Không ngừng nâng cao ý thức cũng như trình độ của cán bộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh NHNo & PTNT Tràng An (Trang 86)

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1.10.Không ngừng nâng cao ý thức cũng như trình độ của cán bộ

ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng

Có thể thấy một trong những giải pháp quan trọng nhất để phòng ngừa nợ xấu chính là bản thân mỗi cán bộ tín dụng. Việc Ngân hàng giao mức tăng trưởng tín dụng cho từng cán bộ tín dụng là một chính sách rất dễ gây rủi ro. Để chạy theo mức tăng trưởng tín dụng được giao cán bộ tín dụng có thể làm trái các quy định. Vì vậy để phòng ngừa rủi ro Ngân hàng không nên giao tăng trưởng tín dụng mà cần nâng cao chất lượng tín dụng. Một cán bộ tín dụng tuy không đạt được mức tăng trưởng tín dụng nhưng các khoản cho vay của cán bộ đó đều thu hồi đủ thì cũng cần có chính sách khuyến khích và phát huy.

Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực thẩm định đòi hỏi người cán bộ thẩm định phải được trang bị những kiến thức cơ bản về dự án, kỹ năng thẩm định và nắm được các quy định của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay khi mà hệ thống thông tin còn chưa phát triển và chưa có hệ thống tiêu chuẩn so sánh các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn tài chính của các dự án thì ngoài sự cố gắng của bản thân cán bộ tín dụng cần có sự kết hợp của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tràng An và sự quan tâm của Ngân hàng nhà nước. Do vậy nên có một số biện pháp sau:

Cán bộ thẩm định phải thường xuyên cập nhật những quy định của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đầu tư để bảo vệ lợi ích của mình trong các lĩnh vực thậm chí cả những lĩnh vực mà các Ngân hàng không có đủ khả năng chuyên môn để thẩm định như lĩnh vực kỹ thuật, xây dựng, môi trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh NHNo & PTNT Tràng An (Trang 86)