Quản lý nội dung chi của Trường Đại học Công đoàn * Chi từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn (Trang 100 - 104)

- Phần còn lại được kết chuyển sang năm sau.

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

2.2.2. Quản lý nội dung chi của Trường Đại học Công đoàn * Chi từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp

* Chi từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp

Bảng 2.6: Cơ cấu chi nguồn ngân sách Nhà nước của Trường Đại học Công đoàn từ năm 2005 – 2007

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Lượng

(tr đ) tỷ lệ(%) Lượng(tr đ) tỷ lệ(%) Lượng(tr đ) tỷ lệ(%)

Chi cho con người 2937 46,2 3526 44,6 3642 41,8

Chi quản lý hành chính 1424 22,4 1666 21,07 1699 19,5

Chi cho các nghiệp vụ chuyên môn 864,7 13,6 1132 14,32 1396 16,02

Chi mua sắm sửa chữa tài sản 1132,3 17,8 1581 20,03 1976 22,68

Tổng chi 6 358 100 7 905 100 8 713 100

Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính Trường Đại học Công đoàn từ năm 2005 – 2007

* Chi từ nguồn ngoài ngân sách Nhà nước

Bảng 2.7: Cơ cấu chi nguồn ngoài ngân sách Nhà nước của Trường Đại học Công đoàn từ năm 2005 – 2007

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Lượng

(tr đ) tỷ lệ(%) Lượng(tr đ) tỷ lệ(%) Lượng(tr đ) tỷ lệ(%)

Chi cho con người 2488 22 3179 23,9 3701 21,5

Chi nghiệp vụ chuyên môn 3957 34,9 4239 31,9 5682 33

Chi mua sắm sửa chữa tài sản 2714 24 2783 21 4045 23,5

Tổng chi 11307 100 13247 100 17215 100

Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính Trường Đại học Công đoàn từ năm 2005 – 2007

2.2.3. Lập và thực hiện sử dụng các quỹ của trường Đại học Công đoàn

Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải toàn bộ chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định hiện hành, Nhà trường xác định phần chênh lệch thu chi (Tổng thu - Tổng chi) để trích lập các quỹ. Cụ thể, chênh lệch thu chi và phân phối chênh lệch thu chi của Trường đại học Công đoàn thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: Trích lập và phân phối các quỹ của Trường Đại học Công đoàn từ năm 2005 – 2007

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Số dư đầu năm 348,5 421,75 633,375

Tổng nguồn tài chính 21 118 26 676 33 281

Tổng chi 20 623 25 831 32 189

Chênh lệch thu chi 843,5 1 266,75 1 725,375

-Quỹ khen thưởng 84,35 126,675 172,5375

-Quỹ phúc lợi 337,4 506,70 690,15

-Kết chuyển năm sau 421,75 633,375 862,6875

Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính Trường Đại học Công đoàn từ năm 2005 – 2007

2.3. Đánh giá chung về thực trạng cơ chế quản lý tài chínhcủa trường Đại học Công đoàn của trường Đại học Công đoàn

2.3.1 Những kết quả đạt được

Trường đại học Công đoàn đã thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về cơ chế quản lý tài chính.

Bước đầu thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ – CP đã tạo được những thay đổi đáng kể trong nhận thức của Nhà trường, qua đó tính tự chủ của Nhà trường trong việc ra các quyết định, trong đó có các quyết định tài chính, mang tính chủ động và sát với thực tiễn hơn.

Trường Đại học Công đoàn đã chủ động nghiên cứu và đang xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc điểm và nhiệm vụ của trường.

Việc sử dụng nguồn tài chính cũng ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn giảng dạy và học tập cũng như tăng cường đầu tư cho mua sắm sửa chữa trang thiết bị và cơ sở vật chất.

Nhà trường cũng đã thực hiện công tác kiểm tra tài chính nội bộ hàng năm, Ban thanh tra đã thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, giúp Ban Giám hiệu phát hiện những thiếu sót trong hoạt động cụ thể của Nhà trường.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Trường Đại học Công đoàn tăng hàng năm, nhìn chung đủ đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của trường. Tuy nhiên chưa có chiến lược, định hướng và biện pháp tổ chức thực hiện và quản lý theo kế hoạch để đáp ứng được mục tiêu đào tạo của trường trong dài hạn. Nguồn tài chính của trường vẫn còn phụ thụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm. Nguồn kinh phí do trường tự huy động còn chiếm tỷ trọng nhỏ ( khoảng 30%). Định mức thu học phí như hiện nay không đáp ứng được yêu cầu tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo.

Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, hợp tác và nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng thấp.Việc phân bổ giữa các nội dung chi cũng chưa hợp lý, chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

Việc khai thác các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa có kế hoạch, định hướng về các nguồn khai thác và hướng sử dụng các nguồn này cho giáo dục đào tạo.

Mặt khác, đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán còn chưa đáp ứng được yêu cầu mới của cơ chế quản lý tài chính theo hướng tăng cường tính tự chủ của trường như hiện nay, chưa đáp ứng được chức năng tham mưu về tài chính cho cán bộ lãnh đạo nhà trường.

Chênh lệch thu chi hàng năm còn ít, vì vậy nhà trường chưa trích Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động

sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dưng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, thiết bị, nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; trợ giúp thêm đào tạo, huân luyện nâng cao tay nghề, năng lực công tác cho cán bộ giản viên trong trường.

Nguyên nhân của những yếu kém trên chủ yếu là do:

cơ sở vật chất trang thiết bị tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được với sự gia tăng về quy mô sinh viên.

Việc nhận thức về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Nghị định 10 còn chưa đầy đủ, do đó tạo tâm lý lo ngại sau khi được giao quyền tự chủ, ngân sách Nhà nước cấp sẽ giảm đi, chất lương đào tạo giảm hoặc hạn chế phúc lợi trong thu nhập của nhà trường.

Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính - kế toán còn chưa đáp ứng được xu hướng mới về quản lý tài chính theo hướng xã hội hoá giáo dục và tự chủ tài chính. Mặt khác, việc hiện đại hoá cơ sở vật chất và tin học hoá các hoạt động quản lý tài chính chưa được chú trọng và cũng chưa phát huy hiệu quả do hạn chế về trình độ của cán bộ quản lý tài chính

Mặc dù Nhà trường đã thành lập ban thanh tra để thực hiện công tác kiểm tra tài chính nội bộ nhưng chưa tạo được cơ chế giám sát thường xuyên liên tục để có thể khắc phục và sửa chữa kịp thời những thiếu sót trong các hoạt động tài chính của Nhà trường.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦATRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

3.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện về cơ chế quản lý tài chính của trường Đại học Công đoàn chính của trường Đại học Công đoàn

Thiết lập cơ chế quản lý thu chi có hiệu quả

Đa dạng hoá các nguồn thu nhằm đảm bảo các yêu cầu hoạt động của Nhà trường.

Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính, củng cố và tăng cường cơ sở vật chất hiện có.

Tăng cường hiệu quả quản lý tài chính thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, kiện toàn bộ máy quản lý của nhà trường.

Đặc biệt trong thời gian tới Nhà trường đang cố gắng hoàn thành việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w