Phân loại nợ xấu theo Thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh NHNo & PTNT Tràng An (Trang 59)

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1.1.Phân loại nợ xấu theo Thành phần kinh tế

Bảng 2.4: Phân loại nợ xấu theo Thành phần kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọngNăm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọngNăm 2010 Năm 2011

Tổng nợ xấu 15.9 44.9 13

Cá nhân 11.6 73% 10.7 24% 1.4 11%

Công ty cổ phần 0.3 2% 3.6 8% 1.2 10% Công ty TNHH 1.3 8% 18.1 40% 8.2 65% Doanh nghiệp nhà nước 0 0% 10 22% 0 0% Doanh nghiệp tư nhân 2.7 17% 2.5 6% 1.8 14%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Chi nhánh Tràng An năm 2009- 2010-2011)

Biểu đồ 2.2: Nợ xấu theo Thành phần kinh tế của Chi nhánh Tràng An

Năm 2009, năm thứ hai chuyển từ cấp II sang cấp I, trước đó Chi nhánh tập trung cho vay vào lĩnh vực cá nhân, tổng dư nợ xấu thành phần kinh tế này là 11.6 tỷ đồng chiếm 73% trên tổng nợ xấu. Nợ xấu của các thành phần kinh tế khác là khá thấp, và bằng 0 như đối với Doanh nghiệp nhà nước. Song bước sang năm 2010, Chi nhánh mở rộng đối tượng cho vay tạo ra một cơ cấu hợp lý nhằm góp phần làm tăng độ phân tán rủi ro cho Ngân hàng. Tuy nhiên cùng với việc mở rộng tín dụng, bên cạnh đó do ảnh hưởng của cuộc khủng

hoảng kinh tế thế giới làm cho nợ xấu tại Chi nhánh tăng lên một cách đột ngột. Đóng góp vào phần dư nợ xấu lên tới 44.9 tỷ đồng là khoản vay 10 tỷ đồng của Công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn) Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Cái Lân - Công ty con của Vinashin. Dư nợ của Cái Lân sau đó được cơ cấu, chuyển về Nợ nhóm 2, các Tổ chức tín dụng được loại trừ ra khỏi nợ xấu của mình. Vì vậy bước sang năm 2011, nợ xấu của Doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn không có trên Bảng cân đối của Chi nhánh mà tập trung vào Công ty TNHH, nợ xấu chiếm 65% tổng dư nợ xấu. Tuy nhiên việc tiết chế tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 2.25% như vậy vẫn ở mức có thể chấp nhận được.

Các khoản nợ của cá nhân, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân ở Ngân hàng không chiếm tỷ trọng cao cả về dư nợ lẫn tỷ lệ nợ xấu. Chứng tỏ Ngân hàng không chú trọng lắm đến việc mở rộng các khoản cho vay với thành phần kinh tế này. Tuy nhiên Ngân hàng cũng nên xem xét để khai thác tiềm năng từ thành phần kinh tế này và cần nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng để luôn hạn chế rủi ro và tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh NHNo & PTNT Tràng An (Trang 59)