Quy định của Ngân hàng TMCP Bảo Việt về cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn:

3.2.1. Quy định của Ngân hàng TMCP Bảo Việt về cho vay khách hàng cá nhân

Điều kiện vay vốn:BAOVIET Bank chỉ xem xét và quyết định cho vay đối với những khách hàng có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp với định hướng hoạt động tín dụng của BAOVIET Bank.

- Có dự án đầu tư/phương án kinh doanh/phương án phục vụ đời sống khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Có khả năng tài chính đủ đảm bảo thực hiện phương án kinh doanh, phương án phục vụ đời sống theo quy định của BAOVIET Bank.

- Đáp ứng các điều kiện trong các quy định cho vay của NHNN và thể lệ tín dụng do BAOVIET Bank ban hành.

Những nhu cầu vốn BAOVIET Bank không cho vay

BAOVIET Bank không cấp tín dụng cho các nhu cầu vốn sau đây:

- Mua sắm các hàng hoá tài sản hoặc chi phí để hình thành các tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

- Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. - Các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

- Cho vay đảo nợ chỉ được thực hiện sau khi NHNN có văn bản quy định và Hội đồng Quản trị BAOVIET Bankcó quyết định cho phép thực hiện.

Những khách hàng BAOVIET Bank không cho vay

44

đốc; Riêng Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh; Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh không được vay tại đơn vị mình phụ trách của BAOVIET Bank.

- Cán bộ, nhân viên của BAOVIET Banktrực tiếp thực hiện nhiệm vụ thẩm dịnh, xét duyệt cho vay không được vay tại đơn vị mình công tác.

- Bố, mẹ, vợ chồng, con của thành viên Hồi đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc.

- Doanh nghiệp hoạt động trong kinh doanh chứng khoán mà BAOVIET Bank nắm quyền kiểm soát.

Những khách hàng BAOVIET Bank hạn chế cho vay

BAOVIET Bank không cho vay không có tài sản bảo đảm, không cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau đây:

- Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại BAOVIET Bank, Thanh tra viện thực hiện nhiệm vụ thanh ta tại BAOVIET Bank, Kế toán trưởng BAOVIET Bank.

- Các cổ đông lớn của BAOVIET Bank (sở hữu tối thiểu 10% vốn điều lệ của BAOVIET Bank).

- Doanh nghiệp mà BAOVIET Bankđang nắm quyền kiểm soát. - Các khoản vay nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán.

Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại BAOVIET Bank

- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. - Thực hiện phân tích, thẩm định tín dụng. - Xét duyệt.

- Thực hiện giải ngân cho khách hàng. - Theo dõi, kiểm tra, thu hồi nợ vay.

Bƣớc 1: Tiếp nhận hồ sơ vay của khách hàng

Chuyên viên quan hệ khách hàng tiếp thị và tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng dịch vụ tín dụng và các dịch vụ khác có liên quan đến nhu cầu

45

khách hàng tại BAOVIET Bank. Tiến hành thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ khách hàng.

Bƣớc 2: Phân tích thẩm định tín dụng và định giá TSĐB

Chuyên viên QHKH tiến hành các công việc sau: - Thẩm định tư cách khách hàng.

- Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính đối với pháp nhân hoặc nguồn thu nhập đối với KHCN.

- Thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng.

- Thẩm định nhu cầu vay vốn và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. - Tính toán các chỉ tiêu tài chính để phân tích tình hình kinh doanh của khách hàng.

- Lập tờ trình cho vay.

Tổ thẩm định chi nhánh (hoặc tái thẩm định): - Tiến hành định giá tài sản đảm bảo.

- Lập biên bản định giá TSĐB

Bƣớc 3: Kiểm soát nội dung thẩm định

Trưởng phòng/quản lý cao cấp Phòng KHCN căn cứ vào tờ trình của chuyên viên QHKH đưa ra các ý kiến cá nhân, chấp thuận hay không chấp thuận đối với các khoản vay của khách hàng theo các điều kiện Chuyên viên thẩm định đề xuất, hoặc yêu cầu bổ sung thêm điều kiện. Sau khi có ý kiến trên tờ trình, chuyển toàn bộ hồ sơ khoản vay cho Ban Giám Đốc Chi nhánh.

Bƣớc 4: Phê duyệt

Giám đốc chi nhánh hoặc Tổng Giám đốc phê duyệt khoản vay tùy thuộc thẩm quyền:

-Giám đốc TTKD/Chi nhánh xét duyệt trong hạn mức được phân quyền (500 triệu).

- Giám đốc chi nhánh xem xét phê duyệt và trình cấp thẩm quyền các khoản vay vượt hạn mức.

- Bộ phận tái thẩm định xem xét món vay vượt hạn mức phê duyệt của Giám đốc chi nhánh.

46

Bƣớc 5: Tái thẩm định

Tái thẩm định thẩm định hồ sơ trong hạn mức của Tổng giám đốc.

Bƣớc 6: Phê duyệt thuộc hạn mức tín dụng Ban tín dụng Hội Sở, HĐTD, HĐQT

- Phòng tái thẩm định HO xét duyệt theo phân quyền trong mức phê duyệt của TGĐ. - Hội đồng tín dụng HO xét duyệt các khoản tín dụng trên hạn mức của TGĐ và nằm trong thẩm quyền của HĐTD HO.

- HĐQT xét duyệt các khoản cho vay vượt thẩm quyền phán quyết của HĐTD HO.

Bƣớc 7: Thông báo tín dụng

Chuyên viên QHKH/Tái thẩm định lập thông báo tín dụng kịp thời gửi khách hàng.

Bƣớc 8: Hoàn thiện và soạn thảo các thủ tục ký HĐTD, hợp đồng bảo đảm

Chuyên viên QHKH căn cứ ý kiến xét duyệt, chuyên viên khách hàng hoàn thiện các hồ sơ còn thiếu theo yêu cầu của cấp xét duyệt.

Chuyên viên tác nghiệp tín dụng soạn thảo HĐTD, thế chấp, cầm cố, bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba, các hợp đồng, chứng từ có liên quan khác, làm thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảmbảo.

Trưởng các đơn vị kinh doanh hoặc người được uỷ quyền ký HĐTD, Hợp đồng bảo đảm sau khi có đầy đủ chữ ký kiểm soát của cán bộ kiểm soát QL&HTTD.

Bƣớc 9: Giải ngân

Chuyên viên Tác nghiệp tín dụng thực hiện các hoạt động:

- Kiểm tra điều kiện giải ngân, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo phê duyệt.

- Lập và trình ký Khế ước/ Giấy nhận nợ khi hồ sơ vay hợp lệ, đầy đủ. - Nhập liệu, giải ngân vào tài sản khách hàng.

- Luân chuyển hồ sơ giải ngân cho Kế toán giao dịch Kế toán giao dịch thực hiện các nghiệp vụ sau:

47

- Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ nhận tiền vay, thực hiện hạch toán giải phát tiền vay chính xác

Bƣớc 10: Theo dõi/ kiểm tra và thu hồi nợ vay

Kiểm tra KH sử dụng vốn vay, sử dụng các dịch vụ khác tại BAOVIET Bank: Chuyên viên QHKH phối hợp chuyên viên Tác nghiệp tín dụng tiến hành kiểm tra sau khi giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, lập biên bản kiểm tra lưu hồ sơ tín dụng, kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý khi khách hàng không thực hiện các yêu cầu của NH.

Chuyên viên tác nghiệp tín dụng theo dõi lịch trả nợ của khách hàng, thông báo khách hàng trả nợ, gốc, lãi, lưu hồ sơ kiểm tra sau của khách hàng.

Tất toán khoản vay: Chuyên viên Tác nghiệp tín dụng thực hiện thanh lý HĐTD khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi.

Bƣớc 11: Đánh giá lại khoản vay và khách hàng

Chuyên viên QHKH và Chuyên viên Tác nghiệp tín dụng cùng thực hiện các công việc sau:

- Định kỳ rà soát lại các khoản vay, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng.

48

Bƣớc 12: Theo dõi và xử lý nợ quá hạn

Bảng 3.4.Hạn mức phê duyệt của các cấp lãnh đạo

Đơn vị: triệu đồng

Loại hình cáp tín dụng

Phê duyệt HMRRTD của Ban điều hành Phê duyệt HMRRTD tại ĐVKD TGĐ (thông qua HĐTD) TGĐ và GĐ Khối NHBL Khối NHBL GĐ Đơn vị Kinh doanh TP KHCN/ PGD Các khoản tín dụng có TSĐB (không có ưu đãi về bảo đảm tiền vay, ngòai mục 3 và 4 dưới đây)

10.000 5.000 3.000 500 0

Các khoản tín dụng không có bảo đảm đầy đủ bằng tài sản (toàn bộ hoặc một phần, ngoài mục 5 dưới đây)

3.000 2.000 0 0 0

Các khoản tín dụng có bảo đảm bằng giấy tờ có giá do Ngân hàng TMCP Bảo Việt phát hành

>40.000 40.000 20.000 2.000 500

Các khoản cho vay thấu chi có TSĐB Mức tối đa theo sản phẩm Mức tối đa theo sản phẩm 2.000 200 0

Các khoản cho vay thấu chi tài khoản lương đối với cán bộ nhân viên (không có TSĐB) Mức tối đa theo sản phẩm Mức tối đa theo sản phẩm 500 200 0

Nguồn: Phòng phát triển sản phẩm, Ngân hàng TMCP Bảo Việt

3.2.2. Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Bảo Việt

Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt:

49

3.2.2.1. Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn

Số lượng khách hàng cá nhân không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2012 là 12.323 khách hàng và đến hết năm 2013 số khách hàng đã tăng lên 13.102 người. Điều đó khẳng định sự tin tưởng của các cá nhân đối với ngân hàng và định hướng phát triển cho vay cá nhân của ngân hàng là đúng đắn. Trong đó, số KHCN vay vốn biến động theo xu hướng tăng dần. Cụ thể, số khách hàng cá nhân vay vốn năm 2012 là 975 người, tăng 18,35% so với năm 2012. Đến năm 2013, số lượng KHCN là 1.034 khách hàng, tăng 15% so với thời điểm cuối năm 2012, đến tháng 6 năm 2014 là 650 khách hàng.

Bảng 3.5. Số lƣợng khách hàng cá nhân qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu/Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 06/2014 Tổng số khách hàng vay vốn 825 796 975 1.121 1.305 Vay vốn tiêu dùng 650 590 776 852 993

Vay vốn kinh doanh 176 206 199 269 312

Nguồn: Phòng phát triển sản phẩm – Ngân hàng TMCP Bảo Việt 3.2.2.2. Doanh số cho vay

Để có cái nhìn cụ thể về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng, ta xem xét tình hình cho vay cá nhân của ngân hàng theo doanh số cho vay khách hàng cá nhân qua các năm so với tổng doanh số cho vay và theo tỉ lệ tăng trưởng cho vay.

50

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ dƣ nợ cho vay cá nhân

Nguồn: Phòng phát triển sản phẩm – Ngân hàng TMCP Bảo Việt

Qua bảng số liệu trên, có thể nhận thấy doanh số cho vay khách hàng cá nhân của BAOVIET Bank liên tục biến đổi, không ổn định. Cụ thể, doanh số cho vay KHCN năm 2011 là 883 tỷ đồng, giảm mạnh 364 tỷ đồng (tương đương giảm 41,22%) so với năm 2010. Doanh số cho vay KHCN năm 2011 giảm mạnh là do chính sách thắt chặt tiền tệ và quy định hạn chế tăng trưởng tín dụng và quy định hạn chế cho vay tiêu dùng của NHNN. Sang năm 2013, khi cho vay tiêu dùng đã được mở rộng, doanh số cho vay KHCN tăng 24,5% lên 1.358 tỷ đồng. Mặc dù chịu ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, có tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam tuy nhiên, doanh số cho vay KHCN tiếp tục diễn biến tăng. Doanh số cho vay năm năm 2013 của BAOVIET Bank là 1.358 tỷ đồng, tăng 1,24% so với năm 2012. Tính đến hết Quý II/2014, doanh số cho vay KHCN là 724 tỷ đồng, bằng 53,09% so với năm 2013.

Như vậy, biến động của doanh số cho vay khách hàng cá nhân nói chung và tập trung vào các khách hàng cá nhân tại BAOVIET Bank phù hợp với diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tới Việt Nam. Do kinh tế khó khăn, cầu giảm, nhu cầu chi tiêu hàng hóa, tiêu dùng cũng như đầu tư của khách hàng cá nhân giảm mạnh, tác động chung đến chính sách và hiệu quả ngân hàng bán lẻ của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và BAOVIET Bank nói riêng.

5,615 6,713 6,748 6,410 3,686 998 750 990 1233 634 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tháng 06/2014

51

3.2.2.3. Dư nợ cho vay

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chỉ tiêu dư nợ là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá về hoạt động cho vay mà bất kỳ ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển cần phải quan tâm.

Bảng 3.6.Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân

Đơn vị: Tỉ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 06/2014

Tổng dư nợ cho vay 5.615 6.713 6.748 6.410 3.686 Tổng dư nợ cho

vay cá nhân 998 750 990 1.233 634

Tỷ lệ dư nợ cá

nhân/Tổng dư nợ 17,77% 11,17% 14,67% 19,24% 17,20%

Nguồn: Phòng phát triển sản phẩm – Ngân hàng TMCP Bảo Việt

Theo bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ cho vay và dư nợ cho vay KHCN biến động theo xu hướng tăng giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 06/2014.

Dư nợ cho vay KHCN tại thời điểm 31/12/2013 là 1.233 triệu đồng, tăng 243 tỷ đồng so với cuối năm 2012 (tương đương mức tăng 24,5%). Tính đến tháng 06/2014, dư nợ cho vay KHCN là 634 tỷ đồng, bằng 51,4% so với cuối năm 2013. Bên cạnh đó, tỷ lệ dư nợ cá nhân/Tổng dư nợ cũng có biến động tăng dần. Tỷ lệ này từ 17,77% vào năm 2010 đã tăng đến 19,24% vào cuối năm 2013. Mặc dù tỷ lệ này còn thấp, tuy nhiên cho thấy sự chuyển hướng trong kinh doanh của BAOVIET Bank khi tập trung phát triển thêm về cho vay KHCN.

Tổng dư nợ ngày càng tăng với tốc độ tăng khá nhanh, để làm được điều này, Ngân hàng TMCP Bảo Việt phải thực hiện những phương pháp khuyến khích khách hàng vay vốn và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định khách hàng, thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, đảm bảo vốn ngân hàng được cho vay đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả..

Thông tin về dư nợ và dư nợ cho vay KHCN tính đến thời điểm 31/12/2013 của một số ngân hàng TMCP có vốn điều lệ bằng và lớn hơn không đáng kể so với BAOVIET Bank và vẽ biểu đồ so sánh sau:

52

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 3.2. So sánh dƣ nợ cho vay KHCN với các NHTM

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng

Thông qua biểu đồ trên, có thể nhận thấy tổng dư nợ và dư nợ cho vay KHCN tại BAOVIET Bank nhỏ hơn tương đối nhiều so với một số ngân hàng TMCP nhỏ có vốn điều lệ từ 3.000-4.800 tỷ đồng, điều này cho thấy công tác phát triển và hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của BAOVIET Bank chưa hiệu quả.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 3.3: So sánh tỷ lệ cho vay KHCN với các NHTM

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng

3,000 3000 4,800 3,000 6,410 29,513 37,558 13,867 1,233 6,723 7,801 3,224 - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000

BaoVietBank BacABank AnBinhBank PGBank

Vốn điều lệ Tổng dư nợ Dư nợ KHCN

19.236% 22.780% 20.771% 23.250% .000% 5.000% 10.000% 15.000% 20.000% 25.000%

53

Bên cạnh đó, tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN của BAOVIET Bank cũng thấp hơn so với các ngân hàng có số vốn điều lệ tương đương được so sánh. Theo đó, trong khi tính đến 31/12/2013, các ngân hàng BacABank, AnBinhBank và PGBank đều có tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trên 20% thì tỷ lệ này ở BAOVIET Bank chỉ là 19,24%. Điều này cho thấy, BAOVIET Bank chưa tập trung chú trọng phát triển mảng ngân hàng bán lẻ trong cơ cấu cho vay.

Một phần của tài liệu phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)