Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn (Trang 61)

- Phần còn lại được kết chuyển sang năm sau.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Qua những phân tích trên ta thấy việc quản lý tài chính tại trường đại học Công đoàn còn tồn tại những vấn đề sau:

Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Trường Đại học Công đoàn tăng hàng năm, nhìn chung đủ đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của trường. Tuy nhiên chưa có chiến lược, định hướng và biện pháp tổ chức thực hiện và quản lý theo kế hoạch để đáp ứng được mục tiêu đào tạo của trường trong dài hạn, đặc biệt là trong thời kỳ trường đang nỗ lực xây dựng mô hình trường đại học đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực như hiện nay.

Nguồn tài chính của trường vẫn còn phụ thụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm. Nguồn kinh phí do trường tự huy động còn chiếm tỷ trọng nhỏ ( khoảng 30%). Định mức thu học phí như hiện nay không đáp ứng được yêu cầu tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo. Trong khi đó, nhu cầu học tập của xã hội ngày càng tăng cao đặc biệt là khi trường xây dựng xong mô hình đào tạo liên thông và tuyển sinh trên

phạm vi cả nước mà nguồn ngân sách Nhà nước cấp lại tăng chậm, không đáp ứng được nhu cầu chi cho quy mô đào tạo vượt chỉ tiêu Nhà nước giao.

Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, hợp tác và nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng thấp. Các nguồn thu khác từ hoạt động hợp tác đào tạo quốc tế còn ít cho thấy trường chưa khai thác hết tiềm lực hiện có cả về khả năng của đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng như tận dụng các trang thiết bị hiện có.

Việc phân bổ giữa các nội dung chi cũng chưa hợp lý, chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Chính sách chi chưa nhằm tạo ra cơ cấu ngành đào tạo cân đối, giữa chi thường xuyên với chi cho xây dựng cơ bản, chi cho các chương trình mục tiêu và chi cho cơ sở vật chất trang thiết bị.

Việc khai thác các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa có kế hoạch, định hướng về các nguồn khai thác và hướng sử dụng các nguồn này cho giáo dục đào tạo. Điều này ảnh hưởng tới việc huy động nguồn vốn ngoài ngân sách của trường. Do đó, việc nâng cao đời sống cán bộ giảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ, còn chưa được quan tâm.

Việc thực hiện nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về việc giao quyền tự chủ tài chính cho các trường đại học đã được triển khai và đạt được một số kết quả nhất định. Nhà trường đã khai thác được các nguồn tài chính từ bên ngoài phục vụ cho giảng dạy, tạo lập các mối quan hệ liên doanh liên kết với các cơ sở vật chất, trang thiết bị có hiệu quả. Mặt khác, đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán còn chưa đáp ứng được yêu cầu mới của cơ chế quản lý tài chính theo hướng tăng cường tính tự chủ của trường như hiện nay, chưa đáp ứng được chức năng tham mưu về tài chính cho cán bộ lãnh đạo nhà trường.

Các dự án nghiên cứu khoa học đã và đang được triển khai thực hiện trong trường nhằm mục đích đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên và tăng cường sự hợp tác giữa trường và các ban ngành, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế các dự án này chưa phát huy được vai trò của mình và hiện chủ yếu vẫn chỉ thực hiện hoạt động đào tạo và đào tạo lại.

Chênh lệch thu chi hàng năm còn ít, vì vậy nhà trường chưa trích Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dưng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, thiết bị, nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; trợ giúp thêm đào tạo, huân luyện nâng cao tay nghề, năng lực công tác cho cán bộ giản viên trong trường.

Tình hình thu chi của Nhà trường mới chỉ dựa vào việc tính tỷ trọng từng chỉ tiêu, so sánh giữa các năm để thấy được sự biến động, mà chưa được so sánh với các trường khác cùng quy mô và cùng hệ thống đào tạo. Mặt khác, Nhà trường cũng chưa đưa ra được một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kiểm định chất lượng mang tính chuẩn để làm căn cứ đo lường hiệu quả.

Nguyên nhân của những yếu kém trên chủ yếu là do:

Việc xã hội hoá giáo dục chưa được thể chế hoá bằng văn bản phát luật nên chưa tạo được hành lang pháp lý cho việc huy động và sử dụng nguồn tài chính huy động được một cách có hiệu quả.

cơ sở vật chất trang thiết bị tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được với sự gia tăng về quy mô sinh viên. Vì vậy, tình trạng phổ biến hiện nay vẫn là dạy và học chay, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trong Nhà trường.

Việc nhận thức về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Nghị định 10 còn chưa đầy đủ, do đó tạo tâm lý lo ngại sau khi được giao quyền tự chủ, ngân

sách Nhà nước cấp sẽ giảm đi, chất lương đào tạo giảm hoặc hạn chế phúc lợi trong thu nhập của nhà trường. Mặt khác, các văn bản hướng dẫn thực hiện NĐ 10/CP chưa đồng bộ làm việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Việc phân cấp vẫn chưa xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các đơn vị dự toán trong cơ chế tự chủ tài chính, đặc biệt là đối với các trường đại học vùng và cơ quan quản lý giáo dục các cấp để việc tự chủ đi đôi với việc tự chịu trách nhiệm. Mặt khác việc tự chủ tài chính trong điều kiện quy đinh về mức học phí và chỉ tiêu đào tạo vẫn do Bộ Giáo dục – đào tạo quyết định, gây rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo đủ nguồn thu cho các hoạt động của nhà trường.

Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính - kế toán còn chưa đáp ứng được xu hướng mới về quản lý tài chính theo hướng xã hội hoá giáo dục và tự chủ tài chính. Mặt khác, việc hiện đại hoá cơ sở vật chất và tin học hoá các hoạt động quản lý tài chính chưa được chú trọng và cũng chưa phát huy hiệu quả do hạn chế về trình độ của cán bộ quản lý tài chính

Mặc dù Nhà trường đã thành lập ban thanh tra để thực hiện công tác kiểm tra tài chính nội bộ nhưng chưa tạo được cơ chế giám sát thường xuyên liên tục để có thể khắc phục và sửa chữa kịp thời những thiếu sót trong các hoạt động tài chính của Nhà trường.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn (Trang 61)