Nguyên nhân gây ra nợ xấu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh NHNo & PTNT Tràng An (Trang 27)

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.2.5.Nguyên nhân gây ra nợ xấu

1.2.2.5.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn: Khi nền kinh tế đi vào suy thoái hay khủng hoảng, dẫn tới lưu thông hàng hóa, sức mua của người tiêu dùng và khả năng thanh toán của các chủ thể suy giảm. Thu nhập và lợi nhuận giảm khiến khả năng hoàn trả của khách hàng vay vốn suy giảm, nợ xấu Ngân hàng vì thế mà gia tăng…

Thứ hai, do các chính sách vĩ mô không phù hợp: Một chính sách vĩ mô không hợp lý ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp ngừng trệ, khả năng thanh toán suy giảm dẫn tới tình trạng chậm trễ hay không hoàn trả được các khoản nợ Ngân hàng. Với một chính sách kích thích mở rộng tín dụng quá mức có thể dẫn tới cho vay các đối tượng không hợp lý, và như vậy việc thu hồi gốc và lãi của các khoản tín dụng cũng khó khăn hơn.

Sự thay đổi chính sách và việc thiếu môi trường pháp lý như việc Nhà nước thay đổi địa giới hành chính các địa phương, sự sáp nhập hay tách ra của các Bộ, Ngành, Tỉnh, việc hạn chế hoặc cấm sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của Ngân hàng.

Thứ ba, do tính rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế:

Về phía Ngân hàng, với quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng nước ngoài, nếu không có tiềm lực tài chính và khả năng quản trị đủ mạnh sẽ bị giành giật

thị phần buộc phải chấp nhận những khách hàng có rủi ro cao hơn.

Mặt khác, với một nền kinh tế mở thì những biến động lớn về kinh tế, chính trị trên thế giới cũng có tác động sâu sắc tới quan hệ đối ngoại của một nước thể hiện thông qua cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái… tác động trực tiếp tới hàng hóa xuất nhập khẩu, lãi suất, mức cầu tiền tệ… Nếu nền kinh tế không đủ mạnh, có sức đề kháng yếu với những biến động xấu thì môi trường kinh doanh sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.

Thứ tư, quy trình phát triển của nền kinh tế mang tính chu kỳ: Thời kỳ thịnh vượng, kinh tế phát triển mạnh, doanh nghiệp sẵn sàng có khả năng chi trả. Lúc suy thoái, Doanh nghiệp thậm chí không trả được nợ quá hạn, gây ra nợ xấu.

Thứ năm, do các nguyên nhân bất khả kháng khác:

Tình hình chiến sự, bạo động trên thế giới như nội chiến ở LIBIA làm các Doanh nghiệp vay vốn trên thị trường xuất khẩu lao động bị thiệt hại nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, những ảnh hưởng bất lợi đột ngột từ môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, mất mùa… là những nguyên nhân bất khả kháng gây nên những chi phí ngoài dự kiến của Doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc kinh doanh cũng như lợi nhuận của Doanh nghiệp vì thế làm gia tăng các khoản nợ xấu cho Ngân hàng.

1.2.2.5.2. Nguyên nhân chủ quan

Về phía khách hàng

Đối với khách hàng vay vốn là cá nhân:

Do nguồn trả nợ của họ chủ yếu dựa vào lương. Vì vậy khi bị mất việc thì thu nhập của họ không đảm bảo để trả nợ. Hơn nữa do Ngân hàng chỉ dựa chủ yếu trên thông tin mà khách hàng khai để tính toán nên để vay được khách hàng có thể cung cấp thông tin không đúng về chi phí và thu nhập của

mình. Việc khách hàng gặp phải những đột biến trong cuộc sống và trong công việc cũng là nguyên nhân gây nên rủi ro. Ví dụ như họ phải đền bù những khoản tiền lớn hoặc phải sử dụng tiền cho người thân chữa bệnh...

Như vậy các nguyên nhân gây nên nợ xấu từ phía khách hàng là cá nhân có bản chất là làm thay đổi thu nhập cơ bản và ổn định của họ. Từ đó ảnh hưởng đến cam kết hoàn trả tiền cho Ngân hàng (bên cạnh rủi ro đạo đức).

Khách hàng là Doanh nghiệp:

Nguyên nhân gây ra nợ xấu là những nguyên nhân làm cho họ không đảm bảo trả nợ cho Ngân hàng.

- Thị trường đầu vào, đầu ra của sản phẩm có sự biến động: Giá cả đầu vào tăng, thời gian cung ứng chậm trong khi đó giá cả đầu ra giảm do xuất hiện các sản phẩm thay thế, sản phẩm bổ sung. Hoặc doanh nghiệp chỉ thực hiện cung cấp một số đoạn thị trường nhất định, chính sách bán hàng không phù hợp.

- Tài sản cố định hao mòn quá lớn hay hết thời gian khấu hao làm ảnh hưởng chất lượng và giá thành sản phẩm.

- Tài chính của nhiều doanh nghiệp không minh bạch gây khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá doanh nghiệp.

- Khách hàng kinh doanh thua lỗ do trình độ, năng lực quản lý kinh doanh của Doanh nghiệp còn yếu kém. Nhiều Doanh nghiệp tham gia kinh doanh quá nhiều mặt hàng, vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh vượt quá khả năng quản lý dẫn đến ứ đọng hàng hóa, kinh doanh thua lỗ, vốn bị thất thoát.

- Ngoài ra còn nguyên nhân là do chủ quan của người vay (cả cá nhân lẫn doanh nghiệp).

Nhiều trường hợp khách hàng có đủ năng lực tài chính để trả nợ nhưng vẫn không trả nợ Ngân hàng. Đó là hành động có chủ định lừa đảo để chiếm đoạt vốn của Ngân hàng, cố tình chây ỳ không thực hiện những cam kết trong

Hợp đồng tín dụng.

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích xin vay đã nêu trong phương án vay vốn. Nhiều khách hàng dùng tiền Ngân hàng quay vốn không đúng đối tượng kinh doanh hoặc xử lý vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản… nên đã không trả được nợ đúng hạn.

Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Thứ nhất, chính sách tín dụng không hợp lý: thể hiện ở các mục tiêu đầu tư tín dụng của Ngân hàng về tăng trưởng tín dụng, cơ cấu tín dụng không phù hợp. Mục tiêu tăng trưởng về tín dụng có thể gây sức ép làm cho việc đầu tư tín dụng của Ngân hàng chạy theo số lượng mà không đảm bảo chất lượng. Cơ cấu kinh tế là cơ cấu các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế; và nó tồn tại một cách khách quan vì vậy khi không nắm được nó sẽ làm cho cơ cấu tín dụng không phù hợp, do đó không tạo nên sự bền vững trong chất lượng tín dụng.

Thứ hai, chính sách theo dõi thông tin khách hàng và xếp loại khách hàng không đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Ngân hàng thiếu những chuẩn mực để đánh giá do đó thông tin không kịp thời, chưa có phân loại khách hàng, thiếu hệ thống phân tích, đánh giá khách hàng một cách đầy đủ, khách quan, đúng đắn.

Thứ ba, cán bộ Ngân hàng không coi trọng lợi ích của Ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng cũng như yếu kém trong năng lực, thể hiện:

Khi thẩm định dự án cho vay vốn, cán bộ tín dụng yếu về nghiệp vụ, khả năng phân tích báo cáo tài chính kém kết hợp với việc thiếu thông tin về khách hàng nên chưa đánh giá được đầy đủ về tính khả quan của dự án.

Cán bộ tín dụng câu kết với khách hàng để tìm cách rút vốn của Ngân hàng hoặc cán bộ tín dụng chỉ quan tâm tới yếu tố pháp lý mà không quan tâm tới hiệu quả của Ngân hàng. Vì vậy có thể dẫn đến việc cán bộ tín dụng cho

vay đối với những đối tượng đặc biệt không đúng quy định của luật pháp, cho vay đối với những lĩnh vực mà pháp luật cấm, móc ngoặc với khách hàng vay vốn, lập hồ sơ giả, vay ké…

Thứ tư, yếu kém hoặc không quan tâm thích đáng tới khâu giám sát tín dụng cả trước, trong và sau khi giải ngân khiến cho việc phát hiện chậm trễ hoặc không thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu có khả năng xảy ra nợ xấu của khách hàng.

Thứ năm, nguyên nhân từ phía bảo đảm tiền vay.

Bản chất của bảo đảm tiền vay, là công cụ bảo đảm cho việc thực hiện trách nhiệm trong quan hệ vay vốn giữa Ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên Ngân hàng thường coi trọng TSTC mà không quan tâm kỹ tới các điều kiện khác. Ngân hàng thường yên tâm với TSTC, cầm cố, bảo lãnh mà thiếu sự giám sát chặt chẽ đối với các khoản cho vay. Trong khi đó điều kiện đảm bảo tiền về tài sản không được duy trì phù hợp với cam kết trong hợp đồng tín dụng do quyền sở hữu về tài sản của khách hàng không hợp pháp hoặc không còn giá trị pháp lý, hay tính khả mại của tài sản bị giảm sút vì tác động của KHKT...

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh NHNo & PTNT Tràng An (Trang 27)