Qua phân tích các trường hợp rủi ro thanh khoản của một số NHTM trên thế
giới ta có thể rút ra một số bài học như sau:
Một là, vai trò ñặc biệt quan trọng của hệ thống quản lý rủi ro và kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong ngân hàng.
Hai là, duy trì các tỷ lệ ñảm bảo an toàn thanh khoản, ñặc biệt là tỷ lệ sử
dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và tỷ lệ cho vay các ngành kinh doanh chưa ñựng nhiều rủi ro.
Ba là, ña dạng hóa việc sử dụng nguồn vốn, tránh tình trạng tập trung vốn quá nhiều vào một ngành, một lĩnh vực. Ngân hàng cần phải ña dạng hóa danh mục của mình, phân bổ nguồn vốn cho các khoản mục một cách hợp lý nhằm ñảm bảo cả
hai mục tiêu an toàn và lợi nhuận.
Cuối cùng là, vai trò của Ngân hàng trung ương trong việc quản lý NHTM và các biện pháp ñối phó khi xảy ra khủng hoảng thanh khoản. Sự quản lý vĩ mô của Ngân hàng trung ương ñóng vai trò rất lớn cho sự ổn ñịnh, an toàn của cả hệ
thống, và Ngân hàng trung ương cũng là người ñưa ra các quyết ñịnh kịp thời nhằm
Kết luận chương 1
Vấn ñề thanh khanh khoản luôn là một vấn ñề trọng tâm của mỗi ngân hàng. Vì vậy việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách. Thiếu hụt thanh khoản hay dư thừa thanh khoản cũng ñều
ñem lại rủi ro cho hoạt ñộng ngân hàng. Do ñó, tùy vào từng thời kỳ, tùy vào ñặc
ñiểm, quy mô hoạt ñộng, năng lực quản trị và môi trường kinh tế vĩ mô mà ngân hàng có những sự lựa chọn về chiến lược và phương pháp quản trị cho phù hợp. Trong ñiều kiện suy thoái của nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, các NHTM Việt Nam ñã gặp những vấn ñề nhất ñịnh trong việc quản trị rủi ro thanh khoản. Vấn ñề này sẽñược chúng ta tìm hiểu ở Chương 2 và là tiền ñề cho những giải pháp, kiến nghịở Chương 3 nhằm góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TPHCM