Công tác phòng ngừa nợ xấu phát sinh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh NHNo & PTNT Tràng An (Trang 63)

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.2.2.1.Công tác phòng ngừa nợ xấu phát sinh

đối với cả nền kinh tế nên Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tràng An luôn chú trọng đến công tác phòng ngừa nợ xấu phát sinh. Các biện pháp mà Chi nhánh đưa ra đã và đang phát huy hiệu quả, làm giảm nguy cơ rủi ro cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng.

Thứ nhất, về việc xây dựng và thực hiện quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng của Agribank được điều chỉnh theo Quyết định số 666/QĐ-HĐQT- TDHo ngày 15/6/2010 của Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (trước đó là Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002); và Quy định số 909/QĐ- HĐQT-TDHo về quy trình cho vay hộ gia đình, cá nhân nêu rõ trình tự, thủ tục của một bộ hồ sơ vay vốn, các phương thức cho vay, xử lý vốn vay. Thực hiện các giới hạn về an toàn tín dụng theo đúng quy định. Xác định giới hạn cho vay tối đa đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng khách hàng làm cơ sở mở rộng tín dụng và giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, đảm bảo các nguyên tắc:

- Phân định rõ chức năng và nhiệm vụ của từng cán bộ nhân viên. - Phân cấp, ủy quyền rõ ràng trong hoạt động tín dụng

- Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ trong xử lý từng món vay.

Thứ hai, về công tác giám sát hoạt động: Công tác giám sát hoạt động của Ngân hàng luôn tuân thủ theo nguyên tắc: đảm bảo tính khách quan, trung thực, thường xuyên và liên tục, bao trùm tất cả các hoạt động của Ngân hàng. Thường xuyên chủ động phân tích, đánh giá chất lượng các khoản vay để xác định chính xác thực trạng chất lượng tín dụng, từ đó sớm phát hiện các khoản nợ có vấn đề, hoặc có phát sinh nợ xấu thì xác định rõ nguyên nhân để có hướng giải quyết, đồng thời có những điều chỉnh kịp thời trong chính sách, quy trình tín dụng và các mặt hoạt động khác đảm bảo cho hoạt động kinh

doanh có hiệu quả. Đồng thời kết hợp với việc sắp xếp, bố trí, phân công công việc hợp lý nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của cán bộ tín dụng.

Song song với công việc đó thì công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tràng An cũng được thực hiện nghiêm túc và đồng bộ. Chính điều này đã giúp Chi nhánh phát hiện được các sai lầm từ phía Ngân hàng để phòng ngừa kịp thời.

Thứ ba, về công tác thu thập và xử lý thông tin dần được cải thiện. Thông tin thu thập từ nhiều nguồn: Trung tâm thông tin tín dụng, từ khách hàng, từ bạn hàng của khách hàng…việc phân tích đánh giá, phân loại và chọn lọc khách hàng đã được thực hiện nghiêm túc và mang lại những hiệu quả nhất định.

Thứ tư, chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, chủ động trong công việc của cán bộ tín dụng. Tại Chi nhánh, thường xuyên tập huấn cho cán bộ tín dụng cũng như cử cán bộ đi học tập nghiệp vụ tại các Trung tâm đào tạo, khóa học của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức...

Thứ năm, Chi nhánh cũng thường xuyên thực hiện việc kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Tại Chi nhánh, cán bộ tín dụng thường xuyên xuống các cơ sở sản xuất để kiểm tra tình hình sử dụng vốn có đảm bảo như trong phương án vay vốn không?

Thứ sáu, tài sản đảm bảo cũng được kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo cho giá trị tài sản đảm bảo được duy trì trong suốt thời gian vay vốn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

Thứ bảy, quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: áp dụng theo quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007 về việc ban hành

quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam của Hội đồng quản trị Agribank.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh NHNo & PTNT Tràng An (Trang 63)