Quản lý nguồn thu của Trường Đại học Công đoàn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn (Trang 38)

- Phòng K H TC Phòng Y tế

2.2.1. Quản lý nguồn thu của Trường Đại học Công đoàn

* Nguồn tài chính của trường Đại học Công đoàn

Quán triệt nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam và nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng về giáo dục đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trường Đại học Công đoàn đã xác định rõ mục tiêu là tiếp tục mở rộng quy mô, hình thức và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo để cung cấp cho tổ chức Công đoàn những cán bộ có năng lực, phẩm chất, bản lĩnh hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời góp phần đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí cho xã hội. Trong đó nhiệm vụ đào tạo cán bộ Công đoàn là trọng tâm nhằm trang bị những kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội có lý luận và thực tiễn hoạt động công đoàn, thực sự là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân và của người lao động.

Trường Đại học Công đoàn trải qua một quá trình xây dựng và phát triển đến nay đã là một trường đại học đa ngành, đa cấp vì vậy nhu cầu về tài chính rất lớn. Trường đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, việc đầu tư cũng được tăng lên. Hàng năm, ngân sách Nhà nước cấp cho Trường Đại học Công đoàn theo định mức, theo quy mô hiện có và các chương trình mục tiêu, các dự án…Đây là nguồn kinh phí chủ yếu để xây dựng trường. Cùng với sự gia tăng Ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục – đào tạo, nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Trường Đại học Công đoàn cũng tăng lên hàng năm, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Nguồn tài chính của Trường Đại học Công đoàn từ năm 2004 – 2007

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w