Hiện nay chúng ta chỉ mới có những văn bản, quy chế hướng dẫn thực hiện cụ thể
nghiệp vụ bảo lãnh của các TCTD đối với KH. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các giao dịch ngày càng đa dạng và phức tạp vượt khỏi phạm vi quốc gia thì nhu cầu bảo lãnh ngày càng gia tăng. Điều này làm tăng rủi ro trong giao dịch bảo lãnh vì nếu chúng ta không có một văn bản luật cụ thể nào thì khi tiến hành giao dịch bảo lãnh với
đối tác nước ngoài, các ngân hàng phải dẫn chiếu luật của nước ngoài, các thông lệ
quốc tế để áp dụng. Việc này đôi khi gây thiệt hại cho phía Việt Nam, đặc biệt khi
chúng ta chưa hiểu chính xác về thuật ngữ và các điều khoản mà họ đã quyđịnh.
Chính vì vậy việc ban hành “Luật bảo lãnh ngân hàng” là cần thiết. Khi biên soạn và ban hành Luật này các cơ quan hữu quan cần có sự tham khảo các thông lệ tập quán quốc tế và có sự vận dụng linh hoạt vào điều kiện nước ta. Để Luật bảo lãnh sẽ là một vũ khí giúp các ngân hàng trong nước cũng như HDBank tự vệ khi tham gia giao dịch bảo lãnhđặc biệt là với các đối tác nước ngoài.
Ngoài ra cần chú trọng trình tự giao dịch nghiệp vụ bảo lãnh, các văn bản quy chế
của Ngân hàng về nghiệp vụ bảo lãnh thường chú trọng về thủ tục thế chấp bảo đảm và hầu như không đề cập đến yếu tố trình tự giao dịch. Từ đó các ngân hàng thực hiện theo cách thức, hiểu biết của mình tạo ra sự bất đồng bộ, khập khiễng trong giao dịch bảo lãnh giữa các ngân hàng.
b. Cần có một chuẩn mực chung trong kỹ thuật nghiệp vụ bảo lãnh.
Thực tế là các mẫu biểu cùng một loại bảo lãnh nhưng mẫu biểu của mỗi ngân hàng là khác nhau,cũng như trong các tài liệu liên quan do khách hàng đề nghị phát hành bảo lãnh (ví dụ: mẫu bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng trong hổ sơ mời thầu khác với các mẫu này của ngân hàng).
L WU L
Vì vậy trong các văn bản, quy chế điều chỉnh giao dịch bảo lãnh nên nêu ra các yếu tố quan trọng trong nội dung bảo lãnh và những mẫu bảo lãnh tiêu chuẩn riêng cho từng loại bảo lãnhđể từ đó tạo nên sự thống nhất trong giao dịch bảo lãnh, phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế. Tránh tình trạng “nội địa hóa” và “đơn giản hóa” giao
dịch bảo lãnh bằng những việc làm khá tùy tiện của các ngân hàng trong thời gian qua. Bên cạnh đó, các thông tư hướng dẫn cụ thể quy chế bảo lãnh của các ngành, đặc biệt là của NHNN cần được ban hành kịp thời. Các hướng dẫn này phải tạo được sự
hoàn chỉnh và thống nhất trong giao dịch bảo lãnh của toàn ngành Ngân hàng.
c. Tăng cường cơ chế kiểm tra, kiểm soát
NHNN cần quy định cơ chế kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng một cách cụ thể, hợp lý phù hợp với hoạt động đặc thù của ngành ngân hàng. Công tác kiểm tra tránh bị chồng chéo giữa
các cơ quan chức năng làm ảnh hưởng đến công tác phục vụ KH của ngân hàng.Đồng thời công tác kiểm tra kiểm soát phải thật minh bạch, rõ ràng, triệt để bài trừ nạn tham nhũng.
d. Có các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng nội địa:
Khi hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp trong nước nói chung đứng trước nhiều cơ hội và không ít thách thức. Với vai trò quản lý kinh tế, Nhà nước cần nâng
cao hơn nữa vai trò của các tổ chức, Hiệp hội để họ làm đại sứ liên hệ với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong việc hỗ trợ các ngân hàng trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong kinh doanh và quản lý.
Ngoài ra, khi thị trường tài chính ngân hàng có sự phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển này đòi hỏi nguồn cung cấp nhân lực rất lớn, nhất là nguồn nhân lực có kinh nghiệm làm việc và đáp ứng được nhu cầu mới.
L WV L
Để giải quyết được vấn đề này cần có sự nỗ lực của cả ba phía. Trong đó, quan
trọng nhất là những nhà tuyển dụng cần tham gia vào quá trình đào tạo, đưa lý thuyết gắn với thực tiễn, đưa ra những tiêu chuẩn, kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần ở người học để nhà trường biết và có cách giảng dạy phù hợp.Do đó, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải cân nhắc làm sao đểxây dựng chính sách đào tạo theo hướng kết hợp giữa chuẩn mực quốc tế với thực tiễn Việt Nam, tài liệu có tính cập nhật cao, chú trọng trang bị kỹ năng làm việc thực tế và mời các cán bộ làm việc trực tiếp tại các tổ chức tài chính ngân hàng lớn vềgiảng dạy, để học viên có thể tiếp cận vấn đề một cách bài bản, thực tế hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tóm lại, với vai trò bảo lãnh ngày nay dừng như không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là “giấy thông hành” cho hoạt động của doanh nghiệp.
Trên nền tảng định hướng phát triền của ngành ngân hàng nói chung và của HDBank nói riêng, cũng như xuất phát từ những khó khăn từ thực tế hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại HDBank, tác giả đãđưa ra hai nhóm giải pháp: một
nhóm để vận dụng cho nội bộ HDbank nhằm tháo gở những hạn chế nội tại, phát huy nội lực, học hỏi những kinh nghiệm từ thành tựu của ngân hàng khác và một nhóm giải pháp giải quyết những vướng mắc tồn tại chung trong hệ thống NHTM.
Từ đó giúp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng cho HDBank, mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho HDBank.
L WW L
KẾT LUẬN
Sau chặn đường 21 năm thành lập và phát triển – một chặn đường khá dài cho một doanh nghiệp, đến nay thương hiệu HDBank khá vững mạnh, là một ngân hàng phát triển bền vững.
Riêng đối với nghiệp vụ bảo lãnh, dù đạt được những thành tựu nhất định nhưng
vẫn có một số tồn tại. Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh giữa các ngân hàng gây gắt như hiện nay thì việc sớm nhìn nhận và có giải pháp khắc phục những nhược điểm từng bước hoàn thiện và đổi mới cho phù hợp nhu cầu khách hàng trở nên rất cấp bách.
Với mong muốn góp phần vào sự phát triển hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh tại HDBank, tác giả đi sâu nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận của nghiệp vụ này để hiểu thật rõ bản chất nghiệp vụ kết hợp phân tích đánh giá thực trạng hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh của HDBank từ đó đưa ra hai nhóm giải pháp, nhóm dành riêng cho HDBank và nhóm giải pháp về chính sách đối với các cấp, các cơ quan hữu quan để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng phát triển..
Tôi tin rằng những giải pháp đề ra ở Chương 3 đặc biệt là nhóm giải pháp áp dụng cho nội bộ HDBank sẽ sớm được Ban lãnh đạo HDBank xem xét và thực hiện, góp phần hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ bảo lãnh tại HDBank hiện nay.
L WX L
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. PGS.TS Mai Văn Bạn (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại,
NXB Thống Kê, Hà Nội.
2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê, TP.HCM
3. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao
Thông Vận Tải, TP.HCM.
4. PGS.TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao
Động Xã Hội, TP.HCM.
5. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống Kê, TP.HCM.
6. Lê Nguyên (1997), Bảo lãnh ngân hàng & Tín dụng dự phòng, NXB Thống Kê, TP.HCM.
7. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài
Chính
8. Nguyễn Trọng Thùy (2000), Bảo lãnh – Tín dụng dự phòng & những điều luật áp dụng, NXB Thống Kê, Hà Nội
9. Th.s Nguyễn Trọng Thùy (2009) Toàn tập UCP 600, NXB Thống Kê, Hà Nội
10. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại (Commercial Bank Management), NXB Tài Chính, Hà Nội
11. Bản cáo bạch chào bán trái phiếu dài hạn năm 2010 của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Phát Triển Nhà Thành Phố Hồ Chí Minh
12.Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009 của Ngân hàng Thương Mại Cổ
L XO L
13. Hồ sơ văn kiện đại hội cổ đông thường niên năm 2009 của Ngân hàng Thương
Mại Cổ phần Phát Triển Nhà Thành Phố Hồ Chí Minh
Các trang thông tin điện tử:
1. www.gov.org.vn: Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
2. www.sbv.gov.vn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3. www.hdbank.com.vn: Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Phát Triển Nhà
TP.HCM
4. www.dddn.com.vn: Diễn đàn doanh nghiệp
5. www.saigontime.com.vn: Thời báo kinh tế sài gòn
6. http://tuoitre.vn: Báo Tuổi trẻ
7. http://phapluattp.vn: Báo Pháp luật
8. http://www.tienphong.vn: Báo Tiền phong
L XP L
PHỤ LỤC 1
Một số ví dụ về rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng trong thời gian qua
Liên quan đến tranh chấp trong bảo lãnh ngân hàng,để có cái nhìn thực tế về bảo lãnh ngân hàng, tác giả đã sưu tầm và tổng hợp trên các thông tin đại chúng một số ví dụ điển hình như sau:
Kỳ án xuyên thế kỷ tại Cần Thơ 1996 - 2006 (Nguồn: tổng hợp trên các báo pháp luật ngày 27/03/2008, vietnamnet ngày 13/06/2006, 17/08/2006)
Năm 1995 qua thương vụ mua bán đường trả chậm với Công ty XNK tổng hợp Cần Thơ (Mekonimex), hai doanh nghiệp là Công ty XNK phía bắc - Hải Phòng và Công ty Cổ phần KD Bất động sản Hải Phòng (Vimproco) do ông Nguyễn Đình Chiến
làm đại diện nợ 43,8 tỷ đồng, hai bên thỏa thuận số nợ còn lại chưa thanh toán thì bên mua hàng phải chịu lãi theo thỏa thuận.
Một phần số đường doanh nghiệp do ông Chiến đại diện đổi lấy hàng gồm nhựa
đường, sắt thép, nguyên liệu hạt nhựa PP/PE các loại bán lại cho Công ty đầu tư phát
triển kinh tế Sóc Trăng (EIDC – do Lý Hóc Hỷ làm đại diện).
Khi mua hàng EIDC đã trình với ông Chiến thư tay của ông Lưu Khánh Vân – lúc đó là Phó Chủ Tịch tỉnh Sóc Trăng, thư của ông Huỳnh Văn Trí – lúc đó là bí thư
thị ủy thị xã Sóc Trăng giới thiệu Lý Hóc Hỷ là em nuôi và đề nghị giúp đở để xây dựng cơ sở hạ tầng tỉnh Sóc Trăng và bốn chứng thư bảo lãnh của Chi Nhánh Ngân Hàng Nhà Nước và Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Sóc
Trăng trị giá cam kết hơn 48 tỷ đồng và điều khoản thanh toán ghi rõ “đến hạn thnah
toán mà EIDC không thnah toán được thì ngân hàng sẽ trả thay và không viện dẫn bất cứ lý do gì chậm trễ quá 03 ngày”
Lý Hóc Hỷ cùng đồng bọn bỏ trốn ôm theo khoản tiền lớn để lại món nợ khổng lồ
cho các doanh nghiệp trong đó khoản tiền nợ 43,8 tỷ của hai doanh nghiệp ông Chiến
L XQ L
tháng, sau đó đến tháng 7/2006 tại Tòa Phúc Thẩm tòa án nhân dân tóa cao TP.HCM tuyên ông Chiến vô tội.
Ở đây đề tài không bàn về các chi tiết khác của vụ án này mà chỉ quan tâm đến bốn chứng thư bảo lãnh của ngân hàng, ngân hàng đã bội ước với doanh nghiệp dẫn
đến doanh nghiệp không trả được nợ và phá sản. Theo tình tiết của vụ án, ông Chiến là doanh nhân giỏi, hiểu biết, đã “đi trước người”, đã sử dụng công cụ tài chính trong kinh doanh nội địa là bán hàng trả chậm thông qua chứng thư bảo lãnh của ngân hàng. Tuy nhiên khi nhận các chứng thư này ông Chiến không biết rằng vị Giám đốc ngân hàng ký chứng thư vượt quá thẩm quyền.
Như vậy bài họcở đây là phía ngân hàng khi phát hành chứng thư phải thẩm định kỹ KH, phải yêu cầu KH có trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với đối tác bằng cách như: có tài sản đảm bảo cho bảo lãnh, có tỷ lệ ký quỹ phù hợp… và thực hiện đúng thẩm quyền, trách nhiệm của mình vì uy tín ngân hàng.
Về phía doanh nghiệp phải lưu ý thẩm quyền ký kết khi phát hành thư bảo lãnh của ngân hàng, có thể đề nghị ủy quyền ký kết của người ký trên chứng thư bảo lãnh mà mình nhận, thậm chí doanh nghiệp có thể lựa chọn ngân hàng uy tín mà mình tin
tưởng để tránh rủi ro đáng tiếc như trường hợp doanh nghiệp của ông Chiến nêu trên.
Vụ việc về Nhàmáy nước BOO Thủ Đức (TP.HCM) (Nguồn: báo tuổi trẻ)
Dự án đầu tư BOO Nhà máy Nước Thủ Đức có công suất 300.000 m3/ngày với tổng vốn đầu tư 1.547 tỉ đồng nhằm cung cấp nước sạch cho các quận 2, 7, 9, Thủ Đức và huyện Nhà Bè. Công ty cổ phần BOO nước Thủ Đức (TWD) là chủ đầu tư và Nhà
thầu Hyundai Rotem (HR) làm tổng thầu thiết kế, thi công theo hình thức “chìa khóa trao tay”. Dự án được khởi công ngày 30-9-2005 với tiến độ 22 tháng (dự kiến tháng 8-
2007) hoàn thành để phát nước. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng do HR nộp cho TWD trị
giá 5,7 triệu USD. Do nhà thầu thi công chậm tiến độ và TDW đã yêu cầu HR gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng trước ngày hết hạn 28 ngày, tuy nhiên HR đã không thực
L XR L
hiện nên TWD buộc phải thông báo cắt hợp đồng (theo thỏa thuận nêu trong hợp đồng nếu HR vi phạm hợp đồng thì TWD được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và nhà thầu phải trả lại vật tư thiết bị tài liệu mà chủ đầu tư đã thanht toán), tịch thu số
tiền bảo lãnh 5,7 triệu USD từ ngân hàng và được UBND TP.HCM chấp thuận. tranh chấp giữa TWD và HR vẫn chưa có kết luận cuối cùng
Rõ ràng bảo lãnh ngân hàng có vai trò quan trọng, các thương vụ lớn, các công trình xây dựng lớn mangtính đa quốc gia đều có bảo lãnh ngân hàng tham gia
Vụ việc của Công ty Xây dựng 384 (Nguồn : báo Tiền Phong ngày 29/01/2010)
Công ty Xây dựng 384 ứng cho Công ty cổ phần Thiết bị Xây Lắp Giao Thông
(địa chỉ 103E8 Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội) 3 tỷ đồng, để xây dựng một công trình giao thông. Đơn vị bảo lãnh thanh toán cho số tiền này là Chi nhánh Hưng
Yên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Thời hạn chứng thư bảo lãnh là một năm, ngày hết hạn là 28-1-2010.
Do đối tác không xây dựng công trình đúng tiến độ nên ngày 27-1-2010, Công ty Xây dựng 384 đã cử cán bộ đến Chi nhánh Hưng Yên Ngân hàng SHB để yêu cầu thanh toán bảo lãnh, song cán bộ có trách nhiệm ở đây không hợp tác, buộc phía Công ty Xây dựng 384 phải mời Công an địa phương có mặt đểchứng kiến. Đồng thời trước
đó, một cán bộ có trách nhiệm của phía Công ty cổ phần Thiết bị xây lắp giao thông đã
đến trụ sở Công ty Xây dựng 384, mượn chứng thư bảo lãnhđể “đi sao”, rồi bất ngờ xé bỏ văn bản này, tuy nhiên bản bị xé chỉ là bản sao. Công ty Xây dựng 384 đã trình báo
Công an địa phương sự việc này.
Hiện vụ việc đang được cơ quan điều tra hình sự của Quân đội thụ lý, tuy nhiên ở đây tác giả chỉ đề cập đến việc doanh nghiệp sử dụng công cụ bảo lãnh ngân hàng làm
sao để tránh được rủi ro cho mình vì chắc chán hiệu quả kinh tế mang lại cho doanh nghiệp từ việc thực hiện đúng giao dịch hợp đồng gốc cao hơn việc nhận thanh toán