Kiến nghị với NHNN và cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 85)

7. Kết cấu của luận văn:

4.2.2.Kiến nghị với NHNN và cơ quan có thẩm quyền

NHNN là đại diện cho Nhà Nước trong lĩnh vực Ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các Ngân hàng, vì vậy NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.

NHNN cần thực hiện các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay KHCN nói riêng và hoạt động của Ngân hàng nói chung. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Cần có những văn bản cụ thể về đối tượng, loại hình cho vay tiêu dùng, tạo thành hàng lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng cho hoạt động này. Đối với các văn bản khác thì nên nghiên cứu kỹ tình hình thị trường và có những dự đoán chính xác xu hướng thay đổi của thị trường để ra những văn bản chính xác và áp dụng lâu.

NHNN cần có sự hỗ trợ trong việc phối kết với các Bộ, Ngành có liên quan trong hoạt động cho vay tiêu dùng để cho ra đời những thông tư liên bộ tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.

75

chính sách tiền tệ như: công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để hoạt động của các Ngân hàng thay đổi kịp với thị trường.

NHNN nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho các NHTM phát triển hoạt động của mình thông qua các biện pháp như: tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh cho các NHTM. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, những khóa học, những buổi nghe ý kiến của các NHTM về những văn bản chính sách mà NHNN đưa ra nhằm phổ biến những chủ trương mới của NHNN tới các NHTM và hoàn thiện những chủ trương này. Cử cán bộ của NHNN đi học ở các nước có hoạt động cho vay KHCN phát triển để học hỏi kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo vào điều kiện của Việt Nam.

76

KẾT LUẬN

Ngân hàng bán lẻ là một trong những lĩnh vực kinh doanh nhiều tiềm năng và cũng mang tính cạnh tranh rất gay gắt và quyết liệt tại Việt Nam. Đối với một thị trường mới nổi có nền kinh tế đang phát triển ổn định thời gian qua, đây không chỉ là thị phần nhiều cơ hội đối với các NHTM trong nước mà còn có sức hấp dẫn đối với nhiều tổ chức tín dụng và ngân hàng nước ngoài khi tiếp cận thị trường Việt Nam. Trong các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ, tín dụng cá nhân là sản phẩm mang tính cạnh tranh cao nhất, đòi hỏi các NHTM luôn phải tự nỗ lực để hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ của mình để có đủ khả năng cạnh tồn tại và phát triển trên thị thường.

Dù đã được thành lập được 6 năm, với định hướng ban đầu tập trung và phát triển hướng đến đối tượng khách hàng cá nhân, trong đó cho vay khách hàng cá nhân được coi là nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng và phát triển BAOVIET Bank về lâu dài, BAOVIET Bank trong những năm gần đây đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay KHCN và bước đầu đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BAOVIET Bank vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế. Những tồn tại, hạn chế này được thể hiện rõ khi thị phần và tốc độ phát triển cho vay khách hàng cá nhân của BAOVIET Bank có phần thua kém các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với vốn điều lệ tương đương.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tế hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt, với sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Vân Anh cùng với cán bộ tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng, tác giả đã đi vào phân tích và nêu ra những điểm tồn tại, hạn chế trong hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng. Qua đó, đưa ra các giải pháp tương ứng với từng nguyên nhân đã hạn chế sự phát triển cho vay khách hàng cá nhân của BAOVIET Bank thời gian qua, tác giả mong muốn những đóng góp của luận văn sẽ giúp BAOVIET Bank phát triển và mở rộng hiệu quả hơn nữa hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, giúp thương hiệu BAOVIET Bank có chỗ đứng trên thương trường và trở thành định chế tài chính hàng đầu về lĩnh vực bán lẻ tại thị trường Việt Nam trong tương lại không xa.

77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Văn Bạn, 2009. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

2. Nguyễn Duệ, 2001. Quản trị ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống Kê.

3. Phan Thị Thu Hà, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại.Hà Nội: NXB Thống kê. 4. Nguyễn Huỳnh Đức Huy, 2007. Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách

hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc doanh – Thành phố Hồ Chí Minh.

Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP .Hồ Chí Minh.

5. Huỳnh Nguyễn An Khang, 2009. Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. Luận văn thạc sỹ Kinh tế. Học viện tài chính. 6. Trần Hạnh Khôi, 2010. Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại

cổ phần Đông Nam Á. Luận văn thạc sỹ Kinh tế. Đại học kinh tế Quốc dân. 7. Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010

8. Fredric S.Mishkin, 1995.Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội: NXB Khoa học kỹ thuật.

9. Ngân hàng TMCP Bảo Việt, 2012, 2013, Quý II/2014, Báo cáo thường niên. Hà Nội.

10.Ngân hàng TMCP Bảo Việt, 2012, 2013, Qúy II/2014. Thuyết minh báo cáo tài chính đã được kiểm toán các năm 2012, 2013, Qúy II/2014. Hà Nội.

11.Peter S.Rose, 2001. Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính. 12.Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN về việc ban

hành quy chế cho vay của các TCTD.

13.Lê Minh Sơn, 2009. Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Luận văn thạc sỹ Kinh tế. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

14.Lê Trung Thành, 2002. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Trường Đại học Đà Lạt.

Một phần của tài liệu phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 85)