b1.Tăng cường chuyên môn nghiệp vụ cho Phòng pháp chế:
Phòng Pháp chế phụ trách kiểm soát tính pháp lý các sản phẩm, văn bản, mẫu biểu trước khi ban hành. Nhân sự hiện tại của Phòng pháp chế chủ yếu là chuyên về
Luật, vì vậy cần tăng cường thêm nhân sự về chuyên môn nghiệp vụcho bộ phận này
đặc biệt là về nghiệp vụ bảo lãnh, yêu cần của nhân sự này phải nắm rõ nghiệp vụ và
các quy định của pháp luật liên quan, không những trong nước mà cả thông lệ, Luật pháp Quốc tế để có thể lường trước những rủi ro khi ban hành mẩu biểu, xửlý tư vấn những trường hợp phát sinh sao cho giảm thiểu rủi ro pháp lý nhiều nhất.
Trong một tương lai không xa khi hội đủ các điều kiện, HDBank sẽ đượcđối tácở nước ngoài chấp nhận thì việc phát hành bảo lãnh ra nước ngoài sẽ rất cần người thông hiểu các thông lệ Quốc tế này.
b2. Thiết kế bộ sản phẩm bảo lãnh còn thiếu và Ban hành gấp các mẫu biểu còn thiếu:
HDBank cần ban hành gấp bộ mẫuthư bảo lãnh (của tất cả các loại bảo lãnh hiện
đang cung cấp) bằng tiếng Anh, cũng như bộ sản phẩm bảo lãnh cho KH thể nhân để đáp ứng yêu cầu của KH, cung cấp dịch vụ một cách toàn diện nhanh chóng, chuyên nghiệp và giảm thiểu rủi ro cho đơn vị kinh doanh.
Đặc biệt HDBank nên chú trọng việc cung cấp sản phẩm bảo lãnh trong giao dịch
nhà đất cho KH thể nhân như: bảo lãnh tham gia đấu giá, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh thanh toán tiền cọc, bảo lãnh thanh toán tiền mua… để bổ sung cho sản phẩm cho vay mua nhà vốn là sản phẩm truyền thống và thế mạnh của HDBank.
Một ví dụ thực tế là KH muốn mua nhà và thế chấp bằng chính căn nhà mua rất nhiều, tuy nhiên phát sinh nghịch lý là nhà chưa ra chủ quyền người mua thì chưa thế
L WQ L
Trong trường hợp này bảo lãnh thanh toán tiền mua sẽ giải quyết được vấn đề để người
bán yên tâm sang tên cho người mua vì đã có ngân hàng bảo lãnh thanh toán. Đương
nhiên trong bảo lãnh phải ghi rõ HDBank sẽ chuyển tiền thanh toán cho người bán sau
khi người bán sang tên giấy tờ sở hữu và người mua (KH) thực hiện đầy đủ thủ tục thế
chấpvay vốn theo quy định của HDBank. Do đó khi HDBank ban hành được bộ sản phẩm này sẽ vừa tăng được doanh thu phí bảo lãnh vừa tăng trưởng tín dụng.
b3. Thực hiện chính sách tín dụng thận trọng:
Các khoản bảo lãnh cần có mức ký quỹ và tài sản đảm bảo tương ứng hợp lý
(đương nhiên loại trừ trường hợp ưu đãi với KH tốt), để loại bỏ phần nào rủi ro lừa
đảo, gian lận. Việc cấp hạn mức bảo lãnh thực hiện theo đúng quy trình,đánh giá thẩm
định chặt chẽ, nhìn nhận rủi ro như của một khỏan vay để quản lý rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh tốt
b4. Nâng cao vai trò tư vấn khách hàng của CVQHKH và tăng cường công tác kiểm tra giám sát:
Khi nhận hồ sơ phát hành bảo lãnh của KH, ngoài những bước cần thiết theo quy trình, CVQHKH nên xem xét hợp đồng cơ sở (hợp đồng gốc) của bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnhđể tư vấn thêm cho KH các điều kiện thanh toán bảo lãnh phù hợp, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên vừa nắm rõ vấn đề tránh được rủi ro lừa đảo gian lận của KH cho ngân hàng.
Cũng như quản lý một món vay, CVQHKH và CVQL&HTTD cần thường xuyên theo dõi và thực hiện kiểm tra giám sát định kỳ hoạt động của KH để đảm bảo KH thực hiện đúng cam kết với đối tác và nắm bắt nhanh nhu cầu khác của KH để bán chéo sản phẩm. Điều này vừa đảm bảo chức năng tư vấn giám sát của ngân hàng và hạn chế rủi ro thanh toán bảo lãnh thấp nhất.
Ngoài ra bộ phận Kiểm Soát Nội Bộ của HDBank cũng cần kiểm tra chéo định kỳ, không định kỳ các khâu trong nghiệp vụ bảo lãnh để kịp thời phát hiện ra những sai phạm, những bất cập, chấn chỉnh kịp thời nhằm hạn chế rủi ro.
L WR L