Cơ cấu bộ máy tổ chức và mạng lưới

Một phần của tài liệu phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 50 - 52)

7. Kết cấu của luận văn:

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức và mạng lưới

3.1.1. Quá trình hình thành phát triển

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) được thành lập ngày 11/12/2008 theo giấy phép hoạt động số 328/GP-NHNNcủa Thống đốc NHNN Việt Nam. Sự ra đời của BAOVIET Bank góp phần hình thành thế chân kiềng vững chắc giữa Bảo hiểm - Ngân hàng - Chứng khoán, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, toàn diện cho toàn hệ thống Bảo Việt.

Với các cổ đông sáng lập là Tập đồn Bảo Việt, Cơng ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Cổ phần Tập đồn Cơng nghệ CMC cùng một số cổ đông là các tổ chức có uy tín khác trong nước, BAOVIET Bank có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiến tiến và hiệu quả nhất để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho ngân hàng, tạo tiền đề để trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.

Với mục tiêu giúp khách hàng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng một cách dễ dàng và hiệu quả nhất, kể từ khi thành lập đến nay, bên cạnh việc phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống, BAOVIET Bank đã triển khai hiệu quả các sản phẩm liên kết Ngân hàng - Bảo hiểm (Bancassurance); Phát triển kênh phân phối điện tử với nhiều tiện ích và được khách hàng đánh giá cao. Thông qua việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ hiện đại, BAOVIET Bank khẳng định thông điệp “Là thành viên Tập đồn Bảo Việt, BAOVIET Bank góp phần mang đến cho khách hàng giải pháp tài chính tồn diện: Bảo hiểm - Đầu tư - Dịch vụ Tài chính.”

Vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng do các cổ đơng góp là 1.500 tỷ đồng. Vào ngày 26/05/2014 BAOVIET Bankđã được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.200 tỷ đồng. Phương án tăng vốn của BAOVIET Bank đã được NHNN chấp thuận.

39

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức và mạng lưới

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt có trụ sở chính đặt tại số 08 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vào thời điểm 30 tháng 06 năm 2014, Ngân hàng có mộtHội sở chính, và mười chi nhánh tại các tỉnh và thành phố trên cả nước. Trong đó, số lượng cán bộ nhân viên của Ngân hàng TMCP Bảo Việt là 1.500 người tính đến tháng 6/2014.

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Bảo Việt được chia làm các khối được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1.Sơ đồ hoạt động tại hội sở chính

Nguồn: Ban phát triển mạng lưới – Ngân hàng TMCP Bảo Việt

Đối với một doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng, mơ hình tổ chức đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp đó. Từ khi thành lập, Ngân hàng TMCP Bảo Việt đã được tổ chức theo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Tách bạch các chức năng quản lý rủi ro và tác nghiệp trong cơ cấu tổ chức; - Quản lý tập trung tại Hội sở chính;

40

Điều hành cao nhất là Hội đồng quản trị với sự hỗ trợ của Văn phòng Hội đồng quản trị và Các Ủy ban. Tổng giám đốc điều hành chung hoạt động của toàn hàng. Các khối chức năng bao gồm: Khối tác nghiệp, Khối KHDN, Khối Ngân hàng bán lẻ, Khối kinh doanh tiền tệ, Khối quản lý rủi ro, Trung tâm công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ Tổng giám đốc trong quá tình quản lý, điều hành. Dưới Hội sở chính là hệ thống mạng lưới các Chi nhánh.Tại đây, giám đốc chi nhánh điều hành và chịu trách nhiệm trước Ban điều hành về kết quả hoạt độngcủa Chi nhánh.

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ hoạt động tại chi nhánh

Nguồn: Ban phát triển mạng lưới – Ngân hàng TMCP Bảo Việt

Các hoạt động chủ yếu của chi nhánh gồm:

- Huy động vốn: chi nhánh huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ từ mọi nguồn vốn dưới các hình thức huy động:

- Hoạt động cho vay và đầu tư: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ; Tài trợ xuất khẩu, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu; Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những phương án, dự án lớn với thời gian hoàn vốn dài; Cho vay tiêu dùng và cho vay thấu chi.

- Hoạt động Bảo lãnh: bảo lãnh, tái bảo lãnh bao gồm: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thanh toán.

- Thẻ và ngân hàng điện tử:Phát hành và thanh toán các loại thẻ; Dịch vụ thẻ tiền mặt; Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.

- Các hoạt động khác: tư vấn đầu tư tài chính, khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, cho thuê tài chính.

41

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

3.1.3.1. Huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế, là nhân tố then chốt đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn lại càng quan trọng, nó chính là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động, quyết định quy mơ hoạt động tín dụng cũng như các hoạt động khác.

Bảng 3.1. Kết quả huy động vốn qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng Thời điểm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 06/2014 Huy động vốn cá nhân 3.579 4.025 4.782 5.694 6.203 Huy động vốn doanh nghiệp 4.442 5.298 5.310 7.607 7.010 Tổng số huy động vốn 8.021 9.323 10.092 13.301 13.213

Nguồn: Phòng phát triển sản phẩm, Ngân hàng TMCP Bảo Việt

Chịu tác động từ những diễn biến phức tạp của nền kinh tế và những thay đổi trong chính sách điều hành lãi suất huy động của NHNN, công tác huy động vốn cá nhân gặp rất nhiều trở ngại, lãi suất qua các năm liên tục giảm khiến việc tăng trưởng số dư huy động vốn thực sự khó khăn. Tuy vậy, đến 30 tháng 6 năm 2014, số dư huy động vốn tăng lên 13.213 tỷ đồng và trong năm 2013, huy động vốn của Khối Ngân hàng bán lẻ lúc cao nhất đạt 5.694 tỷ đồng.

Tuy số dư huy động vốn của khối KHDN còn khiêm tốn, nhưng trong bối cảnh suy thoái kinh tế, NHNN thực thi chính sách giảm lãi suất huy động, có thể nói, Khối KHDN đã có những thành cơng nhất định trong việc duy trì và phát triển các nguồn huy động truyền thống, đồng thời tuân thủ chặt chẽ các quy định của NHNN về trần lãi suất. Vào 30/6/2014 đạt 7.010 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 31/12/2013.

42 3.1.3.2. Tín dụng Bảng 3.2. Số liệu tín dụng Đơn vị: Tỷ đồng Thời điểm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 06/2014 Tín dụng cá nhân 998 750 972 1.152 1.401 Tín dụng doanh nghiệp 4.617 5.963 6.597 8.159 8.509 Tín dụng 5.615 6.713 7.569 9.311 9.910

Nguồn: Phòng phát triển sản phẩm, Ngân hàng TMCP Bảo Việt

Với chính sách hạ lãi suất huy động để giảm giá vốn vay khiến việc tăng trưởng tín dụng được thực hiện tốt hơn bao giờ hết. Theo đó, tại khối khách hàng cá nhân, với các chính sách cho vay ưu đãi mua nhà và các sản phẩm phù hợp với nhiều thành phần khách hàng, dư nợ đã tăng trưởng lần lượt là 972; 1.152; 1.401 tỷ đồng qua các năm 2012, 2013 và tháng 6/2014. Bên cạnh đó là dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng trưởng từ 6.597 năm 2012 và lên đến 8.509 tỷ đồng vào 30 tháng 6 năm 2014 do trong năm 2013 Bảo Việt đã thu hút được một số khách hàng lớn như: Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú, Công ty CP ĐT 135.v.v.. đấy là các cơng ty lớn có ảnh hưởng mạnh đến việc tăng trưởng dư nợ cho vay KHDN của Ngân hàng

3.1.3.3. Các dịch vụ tài chính khác

Doanh số tài trợ thương mại năm 2013 (L/C, nhờ thu, khơng tính chuyển tiền) đạt 674 tỷ đồng, giảm 53% so với năm 2012 và đạt 34% kế hoạch. Trong năm 2013, hoạt động tài trợ thương mại của khối khách hàng doanh nghiệp đã tăng trưởng khiêm tốn. Trong năm 2013, hoạt động này cũng bị ảnh hưởng do chủ trương hạn chế tăng trưởng tín dụng.

Bảng 3.3.Doanh số từ hoạt động bán bảo hiểm (Bancassurance)

Đơn vị: tỷ VNĐ Thời điểm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 06/2014 Bancassurance 6.3 8.8 11.10 18.90 10.23

43

Doanh số bán bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) phụ thuộc rất nhiều vào tăng trưởng tín dụng. Do tín dụng các năm gần đây tăng trưởng ổn định nên doanh số bán bảo hiểm cũng tăng dần, đến tháng 6/2014, doanh số bán bảo hiểm đã chiếm 60% so với 2013. Đây cũng là một nguồn thu nhập cho Ngân hàng TMCP Bảo Việt từ hoa hồng bảo hiểm.

Một phần của tài liệu phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)