Bảo lãnh là công cụ đôn đốc hoàn thành nghiã vụ giữa các chủ thể:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố hồ chí minh (HDBANK) (Trang 25)

Trong suốt thời gian hiệu lực của bảo lãnh, người thụ hưởng luôn có quyền yêu cầu ngân hàng phát hành thanh toán bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết bất kể mức độ vi phạm và thiệt hại của nó đối với họ; vì thế bên được bảo lãnh luôn bị áp lực của việc phải bồi hoàn bảo lãnh.Đồng thời việc thẩm định kiểm tra trước và sau khi cấp bảo lãnh cho bên được bảo lãnh, ngân hàng phát hành cũng có vai trò gián tiếp tạo áp lực giảm thiểu các vi phạm nghĩa vụ.

Trên thực tế khi ngân hàng thanh toán bảo lãnh thì bên được bảo lãnh sẽ phải trả lại cho ngân hàng, nếu quá thời hạn (thường khoảng 03 ngày làm việc) chưa thanh toán lại thì bên được bảo lãnh sẽ phải nhận nợ vay bắt buộc và chịu lãi suất phạt, ngân hàng sẽ được toàn quyền xử lý tài sản cầm cố, thế chấp… của họ để thu hồi nợ. Như vậy bảo lãnh có vai trò đốc thúc bên được bảo lãnh hoàn tất nghĩa vụ để bảo vệ quyền lợi của mình và uy tín giao dịch với ngân hàng phát hành.

Đối với bên nhận bảo lãnh (người thụ hưởng) vẫn mong muốn bên được bảo lãnh hoàn thành hợp đồng hơn là nhận tiền bồi hoàn do vi phạm bởi vì việc tìm một đối tác mới để thực hiện hợp đồng là tốn thời gian, chi phí và cơ hội kinh doanh.

d. Bảo lãnh là công cụ hạn chế rủi ro do thông tin bất cân xứng:

Trong kinh doanh, việc tìm hiểu đối tác là rất quan trọng, tuy nhiên vì những lý do như: khoảng cách địa lý, chi phí tìm kiếm thông tin lớn, tập quán kinh doanh khác nhau…. Do đó luôn tồn tại rủi ro về thông tin bất cân xứng, khi đó ngân hàng với uy tín và năng lực nghiệp vụ của mình phát hành bảo lãnh là công cụ hiệu quả để khắc phục nhược điểm này.

Trong các chức năng trên thì chức năng một và ba có quan hệ chặt chẽ với nhau vì bên được bảo lãnh luôn có một sự thúc ép thực hiện đúng hợp đồng nên càng làm tăng tính bảo đảm cho người thụ hưởng.

L V L

1.1.4.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hànga. Vai tròđối với nền kinh tế: a. Vai tròđối với nền kinh tế:

Bảo lãnh ngân hàng ngày càng trở nên đa dạng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc nội và thương mại quốc tế. Nó góp phần thúc đẩy sự hợp tác trên tất cả các mặt của nền kinh tế- xã hội đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động tín dụng thương mại giữa các đối tác, giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, tăng tốc độ luân chuyển các nguồn vốn đầu tư ở hầu hết các ngành, lĩnh vực: xây dựng, thương mại, tài chính…. Là một công cụ không thể thiếu trong nền kinh tế.

b. Vai tròđối với các chủ thể tham gia bảo lãnh:

b1. Ngân hàng (NHTM): xét về bản chất, bảo lãnh là một hình thứ tài trợ của

ngân hàng, qua đó KH có thể tìm được nguồn tài trợ mới, mua được hàng hóa hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi. Nó là hình thức tài trợ thông qua uy tín, ngân hàng không phải xuất tiền ngay mà được thu phí. Nguồn thu phí bảo lãnh góp phần gia tăng thu nhập ngoài lãi vay, đây là yếu tố mà NHTM luôn quan tâm và muốn đẩy mạnh. Ngoài phí, bảo lãnh còn giúp ngân hàng có thêm lượng tiền huy động giá rẻ có kỳ hạn xác định từ tiền ký quỹ bảo lãnh của KH. Bảo lãnh còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho ngân hàng, giúp ngân hàng bán chéo được sản phẩm khác như kinh doanh ngoại tệ, tư vấn, dịch vụ thanh toán…, giữ chân và thu hút thêm KH cũng như chứng minh uy tín khả năng tài chính, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của mình.

b2. Bên được bảo lãnh: là những KH sử dụng dịch vụ bảo lãnh của NHTM, bảo

lãnh ngân hàng có vai trò như là “giấy thông hành” trong các hoạt động mua bán trả chậm, nhờ nó mà họ được đối tác tin tưởng hơn, có được những điều kiện thuận lợi hơn như được chiếm dụng vốn từ người bán, được nhận tiềnứng trước hay được nhận hết tiền thanh toán của hợp đồng mà không phải giữ lại một số tiền cho nghĩa vụ bảo hành sản phẩm/công trình…

L W L

b3. Bên nhận bảo lãnh: có bảo lãnh ngân hàng giúp bên nhận bảo lãnh dễ tìm

kiếm đối tác hơn do hạn chế được rủi ro về thông tin bất cân xứng, hoạt động kinh doanh thuận lợi trôi chảy hơn và chính bảo lãnh ngân hàng tạo áp lực hoàn thành nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với mình. Tóm lại bảo lãnh ngân hàng có vai trò hạn chế được rủi ro kinh doanh cho bên nhận bảo lãnh

1.1.5 Phân loại bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng khá đa dạng, luận văn căn cứ vào các tiêu chí sau để phân loại bảo lãnh ngân hàng:

1.1.5.1. Căn cứ theo mục đích bảo lãnh:

Bảo lãnh ngân hàng có nhiều mục đích sử dụng, tùy theo loại rủi ro nào có thể phát sinh mà người ta dùng loại bảo lãnh nào, theođó bảo lãnhđược chia thành:

a. Bảo lãnh dự thầu (Tender Guarantee, Bid Bond):

Là cam kết của NHTM với bên mời thầu/chủ đầu tư để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của bên được bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu/chủ đầu tư hoặc đã trúng thầu nhưng từ chối ký hợp đồng thì NHTM bảo lãnh sẽ thực hiện thay.

b. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Guarantee):

Là cam kết của NHTM với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo hợp đồng/thỏa thuận đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng/thỏa thuận và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì NHTM sẽ thực hiện thay.

c. Bảo lãnh bảo hành (Maintenance Guarantee):

Là cam kết của NHTM với bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc bên được bảo lãnh thực hiện đúng các thỏa thuận về bảo hành sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm điều khoản bảo hành và phải

L X L

bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì NHTM sẽ thực hiện thay.

d. Bảo lãnh thanh toán (PaymentGuarantee):

Là cam kết của NHTM với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khiđến hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Bảo lãnh hoàn trả tiềnứng trước (Repayment Guarantee):

Là cam kết của NHTM với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiềnứng trước của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì NHTM sẽ thực hiện thay.

f. Bảo lãnh Hải quan (Custom Guarantee):

Là cam kết của NHTM với bên nhận bảo lãnh (Hải quan) để đảm bảo cho nghĩa vụ tái xuất hàng, nộp thuế và tiền phạt (nếu có) của bên được bảo lãnh. Trường hợp đến hạn tái xuất hàng hoặc hết thời hạn cho nợ tiền thuế mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì NHTM sẽ thực hiện thay.

Ngoài ra do bảo lãnh có nhiều mục đích sử dụng nên có rất nhiều loại bảo lãnh khác như bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh được tại ngoại chờ điều tra và phán quyết của tòa án…

1.1.5.2. Căn cứ theo phương thức phát hành bảo lãnh:a. Bảo lãnh trực tiếp (Direct Guarantee): a. Bảo lãnh trực tiếp (Direct Guarantee):

Là một bảo lãnh mà trong đó ngân hàng phát hành bảo lãnh chịu trách nhiệm bảo lãnh trực tiếp cho bên được bảo lãnh và bên được bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh. Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh ở nước ngoài thì sẽ phát sinh thêm ngân hàng ở cùng quốc gia với họ với vai trò là ngân hàng thông báo.

L PO L

Sơ đồ 1.1:Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp

(1) Biểu thị quan hệ gốc– quan hệ hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh

(2) Biểu thị quan hệ giữa bên được bảo lãnh và ngân hàng phát hành, trong đó bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh theođiều khoản của hợp đồng (3) Biểu thị quan hệ giữa ngân hàng phát hành với bên nhận bảo lãnh, ngân hàng chịu trách nhiệm bồi hoàn cho bên nhận bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.

b. Bảo lãnh gián tiếp (Indirect Guarantee):

Là một bảo lãnh mà trong đó ngân hàng bảo lãnh đã phát hành theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho bên được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng. Bên được bảo lãnh không chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành mà là chính ngân hàng trung gian chịu trách nhiệm bồi hoàn.

Khi bên nhận bảo lãnh không tin tưởng vào tiềm lực tài chính, uy tín của ngân hàng của bên được bảo lãnh nên muốn chỉ định ngân hàng phát hành phải là ngân hàng trong nước của mình hoặc ngân hàng mình biết, do đó nếu bên được bảo lãnh có quan hệ với ngân hàng được chỉ định đó thì bảo lãnh trực tiếp xảy ra, ngược lại thì phát sinh nghiệp vụ bảo lãnh gián tiếp.

Ngân hàng phát hành

Bên được bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh

(2) (3)

L PP L

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp

(1) Quan hệ hợp đồng gốc được ký giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (2) Bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chỉ thị cho ngân hàng phát hành phát hành cam kết bảo lãnh theo mẫu và những điều khoản, điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng gửi cho bên nhận bảo lãnh. Ngân hàng trung gian xem xét phát hành bảo lãnh đối ứng tương tự như xem xét phát hành bảo lãnh trực tiếp và bên được bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng trung gian.

(3) Ngân hàng trung gian đề nghị ngân hàng phát hành phát hành bảo lãnh, thông thường hai ngân hàng này có mối quan hệ đại lý. Ngân hàng trung gian bằng văn bản bảo lãnhđối ứng cam kết bồi hoàn cho ngân hàng phát hành nếu ngân hàng này thanh toán bảo lãnh.

Bảo lãnh đối ứng là cam kết của ngân hàng trung gian thanh toán cho ngân hàng phát hành khi ngân hàng này thực hiện đúng những điều khoản được quy định trong bảo lãnh đối ứng. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh đối ứng là thời hạn mà ngân hàng phát hành phải xuất trình yêu cầu thanh toán đến ngân hàng trung gian sau khi đã thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, do đó sẽ bằng thời gian hiệu lực của bảo lãnh chính cộng thêm từ ba (3) đến ba mươi (30) ngày.

(4) Ngân hàng Phát hành phát hành cam kết bảo lãnh chính, có thể gửi trực tiếp cho Bên nhận bảo lãnh hoặc gửi thông qua ngân hàng thông báo. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm thanh toán cho bên nhận bảo lãnh nếu họ xuất trình các chứng từ như quy định trong bảo lãnh.

Ngân hàng Trung gian

Bên được bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh Ngân hàng Phát

hành

(2) (4)

(3)

L PQ L

Trong nghiệp vụ bảo lãnh gián tiếp, Bên nhận bảo lãnh không có quan hệ gì và không có quyền yêu cầu ngân hàng trung gian thanh toán bảo lãnh và ngân hàng Phát hành cũng hoàn toàn không có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh bồi hoàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Công ty Vinacaphe xuất khẩu cà phê sang Đức. Nhà nhập khẩu yêu cầu phải có

bảo lãnh thực hiện hợp đồng do một Ngân hàng tại Đức phát hành.

Vinacaphe yêu cầu một Ngân hàng ở Việt Nam ra chỉ thị cho Ngân hàng tại Đức phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho người thụ hưởng là nhà nhập khẩu. Với bảo lãnh này, nhà nhập khẩu vừa được bảo vệ mình trước những rủi ro từ phía Vinacaphe và cả những rủi ro có thể từ phía Ngân hàngở Việt Nam.

c. Bảo lãnhgiáp lưng (Back- to-back Guarantee):

Bảo lãnh giáp lưng có vai trò của một người trung gian thực hiện hợp đồng thi công hay mua bán. Ví dụ bảo lãnh thanh toán giáp lưng: người bán hàng trung gian ký hợp đồng mua bán hàng cho người mua sau đó ký hợp đồng mua hàng với nhà cung cấp. Nếu cả hai hợp đồng đều quy định bảo lãnh, sau khi người bán hàng trung gian thụ hưởng một bảo lãnh thanh toán từ ngân hàng của người mua thì mới yêu cầu ngân hàng của mình phát hành một bảo lãnh cho người cung cấp hàng thụ hưởng để mua lô hàng và giao cho người mua ban đầu.

Khi sử dụng bảo lãnh giáp lưng thì các điều khoản phải phù hợp với các điều khoản của bảo lãnh chính.

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bảo lãnh thanh toán giáp lưng NH phát hành I NH thông báo I Người bán Người mua bán trung gian Người mua NH thông báo II NH phát hành II Bảo lãnh giáp lưng ?f·\‒\‹ ¡¡ ‒\‹‒\‹ ‒£·\f· ·£·\‒\‹ ¡¡£· \f·\‒\‹ ¡¡ Bảo lãnh Hợp đồng Hợp đồng

L PR L

d. Bảo lãnhđược xác nhận (Confirmed Guarantee):

Là một bảo lãnh ngân hàng được một ngân hàng khác xác nhận để bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng phát hành thư bảo lãnh (Ngân hàng được xác nhận). Trường hợp Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình như đã cam kết với bên nhận bảo lãnh thì Ngân hàng xác nhận sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho Ngân hàng bảo lãnh.

Sơ đồ 1.4:Sơ đồ xác nhận bảo lãnh (1) Hợp đồng gốc, là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh.

(2) Bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho đối tác trong hợp đồng gốc thụ hưởng.

(3a, 3b) Ngân hàng phát hành phát hành thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh và bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng xác nhận để đề nghị ngân hàng xác nhận phát hành thư xác nhận cho bên nhận bảo lãnh.

(4) Ngân hàng xác nhận phát hành thư xác nhận bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. Khi ngân hàng phát hành bảo lãnh vi phạm hợp đồng bảo lãnh, ngân hàng xác nhận bồi thường cho bên nhận bảo lãnh.

e. Đồng bảo lãnh (Syndicated Guarantee):

Là việc nhiều ngân hàng cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của KH thông qua một ngân hàng làm đầu mối. Ngân hàng đầu mối cấp bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh trên cơ sở yêu cầu của bên được bảo lãnh (KH) nhưng được chia sẻ nghĩa vụ bởi những ngân hàng khác - gọi là các ngân hàng đồng bảo lãnh. Nếu phát sinh nghĩa vụ thanh

Ngân hàng phát hành

Bên được bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh Ngân hàng Xác nhận

(1)

(2) (4)

(3a)

L PS L

toán bảo lãnh, các ngân hàng đồng bảo lãnh sẽ trả tiền theo tỷ lệ ghi trong hợp đồng đồng bảo lãnh.

1.1.5.3. Căn cứ theo tính chất của bảo lãnh:

a. Bảo lãnh trả ngay vô điều kiện (Demand Guarantee):

Là bảo lãnh mà việc thanh toán của nó được thực hiện ngay khi ngân hàng phát hành nhận được yêu cầu đầu tiên bằng văn bản của bên nhận bảo lãnh và xem đây như một lệnh thanh toán, không đòi hỏi phải có chứng từ kèm theo. Cần lưu ý là văn bản đòi tiền do bên nhận bảo lãnhđơn phương lập, không cần có sự xác nhận của bên được bảo lãnh hoặc của bên thứ ba nào khác. Ngân hàng phát hành không được viện dẫn bất cứ lý do nào liên quan đến hợp đồng gốc để trì hoãn việc thanh toán. Do đó, chỉ bên nhận bảo lãnh là có lợi thế tuyệt đối trong loại bảo lãnh này; còn đối với Ngân hàng và

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố hồ chí minh (HDBANK) (Trang 25)