6 Kết cấu nghiên cứu của đề tài:
2.3.2.1 Nhân tố pháp luật:
Đối với chính phủ Việt Nam
Để khuyến khích các DN CBG xuất khẩu, từ năm 1998, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến xuất khẩu đồ gỗ và nhập khẩu nguyên liệu gỗ thô (Nghị định số 57/1998/ND - CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ; Quyết định số 65/1998/QD - TTg ngày 24/3/1998 của Thủ tướng chính phủ Thông tư số 122/1999/TT - BNN - PTLN ngày 27/3/1998 của Bộ NN & PTNT) để quản lý xuất khẩu đồ gỗ sản xuất từ gỗ tự nhiên và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu cũng như sử dụng tối ưu nguồn gỗ trồng. Thuế nhập khẩu đối với gỗ nguyên liệu là 0% (gỗ khúc, gỗ xẻ và gỗ ván) do Việt Nam được hưởng quy chế GSP và cho đến nay vẫn còn giữ những chính sách ưu đãi đó.
Đối với pháp luật Châu Âu:
Luật đất nước này quy định và kiểm soát rất chặt chẽ về nguồn gốc và tính hợp pháp của gỗ, vi phạm có thể bị trừng phạt. Ngày 3 - 3 vừa qua tại Hà Nội công tác về FLEGT có nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, đào tạo kỹ năng cho doanh nghiệp về thu mua lâm sản có nguồn gốc bền vững, không gây tác động xấu đến môi trường, tư vấn thủ tục xin cấp chứng chỉ FSC, cấm buôn bán lâm sản bất hợp pháp, trong đó có gỗ và sản phẩm từ gỗ. Vào Châu Âu, bắt buộc doanh nghiệp phải nộp tờ khai, chứng từ rõ ràng về tên, loại gỗ, quốc gia khai thác gỗ, cách thức khai thác…, tức là phải có chứng nhận FSC (Forest Stewardship Council) của Hội đồng quản lý rừng bền vững thế giới. Đặc biệt, các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này đều được hưởng mức thuế suất là 0%. Đây là một ưu đãi rất đặc biệt cho các doanh nghiệpViệt Nam xuất khẩu gỗ vào thị trường EU.
www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 30
Chính những điều kiện khắt khe như vậy mà đã làm cho công ty gặp nhiều lúng túng trong quá trình xuất khẩu.