Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố hồ chí minh (HDBANK) (Trang 38)

Đây là khoảng thời gian mà ngân hàng phát hành cam kết thanh toán bất cứ khi nào người thụ hưởng khi xuất trìnhđủ các điều kiện thanh toán. Quá thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, ngân hàng phát hành được miễn trách nhiệm bồi thường. Khi soạn thảo thư bảo lãnh, ta cần lưuý một số điểm về thời hạn hiệu lực của bảo lãnh như sau:

e1. Sự kiện bắt đầu hiệu lực bảo lãnh: Thời điểm bắt đầu hiệu lực bảo lãnh cần được xác định rõ ràng và cụ thể. Ví dụ: Bên bán sẽ không ký kết được hợp đồng nếu họ chưa mở một bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho bên mua là người thụ hưởng. Trong trường hợp này, thư bảo lãnh có thể được phát hành nhưng có điều khoản quy định

L QO L

rằng nó chỉ có hiệu lực khi nào bên bán nhận được hợp đồng đã ký, hoặc L/C đãđược mở. Tương tự, dạng thư bảo lãnh tiền ứng trước có thể có điều kiện quy định là bảo lãnh chỉ bắt đầu có hiệu lực khi bên bán nhận được tiềnứng trước của bên mua.

e2. Ngày hết hạn hiệu lực bảo lãnh là ngày cuối cùng ngân hàng tiếp nhận yêu cầu thanh toán của người thụ hưởng, ngày này cần phải quy định cụ thể rõ ràng, thậm chí ghi rõ giờ.

e3. Sự kiện chấm dứt hiệu lực bảo lãnh: Việc chấm dứt hiệu lực bảo lãnh thường dựa trên một sự kiện nào đó, ví dụ như:

Quá thời hạn hiệu lực của bảo lãnh; Hợp đồng gốc bị tuyên bố là vô hiệu. Bảo lãnhđược hủy bỏ có sự đồng ý của người thụ hưởng.

Khi người được bảo lãnh thực hiện xong nghĩa vụ của họ quy định trong hợp đồng gốc (hoàn thành công trình hay hoàn thành giao hàng).

Khi ngân hàng bảo lãnhđã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố hồ chí minh (HDBANK) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)