Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh NHNo & PTNT Tràng An (Trang 97)

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.3.3.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần có biện pháp chỉ đạo thực hiện chế độ nghiệp vụ sát sao, các văn bản hướng dẫn thực hiện cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm, xử lý kịp thời những vướng mắc của Chi nhánh.

Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa kịp thời những sai sót.

Coi trọng công tác cán bộ, thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ trang bị kiến thức mới cho CBTD, quan tâm đến việc bố trí sắp xếp cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Chi nhánh.

Làm tốt công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro có sự liên lạc thường xuyên giữa thông tin phòng ngừa rủi ro với các Chi nhánh, hướng dẫn Chi nhánh thực hiện tốt công tác này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ việc đánh giá thực trạng cũng như những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó của công tác quản lý nợ xấu của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tràng An, chương 3 hệ thống những giải pháp có tính khả thi cho Chi nhánh Tràng An, đồng thời có những kiến nghị với Chính phủ, với NHNN và các Bộ ngành liên quan có những biện pháp hỗ trợ một cách hiệu quả công tác quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Tràng An.

KẾT LUẬN

Trước tình hình nợ xấu đang ở mức khá cao trong hệ thống Ngân hàng thương mại trong những năm qua, ngành Ngân hàng đã xác định một phương hướng hoạt động cơ bản trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 5% đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng được diễn ra an toàn. Không nằm ngoài xu hướng đó, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tràng An phấn đấu trong năm 2012, giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%, đồng thời tiếp tục xử lý nợ xấu đã phát sinh trong những năm trước đó để đưa tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể. Để làm được điều này cần có sự kết hợp của Chính phủ, NHNN và bản thân Ngân hàng từ việc đảm bảo các điều kiện và trong môi trường hoạt động tín dụng. Việc áp dụng các biện pháp nhằm giảm nợ xấu là yêu cầu tất yếu, góp phần vào sự phát triển chung của Ngân hàng nông nghiệp, giữ vững vị trí dẫn đầu trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kết hợp với tình hình thực tế tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tràng An, luận văn đã khái quát những vấn đề chung về nợ xấu, nghiên cứu thực trạng nợ xấu và công tác quản lý nợ xấu. Từ đó luận văn đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại Agribank Tràng An.

Với các nội dung đã đề cập trong luận văn, tác giả hy vọng sẽ đóng góp những ý kiến, giải pháp xử lý nợ xấu nói chung và giải pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tràng An nói riêng, góp phần vào việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ được NHNN Thành phố Hà Nội, NHNo & PTNT Việt Nam giao cho. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, do những hạn chế về

mặt thời gian cũng như hạn chế về kiến thức thực tế, trình độ chuyên môn khi thu thập và phân tích các số liệu nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn, các nhà nghiên cứu kinh tế, các thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp quan tâm đến lĩnh vực nợ xấu của hoạt động Ngân hàng để luận văn được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Tuấn Phương – Trưởng Khoa Sau Đại học Học viện Tài chính đã hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Tô Ngọc Hưng, (2000), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê.

2. Học viện Ngân hàng, (2001), Giáo trình tín dụng Ngân hàng”, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Peter S.Rose, (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

4. TS Trần Văn Hòe (2008), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. Nguyễn Đào Tố, “Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Tạp chí Ngân hàng, 03/2008. 6. Ths Nguyễn Khánh Ngọc, Ths. Nguyễn Thị Thúy, “Mô hình quản lý

rủi ro hoạt động hiệu quả tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”,

Thị trường tài chính tiền tệ, Số 14 ngày 15/7/2011.

7. Mai Tuấn Anh, “Một số suy nghĩ về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số 12 tháng 06/2011.

8. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng.

9. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.

10.Quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007 về việc ban hành quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 11.Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12

12.Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Tràng An từ năm 2009 đến năm 2011.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh NHNo & PTNT Tràng An (Trang 97)