Chủ thể KTSTQ gồm hai cấp, ở cấp Tổng cục Hải quan là Cục KTSTQ, ở cấp cục hải quan địa phƣơng là chi cục KTSTQ. Khách thể của KTSTQ là các doanh nghiệp có thực hiện hoạt động XNK. Các cục hải quan địa phƣơng chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về hải quan thuộc phạm vi địa bàn quản lý hải quan của mình, do chi cục KTSTQ trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Hà Giang chỉ đƣợc phép thực hiện KTSTQ trong phạm vi địa bàn tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Nhƣ vậy, khách thể KTSTQ của chi cục KTSTQ chỉ
42
giới hạn là các doanh nghiệp có hoạt động XNK qua các cửa khẩu trên địa bàn hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.
3.2.2. Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan
Tại Chi cục KTSTQ, mỗi cuộc KTSTQ đều đƣợc thực hiện theo qui trình gồm 3 giai đoạn: trƣớc khi kiểm tra, thực hiện kiểm tra và kết thúc kiểm tra. Ba giai đoạn này, cơ bản đƣợc thực hiện theo các bƣớc qui định tại Qui trình KTSTQ ban hành kèm theo Quyết định số 3550/QĐ-TCHQ ngày 01/11/2013 của Tổng cục trƣởng TCHQ. Cả 3 giai đoạn này đều áp dụng cho cả Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan và tại trụ sở doanh nghiệp. Về cơ bản, nội dung các công việc của giai đoạn Trƣớc kiểm tra và Kết thúc kiểm tra đều giống nhau; giai đoạn thực hiện kiểm tra có cách thực hiện khác nhau giữa tại Trụ sở cơ quan và tại Trụ sở doanh nghiệp.
- Nhân sự cho mỗi cuộc kiểm tra:
+ Đối với kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan: Chi cục KTSTQ đã bố trí nhân sự thành 02 Tổ, mỗi tổ có 02 công chức do một lãnh đạo chi cục phụ trách.
+ Đối với kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp: nhân sự bố trí gồm từ 3 đến 5 công chức tham gia Đoàn kiểm tra của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang. Đoàn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp gồm 1 trƣởng đoàn và 02 thành viên hoặc 01 trƣởng đoàn + 01 phó trƣởng đoàn và 3 thành viên đoàn tùy thuộc vào thực tế quy mô, phạm vi cuộc kiểm tra mà Chi cục trƣởng Chi cục KTSTQ đề xuất Cục trƣởng Cục Hải quan Hà Giang xem xét phê duyệt. Nhân sự tham gia Đoàn phải đáp ứng yêu cầu đã đƣợc đào tạo về nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, đặc biệt chuyên môn nhƣ kế toán, kiểm toán và có kinh nghiệm trong việc dẫn chứng bằng tài liệu và đảm bảo nguyên tắc làm việc nhóm để thực hiện 1 cuộc KTSTQ, từ lúc thu thập thông tin đến khi kết
43
thúc kiểm tra cần có sự phát huy làm việc tập thể của các thành viên, việc trao đổi và thảo luận thông tin vụ việc dễ dàng và có sự phối hợp hiệu quả hơn trong công việc.
3.2.2.1 Giai đoạn Trước khi kiểm tra
Các công việc trong giai đoạn này bao gồm: thu thập, xử lý thông tin; xác định đối tƣợng kiểm tra và phạm vi kiểm tra; thu thập, phân tích thông tin về đối tƣợng kiểm tra đã đƣợc xác định.
- Thu thập, xƣ lý thông tin: thông tin đƣợc thu thập từ nhiều từ khâu thông quan, từ kết quả của một cuộc KTSTQ trƣớc đó, từ việc phối hợp với các lực lƣợng khác trong và ngoài ngành hải quan hoặc do lãnh đạo cấp trên chuyển xuống. Dữ liệu ban đầu cần có để phân tích thông tin đƣợc kết xuất từ các hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan (bao gồm: từ hệ thống thông quan tự động (VNNACS/VCIS), cơ sở dữ liệu quản lý giá tính thuế (GTT02), cơ sở dữ liệu về vi phạm hành chính về hải quan, kế toán thuế XNK. Sau khi tổng hợp lại các thông tin đã thu thập đƣợc, công chức thu thập thông tin tiến hành phân tích, xử lý theo từng lĩnh vực. Cụ thể: đối với lĩnh vực trị giá, tiến hành so sánh đối chiếu giá khai báo với dữ liệu giá tính thuế, với danh mục quản lý rủi ro về giá, với giá do đa số các doanh nghiệp khác kê khai đã đƣợc hải quan chấp nhận, với mức giá đã đƣợc hải quan cửa khẩu hoặc KTSTQ ấn định đối với doanh nghiệp khác, với giá bán trên thị trƣờng nội địa sau khi trừ các chi phí và lãi ƣớc tính, với mức giá ghi trên các chứng từ khác…
- Dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro, căn cứ vào các thông tin đã thu thập đƣợc, công chức KTSTQ sẽ xác định đƣợc đối tƣợng kiểm tra bao gồm lĩnh vực, mặt hàng sẽ đƣợc kiểm tra và lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra. Phạm vi kiểm tra đƣợc xác định gồm kiểm tra chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán có liên quan đến lĩnh vực, mặt hàng đã đƣợc xác định kiểm tra, nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Phạm vi về thời
44
gian kiểm tra đƣợc xác định không quá 05 năm kể từ ngày mở tờ khai hải quan đến ngày tiến hành KTSTQ.
Nhƣ vậy, Sản phẩm của giai đoạn này là đã xác định đƣợc đối tƣợng (Doanh nghiệp, hồ sơ) và phạm vi cần kiểm tra sau thông quan.
Ví dụ: Năm 2013, Chi cục KTSTQ đã xác định đƣợc danh sách các Doanh nghiệp cần kiểm tra (bao gồm tất cả hồ sơ có liên quan). Cụ thể:
Bảng 3.2 Danh sách Doanh nghiệp cần kiểm tra năm 2013
TT Tên doanh nghiệp
(mã số thuế, địa chỉ)
Mặt hàng Thời gian dự
kiến kiểm tra
1
Công ty Cổ phần Mangan Việt Bắc
MST: 5100335305; đ/c Tổ 2 thị trấn Việt Lâm – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang Nhập khẩu máy móc, thiết bị đầu tƣ tạo TSCĐ Quý I/2013 2
Công ty cổ phần Bitexco Nho Quế
MST: 5100232451; đ/c Số nhà 36, đường Lê Quý Đôn-thành phố Hà Giang
Nhập khẩu máy móc, thiết bị đầu
tƣ tạo TSCĐ
3
Công ty THHH 1 thành viên Song Anh
Mã số thuế: 5100279315; địa chỉ: xã Tân Quang- khu Vinh Quang - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang
Nhập khẩu phân đạm U rê
4
5
Công ty Liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên
MST: 5000230718; đ/c Khu công nghiệp Long Bình An – xã đội cấn- thành phố Tuyên Quang.
Nhập khẩu máy móc, thiết bị đầu
tƣ tạo TSCĐ Quý II/2013
6
Công ty Cổ phần Thiên Hàm
MST: 5100334502; đ/c Tổ 16 thị trấn Vị Xuyên – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang
Nhập khẩu máy móc, thiết bị đầu tƣ tạo TSCĐ
45
7
Công ty cổ phần công nghiệp &XNK lâm nghiệp tỉnh Hà Giang
MST: 5100309908; đ/c Lô 5 khu công nghiệp bình Vàng- huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang
Xuất khẩu Ván Bóc
8
Công ty cổ phần Giấy An Hòa
MST: 5000219471; đ/c thôn An Hòa- khu công nghiệp Long Bình An- thành phố Tuyên Quang Nhập khẩu máy móc, thiết bị đầu tƣ tạo TSCĐ Quý III/2013 9
Công ty cổ phần sông miện 5
MST: 5100253719; đ/c Số nhà 479, tổ 9 phường Nguyễn Trãi – Hà Giang
Nhập khẩu máy móc, thiết bị đầu tƣ tạo TSCĐ
10
Công ty cổ phần thủy điện Bát Đại Sơn
MST: 5100237354; đ/c Số nhà 182, đường Trần Hưng Đạo tổ 5 phường Trần Phú – Hà Giang
Nhập khẩu máy móc, thiết bị đầu tƣ tạo TSCĐ
11
Công ty TNHH 1 thành viên cửa nhựa cao cấp Hà Giang
MST: 5100332311; đ/c Số nhà 45A, đƣờng Lý Thƣờng Kiệt- phƣờng Minh Khai – thành phố Hà Giang
Nhập khẩu thanh
nhựa cao cấp PV Quý IV/2013
12
Công ty cổ phần Thủy điện Nậm Mu MST: 5100174626; đ/c thôn Tân Thắng- xã Tân Thành – Bắc Quang – Hà Giang Nhập khẩu máy móc, thiết bị đầu tƣ tạo TSCĐ
(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Hà Giang)
3.2.2.2 Giai đoạn 2- Thực hiện kiểm tra
Việc kiểm tra sau thông quan đƣợc tiến hành theo 2 loại: kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan và kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
46
- Việc kiểm tra đƣợc thực hiện tại trụ sở Chi cục Kiểm tra sau thông quan. Trên cơ sở Doanh nghiệp và hồ sơ đã xác định đƣợc tại giai đoạn trƣớc khi kiểm tra, tiến hành kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ trong hồ sơ hải quan, đối chiếu với các nội dung khai trong tờ khai hải quan. Tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể, từng loại hình XNK để kiểm tra sâu về trị giá tính thuế, thuế suất, xuất xứ, thanh toán qua ngân hàng...; các điều kiện đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế (miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế...); việc tuân thủ các quy định về chính sách quản lý hàng hoá XK, NK, quyền sở hữu trí tuệ…. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, nếu xét thấy cần thiết thì Chi cục KTSTQ sẽ yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Việc giải trình có thể đƣợc thực hiện trực tiếp tại trụ sở Chi cục KTSTQ hoặc bằng văn bản, do doanh nghiệp lựa chọn. Nếu giải trình trực tiếp tại trụ sở thì, sau khi kết thúc làm việc, công chức kiểm tra lập Biên bản làm việc ghi lại nội dung buổi làm việc đó. Biên bản đƣợc ký bởi đại diện doanh nghiệp và trƣởng nhóm công chức thực hiện kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra, Hải Quan Hà Giang:
- Đảm bảo việc tổ chức thực hiện KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan là đúng quy trình, đảm bảo chặt chẽ, khoa học. Doanh nghiệp không có khiếu nại, khiếu kiện. Kết quả KTSTQ là công bằng, khách quan và thuyết phục.
- Trong một số trƣờng hợp chi cục KTSTQ chƣa tiến hành điều, tra xác minh cụ thể tận gốc các vấn đề nghi vấn về giá xuất kho, hàm lƣợng các tạp chất (hàm lƣợng này khác nhau thì giá sẽ khác nhau) mà chỉ căn cứ trên thông tin sẵn có trên hệ thống và các chứng từ xuất trình. Mặt khác, một số doanh nghiệp lớn, đóng góp đáng kể số thu ngân sách tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang có thể gây ảnh hƣởng tới quá trình tổ chức KTSTQ, ở một góc độ nào đó có thể bị chi phối bởi lý do này.
47
Hàng năm , căn cƣ́ vào danh sách các doanh nghiê ̣p tro ̣ng tâm , trọng điểm, lƣ̣c lƣợng KTSTQ (Cục KTSTQ và các Chi cục KTSTQ ) phải kiểm tra sơ bô ̣ tất cả các hồ sơ hải quan, phân tích đánh giá, lƣ̣a cho ̣n các doanh nghiê ̣p có rủi ro cao hoặc có dấu hiệu vi phạm để lập danh sách KTSTQ tại trụ sở doanh nghiê ̣p.
Việc KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau: Bƣớc 1: Lập kế hoạch kiểm tra: Tùy từng vụ việc cụ thể, bản kế hoạch kiểm tra sẽ nêu cụ thể các nội dung công việc và cách xử lý đối với từng nội dung công việc đó. Đối với tất cả các cuộc kiểm tra thì nội dung cơ bản của kế hoạch kiểm tra gồm có: nội dung kiểm tra, phạm vi kiểm tra, thời gian kiểm tra, các công việc thực hiện trƣớc kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra, phân công nhiệm vụ… Bản kế hoạch kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp do đoàn kiểm tra lập và đƣợc ký bởi Trƣởng đoàn kiểm tra.
Bƣớc 2: Ban hành quyết định kiểm tra: Sau khi thực hiện các bƣớc công việc trên, đoàn kiểm tra sẽ soạn thảo quyết định KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp, trình ngƣời có thẩm quyền phê duyệt. Theo qui định, Cục trƣởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố là ngƣời có thẩm quyền ký các quyết định KTSTQ do Chi cục KTSTQ thực hiện.
Ví dụ: Chi cục KTSTQ đã tham mƣu Cục trƣởng Cục Hải quan tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định kiểm tra sau đây (Xem Phụ lục 2).
Bƣớc 3: Thực hiện kiểm tra tại doanh nghiệp:
Trƣớc khi tiến hành việc kiểm tra, trƣởng đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra, giới thiệu các thành viên trong đoàn kiểm tra cho ngƣời đứng đầu đơn vị đƣợc kiểm tra hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền hợp pháp tại trụ sở đơn vị đƣợc kiểm tra; đồng thời yêu cầu đơn vị đƣợc kiểm tra xuất trình, cung cấp các sổ sách, hồ sơ, chứng từ liên quan và chỉ định các cá nhân liên quan trực
48
tiếp đến nội dung kiểm tra, có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc với đoàn kiểm tra. Việc kiểm tra hồ sơ đƣợc thực hiện gồm các nội dung sau:
Một là, kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trung thực của hồ sơ hải quan lƣu tại đơn vị đƣợc kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ hải quan lƣu tại cơ quan hải quan của lô hàng XK, NK thuộc đối tƣợng kiểm tra;
Hai là, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế và thu khác; việc chấp hành chính sách quản lý hàng hoá XK, NK và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến lô hàng của đơn vị đƣợc kiểm tra;
Ba là, kiểm tra các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng, mặt hàng đang kiểm tra nhƣ chứng từ vận tải, bảo hiểm, giấy phép sử dụng…
Bốn là, kiểm tra chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính có liên quan đến lô hàng XK, NK;
Tất cả các công việc trên đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, thống kê, tính toán nhằm thẩm định tính chính xác và trung thực quá trình làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp.
Trong quá trình kiểm tra, các thành viên trong đoàn kiểm tra phải lập biên bản làm việc với doanh nghiệp. Tùy theo từng vụ việc cụ thể, việc lập biên bản đƣợc thực hiện đối với mỗi ngày làm việc hoặc đối với từng nội dung kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra nếu phát sinh vấn đề cần bổ sung hồ sơ hoặc cần có giải trình của doanh nghiệp thì đoàn kiểm tra lập văn bản yêu cầu đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể giải trình bằng miệng hoặc bằng văn bản. Nếu giải trình bằng miệng thì nội dung này sẽ đƣợc ghi lại cụ thể trong biên bản làm việc, nếu giải trình bằng văn bản thì văn bản đó sẽ đƣợc lƣu cùng với biên bản làm việc. Khi phát hiện các chứng từ, sổ sách, tài liệu có nội dung phản ánh hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp thì đoàn kiểm tra sẽ yêu cầu ngƣời có trách nhiệm của doanh nghiệp sao y bản
49
chính lại các tài liệu đó, ký xác nhận vào bản sao y để làm chứng cứ xử lý vi phạm sau này. Quá trình kiếm tra ở doanh nghiệp có thể thấy:
- Về cơ bản, hồ sơ, sổ sách và các chứng từ kế toán liên quan đến hàng hóa NK của doanh nghiệp đƣợc lƣu trữ đầy đủ.
- Qua kiểm tra vẫn phát hiện sai sót, dẫn đến phải truy thu do kê khai sai chủng loại, giá khai báo thấp so với giá ghi trên hợp đồng.
3.2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm tra
Đối với cả hai trƣờng hợp KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan và KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp, khi kết thúc công việc kiểm tra cơ quan hải quan đều phải lập Bản kết luận kiểm tra. Đối với kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan thì lập “Bản kết luận KTSTQ, kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan hải quan”. Đối với kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp thì lập “Bản kết luận KTSTQ, kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp”. Cả hai bản kết luận này đều phải thể hiện các nội dung cơ bản gồm: những công việc đã làm, kết quả, kết luận cụ thể về từng nội dung công việc; những nội dung doanh nghiệp đã thực hiện đúng, không sai phạm; những nội dung doanh nghiệp chƣa thực hiện đúng hoặc có sai phạm, cụ thể hành vi sai phạm, vi phạm qui định nào của pháp luật; số thuế nộp thiếu hoặc nộp thừa (nếu có); các nội dung chƣa thực hiện đƣợc hoặc chƣa hoàn thành, nguyên nhân; tinh thần, thái độ của doanh nghiệp và cán bộ hải quan trong quá trình kiểm tra; các kiến nghị. Bản kết luận này đƣợc ký bởi đại diện đƣợc ủy quyền của doanh nghiệp và trƣởng đoàn (trƣởng nhóm) kiểm tra, đƣợc đóng dấu của doanh nghiệp.
Sau khi kết thúc việc kiểm tra và lập bản kết luận KTSTQ, Tổ trƣởng KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc trƣởng đoàn KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp phải báo cáo toàn bộ diễn biến, kết quả cuộc kiểm tra với Cục trƣởng