Bước 1 Thẩm định và xét duyệt thư bảo lãnh:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố hồ chí minh (HDBANK) (Trang 68)

a1. Tiếp nhận hồ sơ phát hành thư bảo lãnh: CVQHKH tiếp nhận hồ sơ đề nghị phát hành thư bảo lãnh của KH. Tùy thuộc vào từng loại bảo lãnh cụ thể, CVQHKH kiểm tra bộ hồ sơ đầy đủ và yêu cầu KH bổ sung những hồ sơ còn thiếu.

a2. Phân tích, đánh giá lập báo cáo thẩm định phát hành thư bảo lãnh: Căn cứ vào từng loại bảo lãnh cụ thể và đề nghị phát hành thư bảo lãnh của KH, CVQHKH tiến hành thu thập các thông tin liên quan đ ến KH, yêu cầu bảo lãnh của KH và lập báo cáo thẩm định. Các thông tin cần thẩm định, đánh giá bao gồm:

Kiểm tra tính chân thực và phù hợp của hồ sơ tài liệu mà KH đề nghị bảo lãnh; Tư cách pháp lý, đặc điểm về tổ chức, điều hành sản xuất, kinh doanh của KH; Tình hình hoạt động , tài chính của KH;

Tính pháp lý, hiệu quả và khả thi của khoản bảo lãnh; Các rủi ro có thể xảy ra và các phương án hạn chế rủi ro;

Bước 1: Thẩm định và xét duyệt

Bước 3: Phát hành thư bảo lãnh

Bước 2:Hoàn thiện hồ sơ bảo lãnh và ký kết hợp đồng cấpbảolãnh

Bước 4: Quản lý, theo dõi hồ sơ

L TO L

Các biện pháp bảo đảm, tài sản bảo đảm và biện pháp quản lý tài sản bảo đảm bảo lãnh;

Số tiền, loại tiền, thời hạn và phí bảo lãnh;

Việc bảo đảm và chấp hành các quy định hiện hành khác của Pháp luật và của HDBank;

Các yêu cầu và vấn đề cần thiết khác liên quan đến khoản bảo lãnh.

Trường hợp KH ký quỹ 100% giá trị thư bảo lãnh, hoặc được đảm bảo bằng tài sản là sổ tiết kiệm, tài khoản tiền gửi tại HDBank thì không cần thẩm định tình hình tài chính của KH

a3. Kiểm soát việc thẩm định phương án bảo lãnh:Lãnh đạo Phòng KHCN, KHDN hoặc phụ trách bộ phận KHCN, KHDN thực hiện kiểm soát các thông tin trong báo cáo thẩm định của CVQHKH và yêu cầu CVQHKH điều chỉnh, bổ sung thêm các thông tin cần thiết, sau đó ghi ý kiến, ký vào báo cáo thẩm định và chuyển cho cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trưởng/Phó Đơn vị kinh doanh xem xét báo cáo thẩm định và phê duyệt đối với các khoản bảo lãnh thuộc phạm vi hạn mức phê duyệt của mình hoặc ghi ý kiến đề nghị trình lên cấp trên phê duyệt đối với các khoản vượt hạn mức.

a4. Tái thẩm định: Phòng Quản lý rủi ro Hội sở thực hiện việc tái thẩm định theo đúng chức năng nhiệm vụ của Phòng Quản lý rủi ro Hội sở, đưa ra ý kiến về khoản bảo lãnh và sauđó trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.

a5. Xét duyệt : Các cấp có thẩm quyền thực hiện việc xét duyệt khoản bảo lãnh. Cấp có thẩm quyền bao gồm: Hội đồng Quản Trị, Hội đồng tín dụng, Ban tín dụng Hội sở, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám Đốc phụ trách, Giám đốc/Phó giám đốc TTKD, Chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch với hạn mức theo quy định của Hội đồng quản trị phân cấpủy quyền của Tổng Giám Đốc

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố hồ chí minh (HDBANK) (Trang 68)