- Phần còn lại được kết chuyển sang năm sau.
PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tà
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục học thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ đặc biệt là giáo dục Đại học, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kinh nghiệm cải cách giáo dục đại học của các nước có nền giáo dục phát triển là Chính phủ tăng quyền tự chủ tài chính cho các trường Đại học.
Phát triển tài chính Đại học là một trong những vấn đề chủ yếu của bất kỳ hệ thống giáo dục Đại học nào trên thế giới. Trong các cuộc thảo luận về giáo dục Đại học, những vấn đề về tài chính thường nổi bật do những quan điểm khác nhau của nhiều bên liên quan. Các nhà hoạch định chính sách đang đặt ra câu hỏi liệu ngân quỹ Nhà nước có thể tiếp tục chi bao nhiêu cho phát triển giáo dục Đại học giữa những đòi hỏi cấp bách và cạnh tranh của rất nhiều mục tiêu khác (giáo dục phổ thông, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, phát triển giao thông công cộng….). Nhu cầu về tri thức và đổi mới công nghệ, khoa học kỹ thuật ngày càng tăng buộc các trường Đại học phải tìm kiếm những nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước để có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội và vượt qua những thử thách trong xu hướng hội nhập hiện nay.
Trường Đại học Công đoàn là đơn vị sự nghiệp có thu, sau hơn bốn năm thực hiện Nghị định 10 của Chính phủ, đến nay trường đã rất tích cực cải cách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, đã chủ động khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trong thời gian qua trường Đại học Công đoàn đã không ngừng phát triển và xây dựng trường theo mô hình một trường Đại học đa ngành, đa cấp với các đặc thù về khoa học công nghệ, kinh tế - xã hội, ngoại ngữ…vì vậy nhu cầu về đổi mới cơ chế quản lý trong công tác tài chính là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây, việc nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn” mong muốn tìm hiểu thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn công tác quản lý tài chính tại đơn vị này, đồng thời hướng tới mục tiêu tự chủ tài chính phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và của Nhà trường.