Áp lực nhà cung cấp:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tại Công ty TNHH Hoàn Vũ (Trang 31)

6 Kết cấu nghiên cứu của đề tài:

2.3.3.1 Áp lực nhà cung cấp:

Nghành xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ vào thị trường Châu Âu là một nghành đòi hỏi phải có nguồn nguyên liệu riêng – nguyên liệu để sản xuất phải có chứng nhận FSC. Để có được nguồn nguyên liệu này không phải là một điều dễ dàng, theo thống kê thì chỉ có 1/3 các quốc gia trên thế giới có chứng chỉ này. Đây là một điều rất khó khăn cho nghành xuất khẩu của công ty nói riêng và những nước xuất khẩu vào thị trường Châu Âu nói chung.

Qua nhiều năm nhập khẩu nguyên liệu bằng sự tìm hiểu, làm ăn với các đối tác xuất khẩu thì đến nay công ty đã có đối tác cung cấp nguồn nguyên liệu tương đối ổn định. Hiện công ty làm ăn với hai đối tác lớn đó là công ty Caceres Floresta S/A ở Brazil và công ty Edofir S/A ở Uruguay. Công ty đã làm ăn với hai công ty này được 5 năm và hiện họ đang có mối liên hệ mật thiết với chúng ta, vậy nên nguồn hàng của công ty trong thời gian qua rất được đảm bảo về đúng thời gian, số lượng và tiêu chuẩn.

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 32

Tuy nhiên, thị trường hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp cũng nhập khẩu gỗ từ hai nước này nên nguồn nguyên liệu có vẻ giảm dần và theo dự báo của các chuyên gia thì nguyên liệu gỗ trên thế giới trong 2 năm tới sẽ giảm từ 35 - 40%. Thế nhưng theo mục tiêu đề ra của quốc gia thì nghành xuất khẩu gỗ trong thời gian tới sẽ tăng 30%/năm, vậy nên vấn đề nguồn nguyên liệu là một bài toán đau đầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và Hoàn Vũ nói riêng.

Chính vì vậy công ty đang xem xét và tìm thêm một số đối tác cung cấp khác như ở khu vực Nam Mỹ, Bắc Mỹ… để bổ sung và chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất cho công ty.

2.3.3.2 Áp lực cạnh tranh nội bộ nghành

Khi gia nhập nghành xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Châu Âu, công ty phải đối mặt với rất nhiều sự cạnh tranh trong nghành bao gồm: cạnh tranh giữa các công ty trong nước, các công ty ở Châu Âu, các công ty ở thị trường quốc tế đang xuất khẩu vào thị trường Châu Âu.

 Tình hình nghành:

+ Đối với các doanh nghiệp Việt Nam: theo số liệu của Bộ NN& PTNT thời gian qua, chế biến gỗ là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Cả nước hiện có 2.500 nhà máy CBG và XK đồ gỗ, với hơn 250 ngàn công nhân; trong đó có 600 DN XK đồ gỗ vào thị trường Châu Âu chiếm 24%trong tổng các công ty sản xuất đồ gỗ. Doanh thu XK đồ gỗ từ năm 2000 đến năm 2009 tăng 8 lần và riêng năm 2009 doanh thu XK đồ gỗ đạt 2,7 tỉ USD. Đầu năm năm 2010 đến nay, thị trường đồ gỗ ngoại thất đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại. 9 tháng đầu năm 2010, giá trị kim ngạch XK đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các thị trường trọng điểm của Châu Âu tăng nhanh; trong đó, Anh đạt 134 triệu USD (tăng 15,3% so với năm 2009), Đức: 76,7 triệu USD (tăng gần 24%), Pháp: 48,3 triệu USD (tăng 16%), Hà Lan tăng 13,6%, Italia tăng 25,5%, Thụy Điển tăng 19,8%...

Qua đó cho thấy, Châu Âu vừa là thị trường truyền thống vừa là thị trường trọng điểm của các DN CBG Việt Nam.

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 33

+ Đối với các công ty ở Châu Âu: Châu Âu là nhà nhập khẩu đồ gỗ hàng đầu trên thế giới, năm 2009 tổng kim ngạch nhập khẩu của 25 quốc gia thành viên Châu Âu là 24,731 tỷ EUR, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ trên thế giới. Không chỉ nhập khẩu, Châu Âu cũng là nước xuất khẩu gỗ và đồ gỗ hàng đầu thế giới và ngành công nghiệp gỗ của Châu Âu cũng rất năng động. Tổng số các công ty chế biến gỗ ở Châu Âu lên tới 122,000 công ty, trong đó có khoảng 39,000 công ty sản xuất gỗ, 83,000 công ty sản xuất đồ gỗ trong đó: 38,000 công ty sản xuất đồ gỗ nội thất và 45,000 công ty sản xuất đồ gỗ ngoại thất. (nguồn: http://www.tinkinhte.com)

Chính vì vậy mà sự chen chân của các công ty Việt Nam nói riêng và các công ty xuất khẩu vào thị trường Châu Âu gặp rất nhiều hạn chế.

+ Đối với các nước xuất khẩu vào thị trường Châu Âu: chủ yếu là khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Thứ nhất đối với khu vực Đông Nam Á, hiện Việt Nam đã vượt qua Thái Lan, Indonesia và các nước khác trong khu vực để cùng với Malaysia trở thành 1 trong 2 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất. Thứ hai, đối với thị trường xuất khẩu của Trung Quốc, hiện mẫu mã và kiểu dáng của đồ gỗ xuất khẩu có rất nhiều mặt hàng rất đa dạng và phong phú.

Đây cũng là một thách thức không nhỏ cho nghành xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói chung và công ty TNHH Hoàn Vũ nói riêng.

 Cấu trúc nghành:

+ Hiện các nhà xuất khẩu ở thị trường Việt Nam đa số họ có xu hướng theo cấu trúc phân tán. Tuy có nhiều doanh nghiệp tham gia vào nghành nhưng họ không tạo được ảnh hưởng với nhau, làm ăn theo kiểu mạnh ai nấy xuất khẩu dựa trên nguyên tắc kiếm lợi nhuận cá nhân.

+ Còn đối với các công ty ở Châu Âu hay các công ty trên thế giới mà có sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Châu Âu thì họ theo kiểu cấu trúc tập trung. Họ tập trung của các công ty lại tạo thành các Group, các liên minh, các cộng đồng để từ đó tạo được sự liên kết chặt chẽ trong xuất khẩu, để tạo nên một sức mạnh lớn trên thị trường.

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 34

Chính sức mạnh liên minh của các doanh nghiệp với nhau mà các công ty Việt Nam chưa làm được nên đây là một vấn đề khó khăn đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng cần giải quyết trong trong thời gian tới.

Chính những lý do trên mà khi gia nhập vào nghành các công ty Việt Nam cần phải có những kế sách phù hợp để sản phẩm gỗ của công ty có chỗ đứng trên thị trường Châu Âu.

2.3.3.3 Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn

 Sự hấp dẫn của nghành:

+ Tốc độ tăng trưởng: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest) dự báo kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2011 có thể chạm mức 4 tỷ USD. Một con số ấn tượng với tốc độ phát triển rất cao, khoảng 30%. Với tham vọng đạt tăng trưởng 35%/năm, ngành gỗ Việt Nam sẽ đạt mốc 7 tỷ USD vào năm 2020.

+ Ưu đãi về thuế: Hiện nay thị trường Châu Âu đang áp dụng mức thuế 0% đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vào thị trường này.

 Những rào cản: nhờ những rào cản khi gia nhập vào nghành như: sự bắt buộc nguồn nguyên liệu để sản xuất sản phẩm đồ gỗ phải có chứng nhận FSC – mà hiện nay nguồn nguyên liệu đang dần cạn kiệt, những quy định nghiêm ngặt của thị trường Châu Âu. Chính những rào cản đó mà đã hạn chế việc gia nhâp vào nghành.

Tuy có những rào cản nêu trên nhưng sự hấp dẫn của nghành quá lớn khiến hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ tiềm ẩn mà công ty đã phát hiện ra như:

 Những công ty hiện đang kinh doanh đồ gỗ bao gồm: đồ gỗ chạm khắc truyền thống, đồ gỗ nội thất hiện đang xuất khẩu vào thị trường Châu Âu hay các công ty cũng kinh doanh đồ gỗ nội thất nhưng còn đang ở thị trường trong nước như tập đoàn Hoàn Anh Gia Lai, công ty cổ phần Kỹ Nghệ gỗ Trường Thành…

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 35

 Các công ty đang kinh doanh trong các lĩnh vực các đồ dùng ngoại thất được làm bằng nhựa, inox… sắp tới có thể chuyển sang kinh doanh bên gỗ để mở rộng sản xuất.

 Các công ty đang trên đà phá sản hay làm ăn thua lỗ mà muốn chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh khác.

 Các công ty cũng trong nghành nhưng do quá nhỏ nên công ty không để ý và tới bây giờ thì đã lớn mạnh và có khả năng loại ta ra khỏi sân chơi trong nghành gỗ ngoại thất.

Hiện nay các đối thủ cạnh tranh này đang có ưu thế rất lớn về giá và được người tiêu dùng Châu Âu ưu chuộng. Nên áp lực từ đối thủ tiềm ẩn là rất lớn, công ty cần có sự nhìn nhận lại và đưa những chính sách để tạo được vị thế cạnh tranh cao trên thị trường này.

2.3.3.4 Áp lực sản phẩm thay thế:

Ngày nay, đa số người tiêu dùng thường có sở thích hướng ngoại vậy nên những sản phẩm đồ gỗ ngoài trời là sự lựa chọn của hầu hết người tiêu dùng Châu Âu nói riêng và người tiêu dùng thế giới nói chung.

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường còn có rất nhiều sản phẩm ngoài trời khác cũng đảm bảo những tính năng tương tự đồ gỗ như những sản phẩm bàn, ghế ngoài trời được làm bằng các vật liệu như nhựa, inox, thủy tinh… rất tiện cho việc sử dụng, được trang trí rất bắt mắt dễ thu hút được nhiều khách hàng trong tương lại. Cụ thể:

 Mây tre, liễu gai, cây gai, lá chuối, cói vẫn luôn là những nguyên liệu quan trọng, được dùng nhiều trong các kiểu trang trí ngoại thất tự nhiên và đương thời.

 Kim loại: Các đồ ngoại thất có kiểu dáng công nghiệp được làm từ kim loại như thép không gỉ, crôm, sắt trang trí, nhôm và đồng cũng rất phổ biến vì nó là yếu tố rất bắt mắt. Kim loại thường có kiểu dáng đơn giản và được kết hợp với nhựa hoặc thủy tinh.

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 36

 Thủy tinh: Thủy tinh màu, mờ, khói thuốc phổ biến hơn là thủy tinh trong. Thủy tinh cũng được sử dụng rất nhiều để kết hợp với các nguyên liệu khác làm bàn, tủ…

 Nguyên liệu mới: Đã có một số mặt hàng làm từ nguyên liệu mới xuất hiện trên thị trường: poly - cacbonnat trong, bóng hoặc nhiều màu và polyester tái chế được sử dụng nhiều trong các mặt hàng hiện đại.

 Vải: loại vải làm nền thường có một màu sáng tự nhiên, ngoài ra cũng có thể có một số hoa văn nhỏ, hoa văn hình học hoặc các hoa văn lớn đa sắc.

Hiện nay trên thị trường Châu Âu các sản phẩm thay thế này được người tiêu dùng chấp nhận rất cao. Theo thống kê, thị phần của các sản phẩm ngoài trời thay thế này chiếm 32% - đây là thị phần tương đối cao. Chính vì vậy, để giảm bớt áp lực của sản phẩm thay thế được nêu ở trên, Hoàn Vũ cần tăng cường công tác nghiên cứu để sản phẩm đồ gỗ của công ty có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng.

2.3.3.5 Áp lực khách hàng:

Sản phẩm gỗ của công ty Hoàn Vũ không phải là thương hiệu lớn trên thị trường xuất khẩu thế nên để xâm nhập vào thị trường xuất khẩu Hoàn Vũ chỉ còn cách là tham gia vào hệ thống phân phối của các nhà phân phối lớn và chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ khách hàng này, cộng với sự khó tính và những yêu cầu cao của thị trường Châu Âu (như: đòi hỏi chứng chỉ FSC, tính thân thiện với môi trường, yêu cầu về kiểu dáng mẫu mã rất khắc khe…). Đây là những áp lực thực sự lớn mà công ty phải đối mặt. Để hạn chế áp lực từ phía khách hàng công ty nên tìm kiếm thêm đối tác kinh doanh.

Tóm lại, trong năm áp lực của lực lượng cạnh tranh kể trên thì áp lực từ phía nhà cung cấp là áp lực lớn nhất, công ty cần phải tìm cách khắc phục ngay.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tại Công ty TNHH Hoàn Vũ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)