 23,19% 35,07% 18,99%
2. Nguồn thu ngoài ngân sách
Nhà nước 10 959 11 802 14 092 18 307
- Ngân sách Công đoàn 5 081 5 584 6 962 8 509 - Nguồn thu tại trường 5 878 6 218 7 067 9 798 Tỷ lệ tăng qua các năm ( năm sau
so với năm trước) - 7,69% 19,40% 29,91%
3. Tổng nguồn tài chính 18 521 21 118 26 676 33 281
Tỷ lệ tăng qua các năm ( năm sau
so với năm trước) - 14,02% 26,31% 24,76%
Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính Trường Đại học Công đoàn năm 2004-2007
Qua bảng trên ta thấy, các nguồn thu của trường Đại học Công đoàn đều tăng hàng năm. Nguồn tài chính năm 2005 tăng 2 597 triệu đồng (tăng 14,02%) so với năm 2004 trong đó nguồn ngân sách Nhà nước tăng 1 754 triệu đồng (tăng 23,19%), năm 2006 tăng 5 558 triệu đồng (tăng 26,31%) so với năm 2005 trong đó nguồn ngân sách Nhà nước tăng 3 268 triệu đồng (tăng 35,07%), năm 2007 tăng 6 605 triệu đồng (tăng 24,76%) so với năm 2006 trong đó nguồn ngân sách Nhà nước tăng 2 390 triệu đồng (tăng 18,99%).
* Nguồn ngân sách nhà nước cấp
Bảng 2.2: Nguồn ngân sách Nhà nước cấp của Trường Đại học Công đoàn từ năm 2004 – 2007
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
Nguồn thu từ ngân sách Nhà
nước cấp 7 562 9 316 12 584 14 974
1. Nguồn ngân sách Nhà nướccấp chi tiêu thường xuyên cho cấp chi tiêu thường xuyên cho đào tạo
5 653 6 358 7 905 8 713
Tỷ lệ tăng qua các năm ( năm sau
so với năm trước) - 12,47% 24,33% 10,22%
2. Nguồn ngân sách Nhà nước
cấp cho xây dựng cơ bản 1 909 2 958 4 679 6 261
Tỷ lệ tăng qua các năm ( năm sau
so với năm trước) - 54,95% 58,18% 33,81%
Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính Trường Đại học Công đoàn từ năm 2004 – 2007
Qua số liệu trên ta thấy, tỷ trọng ngân sách cấp chi tiêu thường xuyên cho đào tạo đa số các năm chiếm trên 60% trong tổng nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho trường (Năm 2004 là 74,75%; năm 2005 là 68,24%; năm 2006 là 62, 81%; năm 2007 là 58,18%). Mặc dù tỷ lệ phần trăm giảm nhưng xét về số tuyệt đối thì vẫn tăng hàng năm. Chi xây dựng cơ bản chiếm từ 25% – 40% tổng nguồn ngân sách Nhà nước cấp, trong đó chi cho hoạt động xây dựng cơ bản tăng nhanh trong 2 năm 2006 và 2007; năm 2006 tăng 1 721 triệu đồng (37,19%) so với năm 2005, năm 2007 tăng 1 582 triệu đồng (41,82%) so với năm 2006.
Bảng 2.3: Mức chi ngân sách Nhà nước bình quân cho 1 sinh viên Trường Đại học Công đoàn từ năm 2004 – 2007
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
Tổng ngân sách Nhà nước cấp (tr. đ) 7 562 9 316 12 584
14 974Quy mô sinh viên (người) 4 000 4 500 5 200 6 000 Quy mô sinh viên (người) 4 000 4 500 5 200 6 000 Mức chi bình quân / 1 SV (tr. đ) 1,89 2,07 2,42 2,49
Nguồn: Trường Đại học Công đoàn
Ta thấy, mức chi ngân sách Nhà nước bình quân cho 1 sinh viên của trường dù có tăng lên hàng năm, nhưng còn chưa đạt được định mức quy định của Nhà nước. Theo quy định, mức đầu tư ngân sách / 1 sinh viên ngành nông lâm là 5,5 triệu đồng, ngành tổng hợp sư phạm là 6,3 triệu đồng, ngành kỹ thuật là 8 triệu động, ngành kinh tế là 5,2 triệu đồng.
* Nguồn ngoài ngân sách Nhà nước
Bảng 2.4: Nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước của Trường Đại học Công đoàn từ năm 2004 – 2007
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
Tổng nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước
100 100 100 100
Nguồn ngân sách Công đoàn 46,36 47,31 49,40 46,47
Nguồn thu tại trường 53,64 52,69 50,6 53,53
Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính Trường Đại học Công đoàn từ năm 2004 – 2007
Qua số liệu trên cho thấy tỷ trọng nguồn ngân thu tại trường cao hơn nguồn ngân sách Công đoàn nhưng sự chênh lệch không quá lớn. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ Công đoàn nói chung và sự phát triển của trường Đại học Công đoàn nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cho thấy một phần hạn chế của trường Đại học Công đoàn trong việc chủ động tạo ra các nguồn thu tại trường. Đây sẽ là khó khăn cho trường khi chuyển sang thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính.
Bảng 2.5: Nguồn thu tại trường của Trường Đại học Công đoàn từ năm 2005 – 2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Lượng (tr đ) Tỷ trọng (%) Lượng (tr đ) Tỷ trọng (%) Lượn g (tr đ) Tỷ trọng (%) Tổng 6 218 100 7 067 100 9 798 100 Học phí, lệ phí 4 240 68,2 5 229 74,00 7 838 80,00 HĐ ĐT, NCKH 310 4,99 459 6,50 627 8,00
Nguồn khác 1 668 26,76 1 379 19,50 1 333 12,00
Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính Trường Đại học Công đoàn từ năm 2005 – 2007
Qua bảng trên ta thấy, nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước tăng lên hàng năm. Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng nguồn thu tại trường trong tổng nguồn tài chính của trường thì vẫn chỉ chiếm dưới 30% (năm 2005 là 29,44%; năm 2006 là 26,49% và năm 2007 là 29,44). Nguồn thu chủ yếu ngoài ngân sách của trường vẫn tập trung vào sự đóng góp học phí, lệ phí của người học.
Một nguồn thu rất quan trọng là nguồn tài trợ, viện trợ và nguồn thu từ các dự án, các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo đang ngày càng được mở rộng.